Có thể tổng quát nội dung SKBV trong hình 2.1.
Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) [105]
2.2.2. Tiêu chí đánh giá kết quả đảm bảo sinh kế bền vững của cáchộ nghèo hộ nghèo
Đạt được SKBV cho các hộ nghèo là một vấn đề dai dẳng và thu hút được sự quan tâm đáng kể của tất cả các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở các quốc gia. Để đánh giá kết quả của các nỗ lực giải quyết vấn đề này, các nước thường sử dụng các chỉ tiêu SKBV cả về kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế và sự tương tác giữa chúng. Những chỉ tiêu này không chỉ
được xem xét định tính mà còn rất coi trọng đánh giá định lượng và chúng chỉ ra rằng liệu lợi ích của các giải pháp bảo đảm sinh kế cho các hộ nghèo có duy trì được sinh kế lâu dài cả về kinh tế, xã hội, môi trường và thể chế hay không [108]. Dưới đây là các tiêu chí chủ yếu có thể vận dụng vào thực tiễn của nước CHDCND Lào nói chung, các tỉnh của Lào nói riêng.
-Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về kinh tế
Trong tiêu chí này, ở tầm vi mô là các hộ nghèo, có các chỉ tiêu về sự thay đổi quy mô gia tăng tài sản sinh kế, mức thu nhập của người lao động và bình quân theo đầu người, sự thay đổi trong chi tiêu của hộ gia đình theo thời gian. Khi các chỉ tiêu này được duy trì liên tục và tăng lên theo thời gian dài thì sinh kế của các hộ được đảm bảo bền vững. Người có chỉ số SKBV cao vì có tài sản sinh kế cao. Tốc độ tăng lên của các chỉ tiêu này là nhanh hay chậm sẽ cho thấy hiệu quả của các giải pháp SKBV là có phù hợp, thiết thực hay không. Nếu có tốc độ tăng nhanh ở tất cả các chỉ tiêu này thì đó là kết quả của các giải pháp phú hợp và thiết thực và ngược lại. Ví dụ, quy mô tài sản tái chính như vốn đầu tư cho hoạt động sinh kế (sản xuất, kinh doanh) của hộ nghèo nếu được duy trì liên tục và có sự tăng trưởng theo thời gian nhiều năm thì đó là tín hiệu cho thấy khả năng việc làm của người lao động trong hộ được đảm bảo tốt hơn so với nếu không có sự gia tăng hoặc thậm chí suy giảm về quy mô vốn. Việc đánh giá mức độ đạt được của SKBV còn có thể sử dụng chỉ tiêu sinh kế nông nghiệp, sinh kế phi nông nghiệp và mức độ đa dạng hóa sinh kế của các hộ nghèo. Nếu các chỉ số này tăng lên thì tính bền vững sinh kế của hộ nghèo cũng tăng lên.
Ở tầm vĩ mô là phạm vi cấp tỉnh và cấp quốc gia, có các chỉ tiêu mức độ đạt được của các tài sản gồm tài sản tự nhiên, tài sản vật chất, tài sản tài chính và việc sử dụng các tài sản này có bị lãng phí, có hiệu quả hay không. Sinh kế của các hộ nghèo có góp phần thúc đẩy và duy trì liên tục mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh hay quốc gia hay không. Trình độ của nền kinh tế có ngày càng cao hơn, có theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với
phát triển kinh tế tri thức và kinh tế số, có góp phần triển khai cuôc cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay không và ở mức nào. Cơ cấu kinh tế ở các cấp (huyện, tỉnh và quốc gia) có được chuyển dịch theo hướng tiến bộ hay không. Chỉ số tăng trưởng kinh tế được đo bằng công thức:
gt Y t t 1Y .100%
Y
t 1
Trong đó, g là tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo % tại năm t, Y là tổng sản phẩm thực tế trong nước (GDP) hoặc tổng sản phẩm thực tế trong tỉnh (GRDP), t là năm tính toán, t-1 là năm liền kề trước năm t. Nếu gt mà là số dương (+) thì tỉnh hoặc quốc gia có sự tăng trưởng kinh tế. Nếu gt có tốc độ tăng cao thì có thành tựu cao hơn so với khi có gt ở mức tăng thấp. Từ chỉ số này có thể tính mức tăng trưởng kinh tế bình quân theo người/ năm. Nếu tăng trưởng kinh tế bình quân theo người mà liên tục tăng lên thì đó là kết quả của tăng trưởng kinh tế bền vững. Chỉ số này hoàn toàn có thể dùng tính toán mức độ đạt được về SKBV tại vùng nghèo và hộ nghèo. Bên cạnh các chỉ tiêu trên, việc đánh giá mức độ đạt được của SKBV còn có thể căn cứ vào mức gia tăng của thu ngân sách nhà nước các cấp. Nêu mức thu nhất là thu ở vùng nghèo, hộ nghèo được tăng lên theo thời gian thì đó là kết quả của SKBV.
-Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về xã hội
Trên bình diện vi mô, tiêu chí này được đánh giá bằng: quy mô việc làm và mức chi tiêu của các hộ trong quá trình đảm bảo SKBV. Nếu quy mô việc làm của các hộ nghèo trong tỉnh, trong nước tăng lên theo thời gian dài thì các giải pháp đảm bảo SKBV là có hiệu quả. Nếu mức chi tiêu cho đời sống của các hộ nghèo ngày càng tăng lên thì đó là kết quả của các nỗ lực SKBV. Tiêu chí về sự gia tăng trong chi tiêu của hộ nghèo theo có thể được xem xét cả về giá trị và hiện vật. Về giá trị, nó được xác định dựa vào mức gia tăng của tổng chi tiêu tính bằng tiền của các hộ. Về hiện vật, được đo bằng mức độ gia tăng chất lượng bữa ăn, mua sắm nhà cửa, phương tiện đi lại, các vật dụng (ti vi, tủ lạnh, máy giặt...) và các đồ dùng hàng ngày của hộ theo
năm hoặc theo tháng. Nếu các chỉ số này mà tăng nhanh thì chất lượng cuộc sống của hộ gia đình tăng nhanh, SKBV được đảm bảo.
Trên bình diện vĩ mô, tiêu chí này được đánh giá bằng tỷ lệ hộ nghèo, mức độ an ninh lương thực và mức độ đảm bảo trật tự an ninh xã hội. Nếu tỷ lệ hộ nghèo trong tổng số hộ của tỉnh, của cả nước giảm xuống và an ninh lương thực của các hộ nghèo, vùng nghèo được liên tục duy trì qua các năm thì các giải pháp đảm bảo SKBV đạt được có kết quả. Các chỉ số về y tế, sức khỏe, giáo dục cũng có thể dùng đánh giá việc đảm bảo SKBV. Nếu số năm đến trường của con em các hộ nghèo mà tăng lên, người nghèo được chăm sóc tốt hơn về khám và chữa bệnh, tuổi thọ của họ tăng lên thì đây chính là kết quả của các nỗ lực SKBV. Nếu các sinh hoạt văn hóa, xã hội ở vùng nghèo ngày càng được cải thiện theo hướng tiến bộ, văn minh thì đây cũng có sự đóng góp của các nỗ lực SKBV.
-Các tiêu chí đánh giá kết quả SKBV về môi trường sinh thái
Sinh kế là tổng hợp các nguồn lực, bao gồm các khả năng, tài sản và các hoạt động cần thiết để hỗ trợ các hoạt động sống. Biến đổi khí hậu toàn cầu trong những năm gần đây đã cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng trong việc đảm bảo SKBV. Sinh kế chỉ được coi là bền vững nếu chúng có thể đối phó và phục hồi sau căng thẳng và các cú sốc, cũng như duy trì và củng cố tài sản, hoạt động và năng lực mà không phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nghiên cứu về SKBV có ý nghĩa trực tiếp trong việc đạt được các mục tiêu phát triển Bền vững ghi trong chương trình nghị sự phát triển toàn cầu của Liên hợp quốc ban hành năm 2015[137]. Theo hướng này, chỉ tiêu sử dụng để đánh giá kết quả SKBV mức độ sử dụng các nguồn lực tài nguyên như đất, nước, tài nguyên rừng... Nếu hoạt động sinh kế là thân thiện với môi trường, không gây tác động tiêu cực làm cạn kiệt tài nguyên, mất cân bằng sinh thái và ô nhiểm môi trường thì mục tiêu SKBV được bảo đảm. Năng lực quản lý thiên tai càng cao thì càng có điều kiện đảm bảo SKBV của các hộ nghèo.