Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 95 - 98)

- Dài hạn Ng ắn hạn

a. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X Đảng Cộng sản Việt Nam họp từ ngày 18 - 25 tháng 4 năm 2006 đã nêu rõ:

Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với nền giáo dục của khu vực và thế giới; Khắc phục cách đổi mới chắp vá, thiếu tầm nhìn tổng thể, thiếu kế hoạch đồng bộ. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân, đảm bảo về công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để an toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu CHH, HĐH đất nước.

ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học, đổi mớichương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học

sinh, sinh viên. Coi trọng bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên khát vọng mãnh liệt xây dựng đất nước giàu mạnh, gắn liền lập nghiệp bản thân với tương lai của cộng đồng, của dân tộc, trau dồi cho học sinh, sinh viên bản lĩnh, phẩm chất và lối sống của thế hệ trẻ Việt Nam hiện đại. Triển khai thực hiện hệ thống kiểm định khách quan, trung thực chất lượng giáo dục đào tạo.

Hoàn chỉnh và ổn định lâu dài hệ thống giáo dục quốc dân; chú trọng phân luồng đào tạo sau trung học cơ sở; đảm bảo liên thông giữa các cấp đào tạo. Đổi mới cơ bản và và toàn diện giáo dục đại học, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng đào tạo; xúc tiến xây dựng một số trường đại học của Việt Nam đạt đẳng cấp quốc tế, đào tạo nhân tài cho đất nước.

Mở rộng qui mô dạy nghề và trung học chuyên nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng nhanh hơn đào tạo đại học, cao đẳng. Qui mô tuyển sinh dạy nghề dài hạn tăng 17%/ năm và trung học chuyên nghiệp tăng 15%/ năm. Tăng nhanh tỷ lệ học sinh tốt nghiệp phổ thông được học tiếp lên đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp, học nghề. Phát triển rộng khắp và nâng cao chất lượng các trung tâm giáo dục cộng đồng, tích cực triển khai giáo dục từ xa.

Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo. Rà soát sắp xếp lại mạng lưới các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp, dạy nghề. Đổi mới cơ chế quản lý: nâng cao chất lượng các trường công lập; bổ sung chính sách ưu đãi để phát triển các trường ngoài công lập và các trung tâm giáo dục cộng đồng. Có lộ trình cụ thể cho việc chuyển một số cơ sở giáo dục, đào tạo công lập sang dân lập, tư thục; xoá bỏ hệ bán công. Khuyến khích thành lập mới và phát triển các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp, dạy nghề ngoài công lập, kể cả trường do nước ngoài đầu tư.

Sửa đổi chế độ học phí đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo hướng xác định đầy đủ chi phí dạy và học, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữa nhà nước, xã hội và người học. Thực hiện miễn giảm học phí và cấp học bổng cho học sinh nghèo, học sinh thuộc diện chính sách và học sinh giỏi.

ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo ở vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống trường lớp, cơ sở vật chất kỹ thuật các cấp học; mở thêm các trường nội trú, bán trú và có chính sách bảo đảm đủ giáo viên cho các vùng này. Phấn đấu đưa các chỉ số phát triển giáo dục và đào tạo ở đồng nằng sông Cửu Long lên ngang bằng trình độ bình quân chung của cả nước.

Đổi mới và nâng cao năng lực quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; nhà nước thực hiện đúng chức năng định hướng phát triển: tạo lập khung pháp lý và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực thi pháp luật, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong giáo dục và đào tạo, chống bệnh thành tích. Đổi mới tổ chức và hoạt động, đề cao và bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, nhất là trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Tập trung khắc phục những tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, thi cử tuyển sinh, đánh giá kết quả học tập và cấp chứng chỉ văn bằng.

Tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục, đào tạo; từng bước xây dựng nền giáo dục hiện đại, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước [14, tr.206-210]

Tiếp tục thực hiện Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và Kết luận hội nghị TW6 (khoá IX) về giáo dục và đào tạo, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo cả về cơ cấu, hệ thống, nội dung, phương pháp cơ chế quản lý. Chỉ tiêu định

hướng phát triển giáo dục và đào tạo: Đạt 200 sinh viên/10.000 dân; lao động qua đào tạo đạt 40% tổng lao động xã hội; lao động nông nghiệp chiếm dưới 50% lao động xã hội.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 95 - 98)