Giải pháp sắp xếp, củng cố và tăng cường hệ thống các cơ sởđào tạo

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 112 - 115)

- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ nông nghiệp trình độ cao giai đoạn 2006 2010 là xây d ựng nguồn nhân lực khoa học công

b. Giải pháp sắp xếp, củng cố và tăng cường hệ thống các cơ sởđào tạo

Bộ Nông nghiệp & PTNT kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để thiết kế mạng lưới cơ sở đào tạo phù hợp với yêu cầu phát triển. Ngày 26/10/2006 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Quyết định số 3158 /QĐ-BNN-TCCB về việc phê duyệt đề án sắp xếp các trường thuộc Bộ. Theo Đề án sắp xếp các trường thuộc Bộ giai đoạn 2006 - 2010 thì các trường được sắp xếp thành hai hệ thống là: Hệ thống giáo dục đại học và hệ thống giáo dục nghề nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ xây dựng được trường đại học ngang tầm khu vực và nâng cấp một số trường trung học chuyên nghiệp có đủ điều kiện lên thành trường cao đẳng, nâng cấp một số trường dạy nghề thành trường cao đẳng nghề, sáp nhập một số trường đào tạo để nâng cao năng lực đào tạo có xét tới sự hợp lý về vị trí địa lý và cấp độ, ngành nghề đào tạo như sau:

- Hệ thống giáo dục đại học:

+ Xây dựng trường Đại học Thuỷ lợi và Đại học Lâm nghiệp thành các trường đại học đầu ngành, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao đáp ứng nhu cầu phát triển ngành thuỷ lợi và lâm nghiệp, góp phần vào sự nghiệp phát triển bền vững kinh tế xã hội của đất nước, có năng lực hội nhập khu vực và quốc tế, làm chỗ dựa về chất lượng đào tạo cho toàn bộ hệ thống. Tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở 2 Đại học Thuỷ lợi tại thành phố Hồ Chí Minh. Thành lập

cơ sở 2 Đại học Lâm nghiệp (trụ sở tại Đồng Nai) trên cơ sở sáp nhập Trường Trung học Lâm nghiệp số 2 (Đồng Nai) vào trường Đại học Lâm nghiệp (Xuân Mai - Hà Tây).

+ Thành lập Học viện Quản lý Nông nghiệp trên cơ sở sát nhập và nâng cấp Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn I (Hà Nội) và Trường Cán bộ quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn II (Thành phố Hồ Chí Minh) để đào tạo đại học và sau đại học về quản lý, đồng thời vẫn đảm bảo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ Thành lập Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Nông - Lâm (Bắc Giang) và sáp nhập Trường Công nhân kỹ thuật Lâm nghiệp I (Lạng Sơn) thành cơ sở 2 của trường để đáp ứng nhu cầu xã hội và phát triển nông - lâm nghiệp các tỉnh mền núi phía Bắc.

+ Xây dựng 8 trường cao đẳng; Đào tạo cao đẳng nông - lâm - thuỷ lợi với thời gian 2-3 năm phù hợp với điều kiện học tập của con em nông dân và phù hợp với thực tế sản xuất nông nghiệp. Ngoài trường Cao đẳng Lương thực thực phẩm (Đà Nẵng) hiện có, đề nghị Chính phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo xem xét nâng cấp 7 trường trung cấp chuyên nghiệp đủ điều kiện về đội ngũ, cơ sở vật chất thành trường cao đẳng

- Hệ thống giáo dục nghề nghiệp:

+ Theo Luật dạy nghề được Quốc hội khoá XI thông qua ngày 21/11/2006 tại kỳ họp thứ 10 thì hệ thống trường dạy nghề gồm: Trường cao đẳng nghề, trường trung cấp nghề và các trung tâm dạy nghề. Theo đề án qui hoạch được thông qua thì sẽ thành lập 7 trường Cao đẳng nghề trên cơ sở các trường trung học và trường dạy nghề có đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Đến cuối tháng 1 năm 2007, Bộ Lao động – Thương binh Xã hội đã thành lập được 40 trường cao đẳng nghề trong phạm vi cả nước; riêng Bộ Nông nghiệp đã có 5 trường Cao đẳng nghề được thành lập.

+ Hợp nhất 2 trường trung cấp chuyên nghiệp và giữ ổn định 3 trường: Các trường được giữ ổn định trên sẽ đổi tên thành Trường Trung cấp Nông nghiệp & PTNT. Các trường này sẽ từng bước tăng cường năng lực, chất lượng và hiệu quả đào tạo; chuyển đổi cơ chế quản lý, khi đủ điều kiện sẽ nâng cấp lên thành trường cao đẳng.

+ Chuyển 7 trường dạy nghề còn lại thành trường Trung cấp nghề, sau này khi có đủ điều kiện sẽ nâng lên thành trường Cao đẳng nghề.

+ Nâng cấp Trường dạy nghề Cơ giới III (Hiện thuộc tổng công ty xây dựng IV) thành Trường Trung cấp cơ điện và Thuỷ lợi Đông Nam Bộ và thí điểm cổ phần hoá.

- Theo phương án trên, đến năm 2010 hệ thống đào tạo thuộc Bộ Nông nông nghiệp và PTNT sẽ giảm từ 37 trường xuống còn 31 trường như sau:

+ 3 trường đại học, 01 học viện, 8 trường cao đẳng.

+ 5 trường trung cấp chuyên nghiệp (có 01 trường thí điểm cổ phần hoá), 7 trường Cao đẳng nghề và 7 trường trung cấp nghề.

- Xây dựng mô hình liên kết các Viện nghiên cứu với các trường đại học để triển khai nghiên cứu khoa học kết hợp với đào tạo bồi dưỡng đại học, sau đại học cho nông nghiệp. Mô hình viện – trường thuận lợi cho đầu tư có trọng điểm các trang thiết bị nghiên cứu, thư viện… trong điều kiện nguồn tài chính chưa mạnh, chưa đủ khả năng đầu tư rộng.

Viện nghiên cứu có các ưu thế về đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học đông đảo, nhiều chuyên gia đầu ngành, trang bị cơ sở vật chất hiện đại. Các đề tài nghiên cứu của viện thường gắn kết với thực tế sản xuất kinh doanh, do đó viện là nơi thực tập rất tốt cho sinh viên và nghiên cứu sinh. Kết hợp các

trường đào tạo với viện nghiên cứu, trường còn có được nguồn giáo viên hướng dẫn và giảng dạy từ đội ngũ các cán bộ nghiên cứu của viện. Đồng thời, viện cũng có thể kết hợp với đội ngũ giảng dạy của trường để thực hiện các đề tài nghiên cứu. Từ nay tới năm 2010 có 9 viện thuộc ngành được giao đào tạo NNL có trình độ sau đại học

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 112 - 115)