Luật Giáo dục năm 2005; Luật dạy nghề năm

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 98)

- Dài hạn Ng ắn hạn

b. Luật Giáo dục năm 2005; Luật dạy nghề năm

- Ngày 20/5/2005, tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi); Ngày 21/11/2006, tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật dạy nghề, Luật Giáo dục năm 2005 và Luật dạy nghề năm 2006 có một số nội dung mới được bổ sung nhằm giải quyết một số nhóm vấn đề sau:

+ Hoàn thiện một bước về hệ thống giáo dục quốc dân, phát triển giáo dục nghề nghiệp theo 3 trình độ đào tạo: sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; học sinh tốt nghiệp trình độ trung cấp nghề và trình độ cao đẳng nghề được cấp bằng nghề tương ứng với trình độ đào tạo. Tăng khả năng liên thông, phân luồng giữa các bộ phận của hệ thống.

+ Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, xác định rõ yêu cầu về chương trình giáo dục, về điều kiện thành lập nhà trường, xác định những tiêu chí cơ bản để một trường đại học hoặc viện nghiên cứu được phép đào tạo trình độ tiến sĩ, định hướng về công tác kiểm định chất lượng giáo dục, tạo điều kiện chuyển đổi từ đào tạo theo năm học sang đào tạo theo tích luỹ tín chỉ.

+ Nâng cao tính công bằng xã hội trong giáo dục và tăng thêm cơ hội học tập cho nhân dân đặc biệt là cơ hội học tập của con em đồng bào dân tộc thiểu số, các đối tượng hưởng chính sách xã hội, con em gia đình nghèo.

+ Tăng cường quản lý về giáo dục, xác định những quy phạm nhằm ngăn ngừa, hạn chế các hành vi tiêu cực xác định rõ trách nhiệm, nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà trường, đặc biệt là các trường dạy nghề, các trường THCN, cao đẳng và đại học.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)