Đổi mới phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 109 - 110)

- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ nông nghiệp trình độ cao giai đoạn 2006 2010 là xây d ựng nguồn nhân lực khoa học công

c. Đổi mới phương pháp đào tạo

- Phát huy tối đa tính tích cực của người học, từng bước sử dụng phương pháp dạy học hiện đại, sử dụng phương pháp đối thoại, lấy người học làm trung tâm, trang bị cho người học cách học và phát huy tính chủ động của họ. Điều kiện cần thiết để sử dụng phương pháp này là: Phải có giáo trình môn học; phân bố thời gian hợp lý của một tiết học cho phần giảng của giáo

viên và phần tham gia của người học, phần cung cấp thêm các thông tin và hướng dẫn tài liệu tham khảo; phương tiện nghe nhìn; số lượng người học thích hợp.

- Phương tiện nghe nhìn thông thường như bảng biểu, over-head và hiện đại hơn là computer với LCD. Trong nông nghiệp, vì tính chất thời vụ nên không phải lúc nào cũng đưa học sinh, sinh viên ra thực hành ở đồng ruộng hay chuồng trại được. Do đó các thí nghiệm công phu, các công nghệ mới cần biên tập thành phim chụp slide hoặc quay video. Mặt khác cần xây dựng các trung tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao để làm nơi nghiên cứu và thực hành của giảng viên, sinh viên đồng thời là nơi tham quan phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho nông dân rất hiệu quả.

- Chuẩn hoá chương trình dạy tiếng Anh và tin học phù hợp cho cho tất cả các cấp học, các ngành học không chuyên về ngoại ngữ và tin học trong các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực của ngành, vì đó là những công cụ chủ yếu cho cho người học tự đào tạo mình ngay từ khi còn là học sinh và sau khi tốt nghiệp.

3.2.2. Nhóm giải pháp về tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho

nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 109 - 110)