Nguyên nhân chủ yếu

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 83 - 85)

- Dài hạn Ng ắn hạn

c. Đa dạng hình thức đào tạo

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu

- Mạng lưới trường chưa phù hợp. Theo vùng kinh tế: Vùng khu bốn cũ, Tây nguyên, vùng đồng bằng sông Cửu Long là những vùng cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả tập trung thì lại có số trường ít nhất, thiếu vắng các cơ sở đào tạo có qui mô lớn về ngành nghề chế biến, công nghệ sau thu hoạch và cơ khí nông nghiệp. Bất hợp lý về cơ cấu vùng miền: Phần lớn các trường tập trung ở thành phố, thị xã và đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, mất khả năng liên thông giữa các cấp học; đa số học sinh nông thôn tốt nghiệp phổ thông cơ sở và phổ thông trung học không có điều kiện thuận lợi để được đào tạo nghề nghiệp chuyên môn kỹ thuật.

- Các trường đào tạo ngành nghề nông nghiệp do nhiều bộ ngành và địa phương quản lý, thiếu thống nhất về nội dung chương trình và mục tiêu đào tạo. Không tận dụng được lợi thế của nhau về các trang thiết bị, phòng thí nghiệm cho giảng dạy; điều này thể hiện rõ nhất ở cấp đào tạo đại học và sau đại học.

- Công tác xây dựng kế hoạch đào tạo chưa đổi mới, chưa thực sự gắn với các chương trình kinh tế xã hội trong điểm của ngành, vẫn mang tính ước chừng phỏng đoán, chưa có điều tra khảo sát nhu cầu cụ thể. Do vậy, kế hoạch đào tạo và kết quả tuyển sinh của nhiều trường chưa gắn với nhu cầu thực tế của

ngành, vẫn theo xu hướng chung là năm sau phải cao hơn năm trước mà không xuất phát từ nhu cầu nhân lực cụ thể của từng ngành nghề, từng vùng từng địa phương trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp.

- Về nội dung đào tạo: Nội dung đào tạo của đa số các trường đào tạo kỹ thuật hiện còn ít chú trọng về kinh tế xã hội và thị trường, thiên về trang bị cho người học những kiến thức "trọn gói” hơn là kỹ năng giải quyết vấn đề. Nội dung đào tạo chưa thực sự chú trọng về công nghệ sau thu hoạch, bảo quản, chế biến và thị trường nông lâm sản.

- Các trường chưa đổi mới một cách mạnh mẽ về phương pháp đào tạo,

nhiều trường vẫn tổ chức giảng dạy theo phương pháp độc thoại do kinh phí đầu tư về cơ sở vật chất thấp và trang thiết bị dạy học thiếu thốn, số học sinh trong một lớp đông; mặt khác do các giáo viên chưa thực sự năng động, tích cực trong việc áp dụng phương pháp dạy học mới, học sinh còn có thói quen thụ động trong học tập.

- Số lượng và cơ cấu giáo viên của nhiều cơ sở đào tạo còn trong tình trạng thiếu hụt, trình độ của một bộ phận giáo viên còn yếu. Chỉ tiêu biên chế tiền lương còn hạn hẹp và chế độ đãi ngộ cho giáo viên, giảng viên chưa thực sự khuyến khích người giỏi, do đó hầu hết các trường chưa tuyển đủ giáo viên để đáp ứng với qui mô hiện tại.

- Chưa có một hệ thống thông tin đầy đủ về nhân lực, đào tạo nhân lực và thị trường lao động trong nông nghiệp cho các nhà quản lý hoạch định chính sách chiến lược, cho các nhà tuyển dụng và người tìm việc làm, cho thanh niên đang lựa chọn nghề nghiệp. Công tác hướng nghiệp cho thanh niên chưa được các cấp các ngành chú trọng đầy đủ.

- Chính sách đào tạo, sử dụng chưa thực sự khuyến khích người học nghề và người phục vụ cho nông nghiệp. Nhà nước chưa có chính sách cụ thể và đồng bộ về đào tạo, sử dụng cán bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp,

chưa có chính sách đãi ngộ đầy đủ để thu hút họ trở về làm việc ở các vùng sâu, vùng xa ở các địa bàn nông thôn làm việc.

- Tư duy giáo dục chậm được đổi mới, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước cũng như đòi hỏi của sự chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

- Trình độ quản lý về giáo dục còn yếu kém và bất cập, chưa đảm bảo đội ngũ giáo viên đạt chuẩn quốc gia về tỷ lệ giáo viên so với học sinh sinh sinh viên theo yêu cầu của từng cấp học.

- Cơ sở vật chất đào tạo còn hạn chế, đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước còn dàn trải, không đủ bảo đảm nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi đó chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội.

- Bên cạnh các nguyên nhân chủ yếu đã nêu ở trên cần kể đến những tác động khách quan làm tăng thêm các yếu kém, bất cập của giáo dục:

+ Mặt trái của cơ chế thị trường tác động, một số hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội thâm nhập vào nhà trường.

+ Tâm lý khoa cử, bằng cấp vẫn chi phối nặng nề việc dạy, học và thi cử. Thái độ chưa coi trọng các trường ngoài công lập làm hạn chế việc đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

+ Các ngành học về nông - lâm - thuỷ lợi ít hấp dẫn.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)