- Kết quả SKBV về thể chế
3.3.2.1. Những hạn chế
Hạn chế trong đảm bảo SKBV về kinh tế: Tốc độ giảm nghèo còn chậm. Trong giai đoan 2011-2020, mặc dù nghèo đã giảm nhưng tác động của tăng trưởng kinh tế đối với giảm nghèo là rất thấp: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hơn 6,0%/năm, trong khi tỷ lệ giảm nghèo bình quân mới khoảng 0,5%/năm. Năm 2020, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo đã giảm 5,01%, nhưng lượng tuyệt đối vẫn tăng 747 hộ nghèo. Số bản nghèo, huyện nghèo cũng chỉ giảm được 1 đơn vị trong 10 năm (bảng 3.3). Thành tựu giảm nghèo ở các huyện không đống đều, thậm chí có huyện số hộ nghèo còn tăng lên, như huyện Muang Long từ 1.666 hộ năm 2011 đã tăng lên 3.034 hộ năm 2020, huyện Muang Namtha đã từ 1.174 hộ tăng lên 2.886 hộ. Theo đó, số bản nghèo ở hai huyên này cũng tăng lên: Muang Long từ 40 nảm lên 45 bản, Muang Namtha từ 17 bản lên 38 bản (bảng 3.6 và hình 3.4). Mặc dù tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 6% năm 2011 lên 9% năm 2020, nhưng tỷ lệ người nghèo ở các khu vực thành thị của tỉnh Luang Nam Tha vẫn ở mức 2,2%. Tức là, tốc độ giảm nghèo của các hộ ở khu vực thành thị chậm hơn so với ở khu vực nông thôn
(bảng 3.5). Thêm vào đó, còn tồn tại hai yếu tố: thứ nhất, tăng trưởng tiêu dùng thuận lợi hơn cho những người không nghèo; và thứ hai, mức tăng trưởng bình quân đầu người của tiêu dùng năm 2020 (khoảng 2,0%) là thấp hơn đáng kể so với tăng trưởng tổng sản của tỉnh (tăng trưởng GDRP bình quân đầu người hơn 6,0%/ năm). Hai yếu tố này kết hợp đã góp phần làm cho tốc độ giảm nghèo chậm hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế.
So với xu hướng giảm nghèo chung của cả nước, thi tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha vẫn cao trong các năm: năm 2012 cao hơn 0,6%, năm 2020 cao hơn 1,9%, tỷ lệ giảm nghèo thấp hơn so với mức chung của cả nước. So sánh với 7 tỉnh khác trong cùng khu vực niền núi phía Bắc, thì tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha (20,2% năm 2020) tuy đứng thứ 3 nhưng còn ở mức cao hơn so với tỉnh Phong Sa Ly (18,1%), Bo Kẹo (19,1%), và cũng xấp xi bằng tỉnh Luông Pha Bang (20,4%). Tuy trong 9 năm, tỷ lệ giảm nghèo của tỉnh Luang Nam Tha mới đạt 5% trong khi tất cả 7 tỉnh khác trong cùng khu vực đều có kết quả cao hơn, mặc dù điều kiện sinh kế nhất là vị trí địa lý của tỉnh Luang Nam Tha có lợi thế về biên giới giáp với Trung Quốc và Myanmar với nhiều khả năng phát triển biên mại (bảng 3.7).
Hạn chế trong đảm bảo SKBV về xã hội: Tuy việc làm và thu nhập của các hộ trong 10 năm thực hiện SKBV ở tỉnh Luang Nam Tha có tăng lên, nhưng còn rất thấp so với mức tăng trưởng thu nhập chung của toàn tỉnh. Năm 2011 tăng trưởng thu nhập của hộ nghèo là 2,6%, trong khi tăng trưởng thu nhập chung của toàn tỉnh là 7,5%; năm 2020 cong số này là 3,6% và 8,5% tức là tăng trưởng của hộ nghèo thấp gần 2,4 lần so với tăng trưởng thu nhập chung của tỉnh (bảng 3.8). Do tăng trưởng thu nhập thấp nên tăng trưởng tiêu dùng của các hộ nghèo cũng thấp hơn so với các hộ khá giả. Khoảng cách chênh lệch giàu - nghèo vẫn tăng lên, tình trạng bất bình đẳng xã hội vẫn đang đặt ra phải có biện pháp quyết liệt. Tại bảng 3.9, mức tăng trưởng tiêu dùng chung bình quân hàng tháng theo nhóm xã hội năm 2019/2020 so với năm 20182/2019 của các hộ nghèo là 2,1%, trong khi của các hộ giàu là 4,1%; ở
nông thôn, tăng trưởng tiêu dùng của các hộ nghèo ở nông thôn chưa bằng ½ của các hộ giàu.
