Chủ trương, chính sách đảm bảo sinh kế bền vững của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 94 - 96)

- Kinh nghiệm của tỉnh Xiêng Khoảng

3.2.1. Chủ trương, chính sách đảm bảo sinh kế bền vững của Đảng và Nhà nước CHDCND Lào

và Nhà nước CHDCND Lào

Lào là một nước có 70% dân số ở các vùng nông thôn, sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên. Việc canh tác chủ yếu ở mức tự cung tự cấp, và các điều kiện sản xuất còn kém. Số hộ nghèo phổ biến nhất ở các thôn bản miền núi, nơi có phần lớn người dân tộc thiểu số sinh

sống. Ở vùng cao, tỷ lệ hộ nghèo cao tới 43%. Người dân nông thôn đặc biệt mắc các bệnh truyền nhiễm dễ dàng được điều trị hoặc phòng ngừa, nhưng ngay cả khi có dịch vụ, nhiều người không sử dụng vì chi phí khá cao.

Giảm nghèo là nhiệm vụ cốt lõi trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Chính phủ CHDCND Lào. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 285/QĐ-TTg ngày 13/10/2009 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2009 - 2016 và Quyết định 309/2013/QĐ-TTg năm 2018 về chính sách hỗ trợ di dân thực hiện công tác đảm bảo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số đến năm 2019 và các quyết định khác để thực hiện các nỗ lực giảm nghèo, đã tiến triển đáng kể trong nhưng năm qua. Theo Nghị định này, Chính phủ đã thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương về giảm nghèo bền vững dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Chính phủ. Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên thuộc các cơ quan: Chủ nhiệm Văn phòng Phủ thủ tướng, Bộ Lao động và phúc lợi xã hội, Bộ Tài chính, Nông lâm, Tài nguyên và môi trường. Lao động và phúc lợi xã hội. Văn phòng Phủ thủ tướng giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối, xử lý, giải quyết các vấn đề có liên quan trong quá trình chỉ đạo thực hiện Chương trình. Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu, thông qua các phiên họp thường kỳ và đột xuất dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo khi được ủy quyền. Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo đặt tại Bộ Lao động và phúc lợi xã hội, là đơn vị giúp việc trực tiếp cho Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo.

Đảng NDCM và Nhà nước Lào đã ban hành các nghị quyết, sắc lệnh cho việc đảm bảo SKBV như sắc lệnh hướng dẫn số 03/QĐ-TTg ngày 5/3/2012 về việc xây dựng bản thành đơn vị phát triển, xây dựng Bản lớn thành thị trấn ở nông thôn. Sắc lệnh số 201/QĐ-TTg ngày 5/5/2012 về việc

giải quyết các vấn đề luân chuyển dân kiểu không có tổ chức gắn tiếp với vấn đề sắp xếp nơi ở cố định và việc làm ổn định cho nhân dân các dân tộc. Nghị định số 201/2012/QĐ-TTg ngày 14/1/2013 về tiêu chuẩn nghèo khổ và tiêu chuẩn phát triển thành kế hoạch. Nghị định số 309/2013/QĐ-TTg ngày 14113/2013 về tiêu chuẩn nghèo khổ và tiêu chuẩn phát triển thành kế hoạch. Nghị định số 348/2017/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 về tiêu chuẩn nghèo khổ và tiêu chuẩn phát triển thành kế hoạch và các mục tiêu về phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) và tạo được cơ sở cho việc phấn đấu đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển vào năm 2020.

Chính sách giảm nghèo bền vững là hệ thống chính sách được tích hợp trong nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật khác nhau ở Trung ương và địa phương, nhưng tập trung nhất trong Chương trình mục tiêu quốc gia đó là Chương trình giảm nghèo bền vững và Chương trình xây dựng nông thôn mới. Theo chương trình này, từ năm 2011 hộ nghèo, người nghèoở Lào được hưởng các chính sách ưu đãi như: được xem xét (nếu có nhu cầu) cho vay vốn ưu đãi; được hướng dẫn cách làm ăn và chuyển giao kỹ thuật; lao động nghèo (nếu có nhu cầu) được xem xét hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí để tạo việc làm; con em hộ nghèo được xét miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khi đi học; các thành viên thuộc hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh khi ốm đau (trừ những người đã được cấp dưới các hình thức hỗ trợ khác); được xem xét hỗ trợ cải thiện nhà ở; được hỗ trợ đất sản xuất phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương; và được tư vấn, trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w