Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 74 - 75)

III Khối lâm nghiệp 161 474 104 333 41

b. Đổi mới cơ chế tự chủ tài chính

Căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo và dự toán ngân sách nhà nước giao cho Bộ Nông nghiệp & PTNT hàng năm, Bộ Nông nghiệp & PTNT giao dự toán ngân sách cho các trường căn cứ vào số học sinh bình quân, tuy nhiên do ngân sách có hạn nên không đáp ứng được toàn bộ số học sinh sinh viên mà chỉ đáp ứng được một phần (với mức chi thường xuyên như năm 2005 thì cấp Đại học - Cao đẳng chỉ mới đáp ứng được 81%; THCN là 92%; Dạy nghề là 87%).

Việc thu học phí của các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT gặp nhiều khó khăn do ngành học ít hấp dẫn, học sinh đa số là con em nông dân nghèo, tuy nhiên các trường vẫn kiên trì thực hiện thu học phí theo chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục và đào tạo (thường ở mức thấp trong khung cho phép).

Có một thực tế các trường thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT càng tích cực tuyển học sinh thuộc diện chính sách càng gặp khó khăn về kinh phí do số

cấp xã hội lớn, ngân sách không cấp bù, nên gặp khó khăn về kinh phí đào tạo.

Bộ đã chỉ đạo các trường thực hiện xã hội hoá công tác đào tạo và cơ chế tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp có thu được ban hành theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày 16/01/2002 và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Các đơn vị đã chủ động mở rộng các hoạt động sự nghiệp, như đào tạo ngắn hạn, liên kết đào tạo, triển khai các hợp động Nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành. Các đơn vị đã áp dụng các giải pháp tích cực để tiết kiệm chi; đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, xây dựng định mức chi, tăng cường công tác quản lý và giám sát, do đó nguồn thu của từng trường đã được cải thiện đáng kể. Theo số liệu tổng kết 2 năm thực hiện, chênh lệch thu ở các trường thuộc Bộ là 39,776 tỷ đồng, trong đó dành để tăng thu nhập là 19,888 tỷ đồng và trích lập các quỹ là 19,888 đồng. Thu nhập tăng thêm cho CBCNV của các đơn vị từ 0,2 đến 1,5 lần lương cơ bản. Nhìn chung cơ chế mới đã tạo hành lang pháp lý rộng hơn cho các đơn vị trong việc chủ động quản lý và sử dụng nguồn tài chính của mình, tạo động lực cho các đơn vị chi tiêu tiết kiệm, hợp lý thiết thực, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động của các đơn vị.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 74 - 75)