Tỷ lệ nghèo của chủ hộ theo dân tộc trong các năm không đều nhau, thậm chí còn cách nhau quá xa. Năm 2012, tỷ lệ nghèo của chủ hộ thuộc dân tộc Lao Tai là 15,4% trong khi ở dân tộc Mon Khme là 50,1%, tức là cao gấp hơn 3 lần so với chủ hộ thuộc dân tộc Lao Tai. Năm 2020, tuy tốc độ thay đổi giảm nghèo của các chủ hộ thuộc dân tộc Mon Khme và Hmong Iumien có nhanh hơn, tỷ giảm nghèo năm 2020 có xuống nhưng lại cao hơn gần gấp 3 lần so với tỷ lệ nghèo của chủ hộ thuộc dân tộc Lao Tai (bảng 3.10). Tỷ lệ giảm nghèo của chủ hộ theo giới tính mặc dù của nữ giới đã giảm 11% trong 10 năm, nhưng của nam giới lại tăng lên 12%. Việc giải quyết SKBV đối với các chủ hộ là nam giới là khó khăn hơn so với các chủ hộ là nữ giới. Do vậy, áp dung một chính sách đảm bảo SKBV cứng nhắc cho tất cả các lứa tuổi nói chung, các giới nói riêng là chưa thật phù hợp, chưa có hiệu quả.
Hạn chế trong đảm bảo SKBV về môi trường: Tuy sinh kế của các hộ nghèo đã chú trọng hơn vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh hơn là khai thác tàn phá rừng như trước, nhưng hoạt động sản xuất vẫn có nhiều vấn đề phải quan tâm. Đó là tình trạng sử dụng các loại phân bón cho cây, thức ăn chăn nuôi và thuốc bảo vệ vật nuôi, cây trồng bằng các hóa chất vẫn chưa được kiểm soát. Nhiều hộ vẫn ỷ vào phân hóa học, thuốc hóa học mà chưa có ý thức sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ thân thiện với môi trường sinh thái.
Hoạt động sinh kế của một số cơ sở chế biến lương thực, thực phẩm vẫn lạm dụng nguồn cung cấp giá rẻ mà ít chú ý coi trọng chất lượng. Tình trạng, thức ăn “bẩn” vẫn đe dọa sức khỏe cuộc sống của nhiều gia đình, nhà trường và các nhà ăn tập thể trong tỉnh. Việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp và tình trạng vứt thải bừa bãi nếu không được kiển soát thì không thể đảm bảo được bền vững về môi trường sinh thái để duy trì phát triển SKBV lâu dài.
Hạn chế trong đảm bảo SKBV về thể chế: Tính thuận lợi cho hoạt động sinh kế của các hộ nghèo còn phải quan tâm. Hộ nghèo vẫn thiếu thông tin phục vụ việc lựa chọn lĩnh vực, ngành cho hoạt động sinh kế của mình. Một số hoạt động trợ giúp của chính quyền và tổ chức xã hội cho hoạt động sinh kế chưa kịp thời, thiếu thiết thực. Vẫn tồn tại những tranh chấp, khiếu kiện về đất đai, chiếm dụng vốn của nhau giữa các hộ với chính quyền và giữa các hộ với nhau còn kéo dài mà chưa được giải quyết dứt điểm. Đất sản xuất cho hộ nghèo còn bị vướng do quy hoạch sản xuất chưa cụ thể. Đất ở của hộ nghèo tuy đã được cấp nhưng chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, khiến hộ nghèo bất an.
Nhiều hộ nghèo ở các vùng khó khăn, vùng núi cao chưa được hưởng kịp thời các ưu tiên về chính sách hỗ trợ sinh kế của nhà nước và các tổ chức, thận chí có nội dung chính sách ở một số cụm bản chưa được triển khai.