Những thuận lợi và khó khăn với hoạt động đào tạo nguồn

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 27 - 29)

- Giáo dục đại học và sau đại học:

1.2.2.Những thuận lợi và khó khăn với hoạt động đào tạo nguồn

c. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

1.2.2.Những thuận lợi và khó khăn với hoạt động đào tạo nguồn

nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại

hoá nông nghiệp

a. Thuận lợi

- Trong những năm qua tuy có rất nhiều khó khăn nhưng các cơ sở đào tạo vẫn giữ được ổn định và từng bước phát triển. Đối với công tác cán bộ và quản lý cán bộ đã thực hiện theo tinh thần các Nghị quyết của TW, Quy chế 27 của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

- Công tác hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo được quan tâm, mang lại cho nhiều cán bộ, giáo viên những tư duy mới trong đào tạo, phương pháp giảng dạy mới, nâng cao trình độ về chuyên môn và ngoại ngữ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

- Các cơ sở đào tạo đã phát huy tinh thần tự chủ, năng động trong công tác đào tạo, ngoài việc đào tạo theo kế hoạch được giao, các cơ sở đào tạo đã mở rộng hình thức đào tạo như ký các hợp đồng đào tạo tại chức, các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, đặc biệt là tăng cường đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông dân.

b. Khó khăn

- Quy mô đào tạo vẫn còn hạn chế, nhất là quy mô đào tạo nghề dài hạn vẫn còn nhỏ so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Chất lượng và hiệu quả đào tạo vẫn là thách thức lớn đối với các trường.

- Chưa xây dựng kế hoạch đào tạo gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, theo địa chỉ sử dụng. Công tác lập kế hoạch đào tạo ở một số trường vẫn chưa đổi mới, chưa thực sự gắn với các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của ngành, vẫn mang tính ước chừng, chưa có điều tra khảo sát nhu cầu cụ thể.

- Phương pháp đào tạo chưa đổi mới mạnh mẽ, một số trường chủ yếu vẫn giảng dạy theo phương pháp cũ đối thoại một chiều. Tuy có nguyên nhân khách quan (thiếu phương tiện dạy học, số lượng học sinh 1 lớp đông...), chủ yếu vẫn là do các giáo viên chưa nhận thức được tầm quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới và học sinh vẫn quen thụ động trong học tập.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường tuy đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, song vẫn còn rất bất cập so với yêu cầu. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu đã ít lại phải dàn trải, chưa tập trung dứt điểm các dự án xây dựng cơ bản đã được duyệt, chưa tập trung xây dựng một số trường trọng điểm. Mặt khác, các trường chưa xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo tổng thể, đồng bộ, thiết thực.

- Về số lượng và cơ cấu giáo viên một số trường vẫn trong tình trạng thiếu hụt, nhất là thiếu giáo viên có trình độ cao, giáo viên đầu đàn ở các khoa, cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ, thiếu giáo viên giảng dạy ở các ngành nghề mới mở hoặc thiếu giáo viên dạy các môn về công nghệ mới. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên một số trường còn thấp.

- Về đội ngũ cán bộ quản lý đã từng bước được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn cao, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về năng lực điều hành và tổ

- Công tác tin học hoá trong nhà trường còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Một bộ phận học sinh sinh viên có lối sống thực dụng, thờ ơ với chính trị và có các hành vi tiêu cực vi phạm quy chế, pháp luật.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 27 - 29)