- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ nông nghiệp trình độ cao giai đoạn 2006 2010 là xây d ựng nguồn nhân lực khoa học công
d. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ cho tiến trình công nghi ệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
3.3. Một số kiến nghị
- Đề nghị Chính phủ quan quan tâm đầu tư, tăng cường nguồn vốn để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục - đào tạo cho ngành nông nghiệp một cách tập trung có hiệu quả hơn.
- Ưu tiên đầu tư có tính đột phá cho một số trường trọng điểm; tiếp tục nâng cấp thành trường đại học, cao đẳng và cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các trường đã chuẩn bị đủđiều kiện, để nâng cao chất lượng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp.
- Đề nghị nhà nước xây dựng các định mức kinh tế, kỹ thuật cho từng nhóm ngành để từ đó có căn cứ cấp ngân sách theo hướng ưu tiên cho các
Định mức này cũng là căn cứ để giao chỉ tiêu đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ ngành Nông nghiệp và PTNT về làm việc tại miền núi và vùng sâu, vùng xa.
- Tiếp tục tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước để gửi cán bộ và sinh viên giỏi đi đào tạo ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến, đồng thời đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu khoa học về nông nghiệp để nhanh chóng có nguồn nhân lực chất lượng cao ngang tầm khu vực và quốc tế.
- Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT quan tâm chỉ đạo các trường và các cơ sở đào tạo vận dụng các giải pháp một cách phù hợp, nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp giai đoạn 2006 – 2010.
Kết luận chương 3
Chương 3 đã phân tích một số nhân tố mới tác động đến quá trình đạo tạo NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đưa ra một số quan điểm cơ bản và định hướng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện và phát triển đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp Việt Nam. Hoàn thành chương 3 luận văn đã hoàn thành được những mục tiêu sau:
- Căn cứ vào những vấn đề tồn tại và nguyên nhân đã được phân tích ở chương 2, xem xét đến các yếu tố trong và ngoài nước ảnh hưởng đến đào tạo NNL của ngành nông nghiệp, luận văn đã nêu ra các quan điểm về đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phù hợp với đòi hỏi về nhân lực của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp; phân tích xác định mục tiêu, nhiệm vụ của công tác đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp.
- Xây dựng được hệ thống 04 nhóm giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH phù hợp có tính đồng bộ và có tính khả thi.
- Trong các nhóm giải pháp, luận văn chú trọng đề xuất các giải pháp về nâng cấp các trường thành trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp nghề; đổi mới công tác đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng tăng đầu tư có trọng tâm trọng điểm và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.
kết luận
Từ việc nghiên cứu, phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan trực tiếp đến đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp mà chủ yếu là đào tạo đội ngũ lao động có trình độ công nhân kỹ thuật trở lên cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta giai đoạn từ năm 2000 đến nay và định hướng đến năm 2010, luận văn đã hoàn thành được những nhiệm vụ sau:
1. Trên cơ sở nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa CNH, HĐH nông nghiệp với NNL cho tiến trình đó, luận văn đã vạch rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động đào tạo NNL cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta hiện nay
2. Bằng việc phân tích, đánh giá thực trạng hoạtđộng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta thời gian qua, luận văn đã đề xuất phương hướng và một hệ thống gồm 4 nhóm giải pháp chủ yếu để hoàn thiện và phát triển hoạt động đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta một cách phù hợp có tính đồng bộ và có tính khả thi ở giai đoạn 2006 - 2010.
Trong các nhóm giải pháp, luận văn chú trọng đề xuất các giải pháp về nâng cấp các trường thành trường đại học, cao đẳng, cao đẳng nghề và trung cấp nghề; đổi mới công tác đầu tư tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị theo hướng tăng đầu tư có trọng tâm trọng điểm và bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ giáo viên.
Do nội dung đề tài rộng và là vấn đề phức tạp đang được toàn xã hội quan tâm; học viên đã cố gắng tìm hiểu các tài liệu và tiếp cận với phương pháp nghiên cứu mới. Bản thân tự nhận thấy luận văn còn có nhiều điểm hạn chế, với mong muốn đề tài được hoàn thiện hơn, kính mong các thầy giáo, các nhà khoa học và các nhà nghiên cứu thực tiễn đóng góp ý kiến bổ sung.
danh mục tài liệu tham khảo
1. Ban Khoa giáo Trung ương (2000), Dự thảo chiến lược nguồn nhân lực 2001 - 2010, Hà Nội
2. Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Trần Thanh Bình (2003), Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000), Dự thảo chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010, Hà Nội.
5. Mai Quốc Chánh (chủ biên) (1999), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. GS,TS Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS,TS Nguyễn Thế Nghĩa, PGS,TS Đặng Hữu Toàn (đồng chủ biên) (2002), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam - Lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước, mã số KX - 07 (1995),
Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, Hà Nội.
8. Chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KX.08 đề tài KX08 - 01 (1995), Báo cáo tổng hợp hệ quan điểm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn, Hà Nội.
