Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách, làm tốt công tác kế hoạch hóa của Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 140 - 144)

- Dự báo những khó khăn

4.2.2. Nâng cao năng lực hoạch định và thực thi chính sách, làm tốt công tác kế hoạch hóa của Nhà nước

công tác kế hoạch hóa của Nhà nước

Hoạch định, thực thi chính sách và công tác kế hoạch hóa là những công cụ để Nhà nước hướng các chủ thể trong nền kinh tế vào các hoạt động theo mục tiêu mà Nhà nước đã lựa chọn. Nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nước CHDCND Lào được xác định tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI là “tạo ra chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế-xã hội theo hướng chất lượng mới, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân, tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và đi lên chủ nghĩa xã hội”. Một trong những mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ chín giai đoạn 2021-2025 được Đại hội đề ra là tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nước kém phát triển, tạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội, thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030. Để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đạt được các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội XI, Chính phủ Lào xác định 6 mục tiêu lớn nhằm phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025, trong đó có "từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; bảo vệ môi trường và giảm tỷ lệ rủi ro do thiên tai" và "quản lý Nhà nước một cách có hiệu quả, xã hội bình đẳng, công bằng và được quản lý bằng pháp luật nghiêm minh và chặt chẽ". Để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển nêu trên vào giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha trong việc nâng cao năng lực hoạch định, thực thi chính sách và công tác kế hoạch hóa thời gian tới cần phải:

Thứ nhất, nâng cao năng lực hoạch định chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn. Hoạch định chính sách là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một chính sách. Khi được ban hành, chính sách sẽ có hiệu lực thực thi trong xã hội. Giá trị pháp lý của một chính sách được thể hiện ở thể thức, nội dung và thẩm quyền ban hành của các cơ quan quản lý nhà nước. Hoạch định chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là điểm khởi đầu trong tiến trình chính sách nhằm cho ra đời của chính sách này có ảnh hưởng tốt đến đời sống kinh tế - xã hội. Chất lượng hoạch định chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo cao sẽ giúp cho quá trình thực thi thuận lợi, chính sách dễ dàng đi vào cuộc sống và hạn chế những việc phải điều chỉnh. Điều này phụ thuộc vào trình độ nhận thức lý luận và năng lực vận dụng vào thực tiễn của đội ngũ cán bộ quản lý vĩ mô của nhà nước.

Do vậy, để nâng cao năng lực hoạch định chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo cần phải coi trọng các yêu cầu: Phải đặt trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và phải hướng vào thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đẩy manh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước trong thời gian tới. Cán bộ hoạch định chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo phải có tư duy chiến lược, tư duy hiệu quả toàn diện trong hoạch định chính sách. Cần phải coi trọng việc thu thập được nhiều nhất ở mức có thể các thông tin liên quan đến vấn đề chính sách; phải tư duy toàn diện về các tác động của chính sách đến các lĩnh vực, tính đến những điều kiện hay rủi ro có thể xảy ra; phải coi trọng dân chủ và tăng cường sự tham gia của các chủ thể xã hội, đặc biệt là của các hộ nghèo và những người dân trên địa bàn trong quá trình hoạch định chính sách. Trên những cơ sở đó mà đề xuất các giải pháp chính sách phù hợp và khắc phục những hạn chế trước đây, nhằm thực hiện có hiệu quả chủ trương đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo của Đảng và Nhà nước Lào

Để nâng cao năng lực hoạch định chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha trong thời gian tới, cần phải cơ cấu lại để có một bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả. Rà soát, xóa bỏ một số tổ chức không cần

thiết theo đúng yêu cầu cải cách hành chính. Xác định năng lực và nâng cao năng lực cán bộ, công chức tham gia vào quá trình hoạch định chính sách. Triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ, công chức; chú trọng công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và đánh giá cán bộ, công chức về năng lực quản lý nhà nước, đạo đức, văn hoá công vụ và năng lực làm việc trong môi trường quốc tế. Phòng, chống các biểu hiện, hành vi tham nhũng trong hoạch định chính sách công; đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạch định chính sách..

Thứ hai, nâng cao năng lực thực thi chính sách về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn. Thực thi chính sách là quá trình đưa chính sách vào thực tiễn đời sống xã hội thông qua việc ban hành các văn bản, chương trình, dự án thực thi chính sách và tổ chức thực hiện chúng nhằm hiện thực hóa mục tiêu chính sách. Thực thi chính sách là giai đoạn hiện thực hóa mục tiêu chính sách, đây là một trong những giai đoạn quan trọng của chu trình chính sách công nói chung, chính sách về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo nói riêng. Chất lượng, hiệu quả thực thi chính sách phụ thuộc vào nhiều yếu tố với sự tham gia của nhiều cơ quan quyền lực, trong đó quan trọng nhất là hệ thống các cơ quan hành pháp. Mặc dù có nhiều nỗ lực, cố gắng trong thực thi chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, song hệ thống cơ quan hành pháp của tỉnh Luang Nam Tha vẫn còn không ít những hạn chế, bất cập dẫn đến mục tiêu chính sách chưa được thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả.

