Kết quả SKBV về xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 112 - 115)

Các nỗ lực SKBV của các hộ nghèo đã tăng thêm việc làm và tăng thu nhập của các hộ. Nếu năm 2011, thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo mới đạt 375 USD thì đến năm 2020 con số này là 960 USD, tăng gằn 2,6 lần. Theo đó, khoảng cách thu nhập giữa các hộ nghèo với mức thu nhập trung bình trong tỉnh giảm, từ 2,17 lần xuống còn 1,98 lần (bảng 3.8).

Bảng 3.8: Thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020

2011 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Thu nhập bình quân 815 1.454 1.565 1.656 1.796 1.731 1.897 chung toàn tỉnh (USD)

Tăng trưởng thu nhập 7,5 8,7 8,4 8,8 8,5 8,7 8,5 bình quân chung (%)

Thu nhập bình quân của 375 750 780 799 820 950 960 các hộ nghèo (USD)

Tăng trưởng thu nhập bình 2,6 2,8 3,5 3,5 3,6 3,5 3,6 quân của hộ nghèo (%)

Nguồn: Tác giả thu thập từ các Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Luang Nam Tha lần thứ VI; VII; VIII năm 2011, 2016, 2020.

Phân tích thu nhập của các hộ nghèo theo ngành, lĩnh vực sinh kế trong giai đoạn 2011 - 2020 đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, phù hợp với chiến lược của Đảng NDCM Lào về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thu nhập của lao động trong nông nghiệp từ 48,4% năm 2011 đã giảm xuống còn 38,5% vào năm 2020, trong khi thu nhập từ các công việc phi nông nghiệp từ 26,7% tăng lên đạt mức 34,4%, của các công việc kết hợp nông nghiệp và phi nông nghiệp từ 24,9% lên 27,1%.

Thu nhập tăng, làm cho mức sống và chất lượng cuộc sống của các hộ nghèo tăng lên. Đến năm 2020, toàn tỉnh đã có 15/17 cụm bản được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ được sử dụng điện đạt trên 85%. Niềm mơ ước ngàn đời của một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số miền núi có điện dùng cho sinh hoạt và sản xuất đã trở thành hiện thực.

Tỷ lệ số hộ nghèo dùng nước sạch đã tăng nhanh. Tính chung, đến nay đã có trên 80% số hộ được sử dụng nước sinh hoạt và sản xuất từ các công trình nhà nước đầu tư. Kết quả này một mặt hỗ trợ đắc lực cho sinh kế định canh định cư, duy trì và phát triển diện tích lúa nước ở những nơi có điều kiện, mặt khác tạo ra thói quen dùng nước sạch trong sinh hoạt của người dân, góp phần giữ gìn vệ sinh và phòng chống dịch bệnh cho đồng bào trong tỉnh.

Đã xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng 2 trung tâm cụm bản với tổng vốn đầu tư là 15,3 tỉ kíp/ mỗi cụm bản. Các hạng mục công trình của trung tâm cụm bản đã phát huy được hiệu quả, phục vụ nhiệm vụ chính trị và đời sống của nhân dân. Đây vừa là kết quả của các chương trình xây dựng nông thôn mới cho các hộ nói chung và vừa là kết quả đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo nói riêng, tạo điều kiện để các hộ sử dụng các nguồn lực về tài chính, đất đai,lao động để tổ chức sản xuất, tạo việc làm và thu nhập. Bảng 3.9 là mức tiêu dùng hiện nay của 5 nhóm dân cư (mỗi nhóm là 20% số dân ở 1 tỉnh hoặc 1 nước) dựa vào mức thu nhập bình quân 1 người 1 tháng theo cách phân chia phổ biến trên thế giới. Trong đó, nhóm hộ giàu nhất (gồm 20%

dân số giàu nhất - nhóm 5), nhóm hộ nghèo nhất (nhóm gồm 20% dân số nghèo nhất - nhóm 1), còn nhóm 2, 3 và 4 có thu nhập cao dần giữa nhóm 1 và nhóm 5. Mức tiêu dùng của các hộ nghèo (nhóm 1) đã tăng lên.

Bảng 3.9: Mức tiêu thụ trung bình theo nhóm tiêu dùng

tỉnh Luang Nam Tha, 2019/2020 [8]

Nhóm Mức tiêu thụ danh nghĩa trung bình Mức tăng trưởng tiêu dùng thực hàng tháng bình quân đầu người tế bình quân đầu người hàng năm 20%

(LAK): 2019/20 (%): 2019/20

dân cư

Toàn tỉnh Thành thị Nông thôn Toàn tỉnh Thành thị Nông thôn

1 226.386 234.461 225.178 2,1 2,0 2,02 346.444 349.503 345.756 2,1 2,1 2,1 2 346.444 349.503 345.756 2,1 2,1 2,1 3 474.048 478.472 472.178 2,5 2,5 2,4 4 675.500 685.247 668.575 3,1 3,1 3,0 5 1.492.505 1.571.527 1.373.827 4,1 4,0 4,3

Tỷ lệ nghèo theo dân tộc của chủ hộ gia đình trong tỉnh được giảm xuống. Trong giai đoạn này, dân tộc Mon-Khme có mức giảm nghèo nhanh nhất (10%), mức giảm nghèo thấp nhất là dân tộc Lao-Tai (4%) (bảng 3.10).

Bảng 3.10: Tỷ lệ nghèo theo dân tộc của chủ hộ gia đình

tỉnh Luang Nam Tha năm 2012 và 2020 [8]

Đơn vị tính: %

Năm 2012 Năm 2020 Thay đổi (1) (2) (2-1)

Cả nước 24,6 18,3 -6,3

Tỉnh Luang Nam Tha 25,2 20,2 -5,0

Chia ra: - Lao Tai 15,4 11,4 -4,0 - Mon Khme 50,1 40,1 -10,0 - Chine Tibet 30,4 23,4 -7,0 - Hmong Iumien 48,1 41,1 -7,0 - Dân tộc khác... 32,1 26,1 -6,0

Trong giai đoạn này, giảm nghèo đã có tiến bộ đối với các chủ hộ là nữ giới. Hình 3.6 cho thấy, trong 100% chủ hộ nghèo, có 59,5% là nữ giới năm 2011/2012, nhưng đã giảm còn 48,5% vào năm 2019/2020.

Hình 3.6: Tỷ lệ hộ nghèo theo giới tính chủ hộ, 2011/12-2019/20 [8] Đi đôi với giảm nghèo và tăng thu nhập, ngoài sự gia tăng tiêu dùng phụ vụ các nhu cầu thiết yếu hàng ngày cho ăn, mặc, ở, còn có sự gia tăng của các hộ cho chi tiêu vào kiến thức, chăm sóc y tế và vào các giá trị văn hóa. Tỷ lệ chi tiêu cho học vấn của các hộ nghèo trong tỉnh đã từ 3,6% trong tổng chi tiêu hàng tháng năm 2011 tăng lên đạt mức 4,7% vào năm 2020. Trong thời gian này, tỷ lệ chi tiêu cho y tế và chăm sóc sức khỏe từ 1,7% tăng lên 2,8%; cho gải trí, văn hóa từ 1,3% lên 1,6%. Đến nay, tinh Luang Nam Tha đã đạt được mục tiêu phổ cập Trung học cơ sở năm cho giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tại 17/17 cụm bản và đã có 3 trường đạt chuẩn Quốc gia.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 112 - 115)