Kinh phí đào tạo

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 55 - 56)

- Giáo dục đại học và sau đại học:

b. Kinh phí đào tạo

Đối với đào tạo sau đại học, nguồn kinh phí dành cho đề tài, luận án rất hạn hẹp, một phần dựa vào các đề tài nghiên cứu được cấp kinh phí của các cơ sở đào tạo, phần khác dựa vào đóng góp của người học, do vậy nghiên cứu sinh và học viên cao học đã và đang có xu hướng lựa chọn các đề tài ít tốn kém, dễ làm mặc dù tính thực tiễn không cao, một số đề tài có hàm lượng khoa học chưa cao. Công tác quy hoạch cán bộ khoa học của các đơn vị còn hạn chế, chưa có biện pháp và chính sách hỗ trợ người học.

Kinh phí làm đề tài luận án tốt nghiệp khá lớn. Các nghiên cứu sinh và học viên cao học hầu như chưa được hỗ trợ về tài chính của đơn vị cho người đi học. Thời gian gần đây Chính phủ lại có quyết định thu học phí đối với học viên sau đại học. Do vậy, chuẩn bị đủ tài chính để có thể tham gia quá trình học tập là vấn đề nan giải với người đi học.

Đối với các trường THCN và dạy nghề thì việc thu học phí rất khó khăn, vì đa số con em khu vực nông thôn và khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện tại kinh phí cấp cho các trường Đại học, Cao đẳng và THCN chỉ đạt

khoảng 60% so với nhu cầu (tức là chỉ khoảng 60% số học sinh được cấp ngân sách).

Phần lớn các trường đào tạo NNL trực tiếp cho nông nghiệp là trường kỹ thuật, do đó chi phí cho học tập, thực hành thực tập của học sinh và nghiên cứu của giáo viên là rất lớn nếu so với các trường thuộc khối kinh tế, luật... trong khi đó nhà nước chưa có các định mức để cấp kinh phí cho các trường một cách khoa học mà vẫn cấp đều theo số học sinh bình quân/ năm.

2.2.3. Đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 55 - 56)