Trong thời gian tới, việc nâng cao năng lực thực thi chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha cần phải: (1) Giải quyết dứt điểm tình trạng luật chờ nghị định, nghị định chờ thông tư hoặc nghị định đã hết hiệu lực thi hành nhưng thông tư hướng dẫn vẫn tồn tại. (2) Coi trọng việc nắm bắt nguyện vọng, lợi ích của hộ nghèo và người dân trong xây dựng và thực thi chính sách. Tình trạng chính sách “trên trời”, không có tính khả thi trong thực tiễn vừa qua chính là hậu quả của việc không nắm được nguyện vọng, nhu cầu chính đáng của người nghèo, hộ nghèo. Khi đưa chính sách vào thực thi, các cơ

quan chức năng cần đo lường các khả năng có thể xảy ra và đánh giá tác động của chính sách. Nếu xét thấy chính sách có thể gây bất lợi cho một nhóm nhỏ nhưng đem lại lợi ích lớn cho cộng đồng thì cần đề nghị Nhà nước có các chế tài đủ mạnh để đưa chính sách vào cuộc sống. (3) Chuẩn bị chu đáo các nguồn lực, cả nhân lực và vật lực khi thực thi chính sách. Khuyến khích thu hút các nguồn lực từ nhân dân và doanh nghiệp nhằm hạn chế gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Và (4) Tiến hành trao quyền và quy trách nhiệm đối với các cán bộ, công chức tham gia thực thi chính sách. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và lấy ý kiến người dân về hoạt động thực thi chinh sách ở địa phương.

Thứ ba, nâng cao năng lực công tác kế hoạch hóa việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo. Kế hoạch hóa đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo là một công cụ để nhà nước trung ương và các cấp chính quyền địa phương quản lý theo mục tiêu, nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật trước hết là các quy luật của nền kinh tế thị trường để tổ chức quản lý toàn bộ quá trình thực hiện theo những mục tiêu GNBV mà nhà nước đã lựa chọn. Trong công tác kế hoạch hóa đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo thì chiến lược SKBV có vai trò rất quan trong nhằm cung cấp tầm nhìn dài hạn để giải quyết thực hiện mục tiêu của nhiệm vụ này, cần phải đặc biệt coi trọng. Để thực hiện chiến lược này, trong từng giai đoạn ngắn hạn có các kế hoạch, chương trình dự án đảm bảo SKBV cụ thể.

Cần khắc phục những hạn chế trước đây, trong thời gian tới, công tác kế hoạch hóa việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha cần hướng vào: (1) Xây dựng và thực thi chiến lược về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên phạm vi toàn tỉnh làm cơ sở định hướng dài hạn nhiệm vụ này. Chiến lược phải xác định rõ mục tiêu, chỉ tiêu tổng thể về đảm bảo SKBV với lộ trình thực hiện từng mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể; định hướng các giải pháp, có phân công cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện rõ ràng; cân đối, bố trí và huy động được các nguồn lực đáp ứng đảm bảo sinh kế của các hộ nghèo. Đồng thời, có dự báo, nghiên cứu, nhận định cụ thể tình hình, đưa vào chiến lược mốc thời

gian, thời điểm áp dụng chuẩn nghèo mới làm cơ sở cho việc ban hành và thực hiện các cơ chế, chính sách đảm bảo SKBV phú hợp và thiết thực, tránh xa rời thực tiễn. (2) Xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án, đề án đảm bảo cho chính sách SKBV đi vào cuộc sống có mục tiêu, chỉ tiêu, lộ trình, giải pháp rõ ràng, cụ thể trong ngắn hạn, giúp cho việc thực hiện đảm bảo sinh kế được bền vững. (3) Trong xây dựng và thực thi chiến lược, kế hoạch, chương trình đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, cần chú ý: Môt là, phân loại nhóm đối tượng để có các chính sách hỗ trợ cụ thể theo lộ trình, giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp “cho không” đối với một số nhóm đối tượng cụ thể, tăng dần các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, học nghề, tạo việc làm, khuyến khích người nghèo tự chủ vươn lên thoát nghèo bền vững. Hai là, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, trước hết là y tế, giáo dục, văn hóa, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản.Ba là, phân rõ trách nhiệm theo chức ăng của các cơ quan, bộ phận trong hệ thống chính trị của nhà nước và tăng cường phối kết hợp trong tổ chức thực hiện chính sách đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên phạm

vi toàn tỉnh cũng như trên từng địa bàn các huyện và các cụm bản. (4) Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định; nâng cao chất lượng nội dung, hình thức, quy trình công tác kế hoạch hóa đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo phù hợp với thực tiễn. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm, trình độ, năng lực của chủ thể làm công tác kế hoạch, nhất là đối với đội ngũ cán bộ chuyên trách.

Một phần của tài liệu Luận án BOUNKHONG PHOUANGMANY (Trang 140 - 144)