- Giáo dục đại học và sau đại học:
b. Số lượng trường và cơ sở tham gia đào tạo nghề
Đến năm 2000 cả nước có 157 trường chuyên làm nhiệm vụ dạy nghề; 137 trường đại học, cao đẳng và THCN có tham gia đào tạo nghề, 148 trung tâm dạy nghề, 147 trung tâm xúc tiến việc làm và dịch vụ việc làm; trên 300 trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên cũng tham gia đào tạo nghề ngắn hạn.
Trong 157 trường dạy nghề, có 84 trường dạy nghề trung ương; 73 trường dạy nghề địa phương, với khoảng 60% tỉnh và thành phố có trường dạy nghề.
Hệ thống các trường đào tạo nghề chính quy bị suy giảm trong một thời gian dài từ 366 trường trong năm 1980 còn 129 trường thời điểm năm 1998. Đến nay tăng thêm được 29 trường, đưa tổng số trường đào tạo nghề chính quy năm 2000 là 157 trường. Hiện nay các ngành và các địa phương vẫn tiếp tục quy hoạch sắp xếp tổ chức lại để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Theo khối ngành, các trường dạy nghề công lập được phân bố như sau:
+ Công nghiệp: 56 trường
+ Kinh tế - dịch vụ: 15 trường + Giao thông - vận tải: 33 trường
+ Xây dựng: 28 trường
+ Nông, Lâm, Ngư: 16 trường
+ Văn hoá, thông tin, bưu điện: 9 trường
Theo cơ quan quản lý: Các Bộ, ngành quản lý 84 trường, 43 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý 80 trường (trong đó có 7 trường ngoài
công lập) và còn 10 tỉnh chưa có trường dạy nghề của Bộ, ngành và địa phương.
- Số lượng trường tham gia đào tạo nghề nông lâm ngư trong hệ thống đào tạo nghề toàn quốc (35/157) là quá nhỏ. Ngành nông lâm ngư có 30 trường do trung ương quản lý và 5 trường do địa phương quản lý. Trong 61 tỉnh, thành phố chỉ có 20 tỉnh, thành có các cơ sở đào tạo cán bộ, công nhân kỹ thuật nông lâm nghiệp và thuỷ sản.