Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các nước và lãnh thổ ở châu á Thái Bình Dương

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 31 - 34)

- Giáo dục đại học và sau đại học:

c. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

1.3.2. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các nước và lãnh thổ ở châu á Thái Bình Dương

thổ ở châu á - Thái Bình Dương

Các nước thành công nhanh chóng trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan đều có đội ngũ trí thức lớn, có khả năng tiếp thu và áp dụng thành công vốn tri thức mới và công nghệ tiên tiến. Kết quả đó là nhờ vào việc coi trọng giáo dục - đào tạo, tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo so với tổng ngân sách ở những nước này trong những năm gần đây đều rất cao. Tỷ lệ học sinh ở độ tuổi 20- 24 vào đại học năm 1992 của Hàn Quốc là 40%, Thái Lan là 16%, Nhật Bản là 31%, các nước như Trung Quốc, ấn Độ, Băng La Đét, Việt Nam xấp xỉ 2%.

Là một nước thuộc nền văn hoá đạo khổng, Nhật Bản rất chú ý phát triển giáo dục và coi trọng người thầy. Đầu tư cho giáo dục đạt ở mức cao (thời gian gần đây ngân sách giáo dục của Nhật chiếm 5% tổng thu nhập quốc dân). Bên cạnh hệ thống giáo dục chính qui tập trung, các hình thức giáo dục tại

gia đình, tại các công ty cũng được đặc biệt coi trọng. Thực tế cho thấy, ở Nhật Bản các hình thức giáo dục này phát triển nhất so với các nước trên thế giới.

Các hình thức giáo dục và đào tạo của Nhật Bản rất đa dạng, ngoài hệ thống trường chính qui, Nhà nước còn mở các lớp dài hạn, ngắn hạn, đặc biệt là từ năm 1959, Nhật Bản đã có chương trình dạy học trên truyền hình. Hàng năm một khối lượng lớn sách và tạp chí được dịch và xuất bản để nâng cao kiến thức và kỹ năng cho nhân dân. Giáo dục và đào tạo Nhật Bản chú trọng giáo dục phổ cập với mục tiêu để có nhiều học sinh, sinh viên đạt được kiến thức thực tế, nắm vững kỹ xảo và bí quyết sản xuất, nhấn mạnh đạo đức và kỷ luật tập thể, phát huy giá trị truyền thống. Chính sách giáo dục và đào tạo luôn gắn với mục tiêu phát triển kinh tế.

ở Nhật Bản, Chính phủ mở các trường dạy nghề, trợ cấp đào tạo cho những ngành được Nhà nước khuyến khích. Công nhân Nhật Bản thường được đào tạo thành những công nhân tổng hợp, đa năng, không chuyên môn hoá như các đồng nghiệp Âu - Mỹ nên họ rất dễ chuyển sang ngành khác khi cần thiết. Tỷ lệ những người mới tham gia lực lượng lao động có trình độ đại học tăng mạnh, tăng gấp 4 lần trong 20 năm từ 1975-1995.

Nhật Bản đã đạt được những thành công lớn về đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH là nhờ vào phẩm chất của người Nhật hiếu học và coi trong người thầy; mặt khác trình độ học vấn cao chính là yếu tố tạo nên cơ hội làm việc suốt đời ở xã hội Nhật và nét đặc thù của nền văn hoá Nhật Bản chính là tính cộng đồng. Điều đó thể hiện rõ rệt trong các công ty, mỗi công ty như là một gia đình. Cho nên mỗi công nhân viên được tiếp nhận vào làm việc ở một công ty đều được đào tạo thêm về chuyên môn, kỹ năng kinh doanh tiếp thị, và quản lý các trương trình riêng của công ty.

Trong vòng 30 năm, từ năm 1970-2000, tại nhiều nước trong vùng châu á, tỷ lệ lao động nông nghiệp có xu hướng giảm đi khá nhanh, nhất là trong

các nền kinh tế có tốc độ phát triển cao. Đi đôi với quá trình giảm tỷ lệ lao động trong nông nghiệp, tỷ lệ nhân khẩu sống dựa vào nông nghiệp cũng giảm đi với tốc độ giảm bình quân khoảng 1%/ năm. ở Hàn Quốc, Malaysia, Thái Lan đã chuyển đổi cơ cấu lao động và dân cư bằng cách phát triển các khu công nghiệp, các khu đô thị tập trung để thu hút lao động. Còn ở Trung Quốc, Inđonesia, lãnh thổ Đài Loan thì phát triển các khu công nghiệp, các thị trấn nhỏ tại các vùng nông thôn nhằm tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho lực lượng lao động tại chỗ.

- Các nước châu á - Thái Bình Dương cũng nhận thức được rằng: trong điều kiện nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nghèo khổ, lao động nhiều và rẻ thì mốn tiến hành công nghiệp hoá phải coi trọng giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động. Do đó các nước này đã tăng cường ngân sách Nhà nước cho giáo dục và đào tạo. Tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục và đào tạo so với tổng ngân sách của các nước là: Sinhgapo là 23%, Malaysia là 20%, Thái Lan 21%, Trung Quốc là 16%, Việt Nam trong những năm gần đây bình quân đạt 15%. Giá trị thực tế ngân sách dành cho giáo dục bình quân đầu người ở Việt Nam mới đạtở mức 7,7 USD và chỉ bằng 1/29 của Hàn Quốc, 1/22 của Malaisia và bằng 1/7,7 của Thái Lan.

- Để đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH, ngoài việc quan tâm phát triển hợp lý hệ thống giáo dục thì các hoạt động đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, phát triển người lao động ở các doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trực tiếp. Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy, các doanh nghiệp được coi là phương tiện quan trọng để phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Các doanh nghiệp ở Nhật Bản và các nước châu Âu cũng như Mỹ đều rất coi trọng công tác đào tạo và đào tạo lại cho người lao động.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)