Đào tạo đại học và cao đẳng

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 103 - 106)

- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ nông nghiệp trình độ cao giai đoạn 2006 2010 là xây d ựng nguồn nhân lực khoa học công

b. Đào tạo đại học và cao đẳng

Đào tạo đại học và cao đẳng trong thời gian tới nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ KHCN đảm bảo kế tục, phát huy và từng bước thay thế được đội ngũ cán bộ hiện có cả về cơ cấu, số lượng, trình độ, hội nhập được với quốc gia phát triển trong khu vực và đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH nông nghiệp.

Đào tạo đại học nhằm xây dựng nguồn nhân lực có phẩm chất và năng lực KHCN có kỹ năng, sáng tạo đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp. Người được đào tạo có khả năng tự tạo việc làm và có khả năng tham gia vào thị trường lao động. Sinh viên tốt nghiệp phải nắm chắc chuyên môn, sử dụng ít nhất một ngoại ngữ, thành thạo về máy tính để giải quyết nhiệm vụ chuyên môn.

Đào tạo cao đẳng nhằm xây dựng nguồn nhân lực có kỹ thuật thực hành, có trình độ học vấn cơ bản ở bậc đại học, có khả năng thực hành cao. Cán bộ có trình độ cao đẳng phù hợp với yêu cầu ở cấp sơ sở, cấp huyện, xã.

Về nội dung đào tạo: Nghị quyết Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ sáu đã nêu: "Tiếp tục tăng cường đầu tư cho nông nghiệp và kinh tế nông thôn, ưu tiên cho thuỷ lợi, các loại giống cây trồng, vật nuôi có chất lượng tốt và năng suất cao.... chú trọng đầu tư và phát triển KHCN và sản xuất, đặc biệt là công nghệ sinh học, công nghệ chế biến nông lâm hải sản và công nghệ sau thu hoạch" [ ].

Định hướng các nội dung nghiên cứu, chuyển giao KHCNtrong giai đoạn 2000-2010 như sau: Công nghệ sinh học, giống và công nghệ sản xuất giống cây trồng, vật nuôi; công nghệ sau thu hoạch và chế biến nông lâm sản, cơ điện nông - lâm - thuỷ lợi, bảo vệ môi trường, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng; kinh tế và chính sách trong nông lâm nghiệp và nông thôn.

Vì vậy các trường đại học và cao đẳng phải xác định danh mục chuyên ngành đào tạo mới, cần ưu tiên hoàn thiện mục tiêu chương trình đào tạo, từng bước khu vực hoá, quốc tế hoá chương trình giảng dạy. Điều chỉnh nhằm đảm bảo khối kiến thức cơ bản và cơ sở làm nền tảng vững chắc cho chuyên ngành rộng với kiến thức chuyên sâu hợp lý, nhằm tạo ra năng lực tự học cao để sinh viên có thể thích nghi được sau khi ra trường, vừa có thể sẵn sàng thích nghi với những chu trình đổi mới công nghệ của thực tiễn sản xuất vừa có khả năng tìm kiếm việc làm mới. Cần tăng cường kiến thức có tính liên ngành, giúp cho người học có khả năng phối hợp trong công tác với những đồng nghiệp khác.

Để đảm bảo cơ cấu trình độ đào tạo một cách hợp lý, tỷ lệ có trình độ đại học trong số lao động qua đào tạo có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, đối với sinh viên nông, lâm nghiệp vẫn cần tiếp tục tăng tỷ lệ cao hơn nhiều lần so với con số 3,5% trên tổng số sinh viên đại học hiện nay (ở Thái Lan tỷ lệ này là 8%). Ngành nông nghiệp và PTNT có khoảng 22.800 cán bộ có trình độ đại học, trong đó có khoảng 10.000 kỹ sư thuỷ lợi và lâm nghiệp. Để đạt được

mục tiêu chung, đến năm 2010 cần đào tạo thêm 42.500 cán bộ nông, lâm, thuỷ lợi có trình độđại học: cao đẳng để đáp ứng nhu cầu phát triển.

Biểu 3.2: Kế hoạch tuyển sinh đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 – 2010

Đơn vị: người

TT Cấp đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010

1 Đại học và Cao đẳng 5.500 7.800 9.000 10.500 12.000

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp & PTNT. c. Đào tạo trung học chuyên nghiệp

Đào tạo cán bộ Trung cấp ở các trường Trung học chuyên nghiệp được xác định là cần thiết để có đội ngũ cán bộ kỹ thuật nông nghiệp có tay nghề thực hành cao. Các trường trung học chuyên nghiệp, trên cơ sở ngành nghề đào tạo truyền thống như cơ - điện - kỹ thuật nông nghiệp - thuỷ lợi,... cần đi sâu nghiên cứu mở rộng đào tạo đáp ứng chủ trương đổi mới quản lý hợp tác xã nông nghiệp, quản lý thuỷ nông, quản lý doanh nghiệp, lâm nghiệp quản lý đất đai, quản lý rừng theo hướng lâm nghiệp xã hội, cho nhu cầu khuyến nông lâm, nuôi trồng thuỷ sản... và đáp ứng cho xây dựng cơ cấu kinh tế nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ hợp lý.

Với mục tiêu trên, học sinh cần được đào tạo theo diện rộng hợp lý, được trang bị những kiến thức văn hoá cơ bản, kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết và được cung cấp những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ở trình độ thực hành là chủ yếu. Chú trọng nâng cao năng lực thực hành, kể cả một số tay nghề công nhân, nhân viên nghiệp vụ cần thiết để đáp ứng cơ chế thị trường. Thực hiện đào tạo liên thông để tạo điều kiện đào tạo nâng cao trình độ nông dân trên diện rộng.

Biểu 3.3: Kế hoạch tuyển mới THCN nghiệp giai đoạn 2006 - 2010

TT Cấp đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010

2 Trung học chuyên nghiệp 11.500 12.000 13.200 14.500 16.000

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp & PTNT.

d. Dạy nghề

Kế hoạch đào tạo nghề phải theo sát chương trình kinh tế, xã hội của từng vùng, phục vụ cho công cuộc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động. Chú trọng phát triển và đa dạng hoá các loại hình dạy nghề, lấy đào tạo nghề dài hạn làm nòng cốt. Xây dựng chương trình bồi dưỡng công nhân lành nghề, đào tạo thợ bậc cao của ngành. Trong đào tạo nghề ngắn hạn, cần quan tâm lĩnh vực khuyến nông lâm, khuyến công, chủ doanh nghiệp nhỏ nông thôn, dạy nghề cho lao động nông thôn.

Biểu 3.4: Kế hoạch tuyển sinh đào tạo nghề giai đoạn 2006 - 2010

Đơn vị: người TT Cấp đào tạo 2006 2007 2008 2009 2010 - Cao đẳng nghề: - Trung cấp nghề - Sơ cấp nghề 18.000 20.000 800 21.000 25.000 1.600 24.000 28.000 2.400 28.000 32.000 3.200 32.000 36.000

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)