Phát triển thị trường và đảm bảo cơ chế phối hợp trong hệ thống hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ nghèo

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 67 - 71)

thống hỗ trợ sinh kế bền vững cho các hộ nghèo

Phát triển thị trường: Phát triển thị trường là một yếu tố quan trọng để phát triển sản xuất hàng hóa, dịch vụ cho các chủ thể trong nền kinh tế nói chung, các hộ nghèo nói riêng. Do kinh tế thị trường là một nền kinh tế trong đó mọi việc sản xuất và tiêu dùng của các chủ thể trong xã hội đều phải thông qua thị trường, nên để đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo thì bên cạnh việc hỗ trợ sản xuất, cần phải hỗ trợ phát triển thị trường kể cả thị trường yếu tố sản xuất (đầu vào) và thị trường sản phẩm (đầu ra) để các hộ nghèo có thể duy trì sản xuất và tái sản xuất được liên tục.

Sự hỗ trợ phát triển này là cần thiết nhất là đối với người nghèo, hộ nghèo ở một nước còn mang nặng đặc trưng của nền sản xuất tự cấp tứ túc như CHDCND Lào, bởi vì chỉ khi có và phát triển các thị trường thì các chủ kinh tế mới có điều kiện tìm kiếm các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất của mình, mới xác định được sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai. Nhờ thị trường mà chủ hộ nhận biết để lựa chọn việc sinh kế cần đầu tư vào đâu, thời gian nào hoặc làm thuê công việc gì để có hiệu quả.

Khi đánh giá vai trò của thị trường, C. Mác khẳng định tiêu dùng quyết định sản xuất và sản xuất phải thông qua các khâu phân phối và trao đổi mới tới được tiêu dùng. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu về một sản xuất mới, do đó, nó là động cơ thúc đẩy sản xuất, động cơ này là tiền đề của sản xuất. Tiêu dùng tạo ra sự kích thích đối với sản xuất, nó cũng tạo ra vật phẩm tác động đến sản xuất khi xác định mục tiêu của sản xuất. Tiêu dùng tạo ra những đối tượng

của sản xuất dưới một hình thức chủ quan. Không có nhu cầu thì không có sản xuất. Nhưng chính tiêu dùng lại tái sản xuất ra nhu cầu [75, tr.865]. Quan hệ giữa sản xuất và tiêu dùng tất yếu phải thông qua thị trường dưới dự dẫn dắt của hệ thống giá cả thị trường. Nếu giá cả một sản phẩm nào đó tăng lên thì thị trường phát tín hiệu cần mở rộng quy mô sản xuất loại sản phẩm này; và ngươc lại khi giá cả giảm xuống thì việc sản xuất cần phải thu hẹp hoặc chuyển sang sản xuất loại sản phẩm khác đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường, do các yếu tố sản xuất có quan hệ khăng khít với nhau và việc tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ phải có sự hỗ trợ, kết nối của các thị trường khác, nên phát triển đầy đủ, đồng bộ các loại thị trường là rất cần thiết cho đảm bảo kích thích, duy trì hoạt động SKBV của các hộ nghèo. Phát triển đồng bộ các loại thị trường là sự ăn khớp giữa các thị trường về loại hình, trình độ phát triển và quy mô, tạo nên hoạt động nhịp nhàng của hệ thống thị trường và nền kinh tế quốc dân. Sự đồng bộ của thị trường trước hết là hệ thống thị trường yếu tố sản xuất và hệ thống thị trường hàng hóa và dịch vụ, với đầy đủ các loại hình gồm thị trường vốn, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, thị trường lao động, thị trường khoa học, công nghệ, thị trường đất đai, thị trường trong nước và thị trường quốc tế v.v... Các thị trường này vừa độc lập vừa phụ thuộc lẫn nhau.

Về nguồn gốc, các loại thị trường này tất yếu được hình thành và vận hành nền kinh tế dưới tác động của các quy luật khách quan, mà Adam Smith (1766) gọi là “Bàn tay vô hình”. Đó là cơ chế tự vận hành nền kinh tế. Tuy nhiên, đối với một nước mới ở giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường như CHDCND Lào thì vai trò “bà đỡ” của Nhà nước là rất quan trọng để các thị trường được sớm hình thành và phát triển. Thêm vào đó, nhà nước còn phải hỗ trợ, quản lý thị trường, ngăn ngừa, khắc phục những “thất bại của thị trường” để đạt được hiệu quả, hướng hoạt động của các chủ kinh tế vào thực hiện các mục tiêu nhà nước đã lựa chọn.