9. PGS,TS Đỗ Minh Cương - TS Mạc Văn Tiến (2004), Phát triển lao động kỹ thuật ở Việt Nam lý luận và thực tiễn, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Minh Cường (chủ biên) (1996), Bồi dưỡng và đào tạo lại đội ngũ nhân lực trong điều kiện mới, Đề tài KX.07 - 14, Hà Nội.
11. PGS, TS Vũ Năng Dũng (chủ biên) (2004), Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí, bước đi, cơ chế chính sách trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban
Chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Các nghị quyết của Trung ương Đảng
2001 -2004, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. PGS, TS Nguyễn Đình Kháng (2002), “Kinh tế tri thức và những vấn đề mới đặt ra cho lý luận và thực tiễn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta”, Tạp chí Giáo duc lý luận, (1), tr.19-21.
16. Phạm Thị Khanh (2001), “Đào tạo nghề: Giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đội ngũ lao động đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (125/03), tr.6-8.
17. Nguyễn Xuân Khoát (1997), "Kinh nghiệm sử dụng nguồn lao động ở nông thôn Trung Quốc, Đài Loan, ASEAN”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, (2).
18. GS,VS Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1996), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Lê Thị ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và
đào tạo ở một số nước Đông á; Kinh nghiệm đối với Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Viện Kinh tế thế giới, Hà Nội.
20. Lê Thị Ngân (2005), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận kinh tế tri thức ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
21. Trần Minh Ngọc (1996), “Chất lượng đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (219/08).
22. GS,TSKH Lê Du Phong (chủ biên) (2006), Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
23. Tạp chí Lý luận chính trị - Học Viện CTQG Hồ Chí Minh (2002), Một số định hướng chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu từng bước phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.
24. Phan Thanh Tâm (2000), Các giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
25. TS Vũ Bá Thể (2005), Phát huy nguồn lực con người để công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.
26. Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm (chủ biên) (2001), Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn nước ta, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. GS, TS Nguyễn Kế Tuấn (chủ biên) (2006), Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam Con đường và bước đi, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đỗ Thế Tùng (1996), Vấn đề lao động và việc làm, Trung tâm Thông tin tư liệu, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
29. TS Nguyễn Phú Tụ (2001), “Hội nhập kinh tế thế giới và đào tạo nhân lực tại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (125), tr.2 - 3.
30. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm về công tác đào tạo nguồn nhân lực.
31. Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp & PTNT (2005), Báo cáo tổng kết 5 năm đào tạo sau đại học.
Phụ lục
Phụ lục 1
Kế hoạch đào tạo sau đại học do ADB tài trợ cho ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010
TT Cấp độ và ngành đào tạo Nhu cầu đào tạo cho từng năm
2006 2007 2008 2009 2010
1 Đào tạo tiến sỹ 59 59 59 59 59
KH cây trồng 22 22 22 22 22
KH chăn nuôi thú y 7 7 7 7 7
KH lâm nghiệp 5 5 5 5 5
KH thủy lợi và nguồn nước 11 11 11 11 11
KH về đất và Sử dụng đất 2 2 2 2 2
KH Cơ điện và CN Sau TH 5 5 5 5 5
KH Kinh tế NN&PTNT 1 1 1 1 1 Các khoa học khác 6 6 6 6 6 2 Đào tạo thạc sĩ 144 144 144 144 144 KH cây trồng 54 54 54 54 54 KH chăn nuôi thú y 18 18 18 18 18 KH lâm nghiệp 11 11 11 11 11
KH thủy lợi và nguồn nước 27 27 27 27 27
KH về đất và Sử dụng đất 6 6 6 6 6
KH Cơ điện và CN Sau TH 12 12 12 12 12
KH Kinh tế NN&PTNT 2 2 2 2 2 Các khoa học khác 14 14 14 14 14 3 Thực tập sinh khoa học 40 40 40 40 40 Công nghệ sinh học 20 10 10 10 10 Quản lý nguồn gen 5 5 5 5 5 Chọn giống và nhân giống 2 5 5 5 5
Kỹ thuật thâm canh 7 12 10 10 10
Quản lý tài nguyên đất, nước 2 2 2 2 2
Công nghệ xây dựng thủy lợi 2 2 2 2
Công nghệ vi sinh 2 2 2
CN bảo quản và chế biến 4 2 2 2
CN Cơ giới hoá và canh tác 2 2
Hệ thống kinh tế - kỹ thuật NN 2 2 2
Tổng số 243 243 243 243 243
(Nguồn: Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực KHCN từ 2006-2015 - Dự án TA 4105 VIE do ADB tài trợ).
Trong đó:
Đào tạo Tiến sĩ: 1/2 đào tạo trong nước, 1/2 đào tạo nước ngoài Đào tạo Thạc sĩ: 2/3 đào tạo trong nước, 1/3 đào tạo nước ngoài
Thực tập sinh: các khoá 3 tháng ở nước ngoài
Phụ lục 2
Các chuyên ngành đào tạo Sau đại học tại các cơ sở
thuộc Bộ NN & PTNT