- Dài hạn Ng ắn hạn
c. Đa dạng hình thức đào tạo
2.3.4. Bài học kinh nghiệm
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng phải luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và quy chế của các Bộ ngành có liên quan. Nỗ lực thực hiện theo tinh thần Nghị quyết TW2 (khoá VIII) và Kết luận Nghị quyết TW6 (khoá IX), tăng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn trên cơ sở đảm bảo nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng, thực hiện “chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
- Quán triệt tinh thần đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện có hiệu quả theo hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, biên chế cho các cơ sở đào tạo.
- Phát huy sự năng động và trình độ quản lý của lãnh đạo các trường,
đội ngũ này quyết định đến sự ổn định và phát triển của các trường.
- Phát huy tinh thần yêu nước, yêu người, yêu nghề và những nỗ lực của đội ngũ nhà giáo. Đội ngũ này không chỉ truyền đạt các kiến thức chuyên môn, mà còn thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức, lý tưởng cho học sinh, sinh viên; giải thích các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong nhân dân, trong xã hội.
Kết luận chương 2
Chương 2 đã trình bày được 3 nội dung chính:
Một là: Khái quát thực trạng tình hình nguồn nhân lực và hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua. Về khái quát thực trạng nguồn nhân lực, đã phản ánh được trên các mặt: số lượng, trình độ học vấn, trình độ về chuyên môn kỹ thuật, giới tính của đội ngũ khoa học công nghệ, đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật lành nghề. Về hệ thống đào tạo nguồn nhân lực đã phản ánh khái quát được: hệ thống đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp trên các mặt số lượng các trường và các cơ sở, các trung tâm tham gia đào tạo nghề.
Hai là: Đã khái quát thực trạng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2001 – 2005 trên các mặt như: chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ sở vật chất trang thiết bị và kinh phí đào tạo, đội ngũ giáo viên, qui mô ở các cấp đào tạo, tình hình nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo và các điều kiện để phát triển đào tạo.
Ba là:Qua đó đã nêu được các nhận xét về công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp như: Những thành tựu đã đạt được, một số tồn tại và thách thức trong đào tạo NNL, những nguyên nhân cơ bản và bài học kinh nghiệm.
Kết quả các phân tích của chương 2 là cơ sở cho việc xây dựng các phương hướng và các giải pháp cơ bản có tính khả thi nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010.
Chương 3
Phương hướng và giải pháp đào tạo Nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp CHO Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta giai đoạn
2006 - 2010