Đảm bảo một cơ chế phối hợp trong hệ thống đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo: Đảm bảo SKBV ở CHDCND Lào không chỉ với mục tiêu vì lợi ích của hộ nghèo mà còn vì lợi ích chung của toàn xã hội với lựa chọn đích hướng đến là xây dựng thành công xã hội XHCN trên đất nước Lào. Giải quyết vấn đề SKBV đã được xác định là nhiệm vụ cốt lõi, thường xuyên trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào. Từ lý luận và thực tiễn giải quyết vấn đề SKBV cho các hộ nghèo của nhiều nước trên thế giới và vận dụng vào thực tiễn ở Lào cho thấy Nhà nước phải là một cơ quan quản lý có chức năng xã hội không chỉ trong việc ban hành và thực thi các chính sách đối với hộ nghèo, mà còn trong việc đảm bảo một cơ chế phối hợp trong hệ thống chính trị, phối hợp giữa Nhà nước và các tổ chức kinh tế, xã hội trong đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Chỉ có đảm bảo duy trì thường xuyên cơ chế phối hợp này mới nâng cao được tính trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị và trách nhiệm của cộng đồng dân, mới có thể thu hút được các nguồn lực từ sự tham gia của toàn xã hội, cộng đồng doanh nghiệp ở trong nước và của cộng đồng người Lào ở nước ngoài, đồng thời tranh thủ được sự hỗ trợ, chia sẻ của các nước, các tổ chức quốc tế để thực hiện thành công mục tiêu này của quốc gia.

Nội dung này bao gồm đảm bảo cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống chính trị, phối hợp giữa nhà nước và các doanh nghiệp, nhà nước với cộng đồng dân cư trong và ở nước ngoài, giữa nhà nước với các nước và các tổ chức quốc tế trong thực hiện các giải pháp đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên toàn quốc và trên từng địa bàn thuộc các cấp tỉnh, huyện...

Cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong toàn bộ hệ thống chính trị nhằm đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo bao gồm tổng thể các cơ quan, tổ chức nhà nước, đảng phái, đoàn thể xã hội, nói chung là các lực lượng tham gia, và mối quan hệ giữa các lực lượng đó, chỉ phối sự tồn tại và phát triển đời sống chính trị của một quốc gia, thể hiện bản chất của chế độ chính trị của

quốc gia, con đường phát triển của xã hội. Cơ chế đó bao gồm các thiết chế mang tính chất hoàn toàn, thuần tuý chính trị như đảng, nhà nước và những tổ chức chính trị, xã hội không hoàn toàn, thuần tuý chính trị, có tính chất là những đoàn thể tập hợp các tầng lớp, bộ phận dân cư theo giới, lứa tuổi, nghề nghiệp... Về bản chất, hệ thống này có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó với đường lối, chính sách của quốc gia, nó là sự tác động trực tiếp của các thiết chế đó lên đường lối, chính sách của quốc gia, tác động về tư tưởng, ý thức hệ lên các tầng lớp dân cư, giai cấp khác nhau đang tồn tại trong xã hội, bảo đảm thực hiện các lợi ích chính trị của tầng lớp cầm quyền và ở những mức độ nhất định khác nhau cả nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội. Ngoài đảng và nhà nước, trong hệ thống chính trị còn có các tổ chức chính trị - xã hội như hội nghề nghiệp, tổ chức hội của câc doanh nghiệp, tổ chức công đoàn, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, hội phụ nữ,... Các hội này được ra đời, tồn tại trực tiếp từ nhu cầu tập hợp, những bộ phận dân cư nhất định nhằm theo đuổi những lợi ích trực tiếp mà trước hết là về kinh tế, xã hội. Trong tổng thể các thiết chế này, nhà nước đóng vai trò trụ cột, công cụ chủ yếu, các chính đảng giữ vai trò là lãnh tụ chính trị, bộ tham mưu của các bộ phận dân cư mà chính đảng là người phát ngôn, nói tiếng nói phản ánh lợi ích của bộ phận dân cư đó. Việc phối hợp với các tổ chức này không chỉ tạo điều kiện làm tăng tính trách nhiệm xã hội của mỗi tổ chức, mà còn tạo thêm các điều kiện cần thiết cho quá trình đảm bảo SKBV của các hộ nghèo trên địa bàn. Trong cơ chế đó, sự phối hợp giữa nhà nước và doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và các hộ nghèo trong đảm bảo SKBV có tầm quan trọng đặc biệt.

Cơ chế phối hợp giữa nhà nước với các nước và các tổ chức quốc tế trong thực hiện các giải pháp đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. được thể hiện trong các quan hệ đối tác giữa nhà nước với các nước và các tổ chức tài trợ quốc tế trong khuôn khổ dự án và chương trình mục tiêu quốc gia về GNBV. Ví dụ chính phủ CHDCND Lào đã có cơ chế phối hợp trong các mối quan hệ

đối tác tại các chương trình giảm nghèo quốc gia, chương trình và sáng kiến giảm nghèo của tỉnh với Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Tổ chức OXFAM, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Thụy Sỹ (SDC), các tổ chức phi chính phủ (NGO)... Cơ chế phối hợp với các tổ chức này không chỉ giúp khơi thêm các nguồn lực từ bên ngoài mà còn góp phần tìm kiếm các hỗ trợ về kinh nghiệm tổ chức việc đảm bảo SKBV của các

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w