- Dài hạn Ng ắn hạn
b. Những tác động bên trong
- Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ ngày càng phát triển mạnh mẽ. Việc áp dụng những thành tựu khoa học đó làm thay đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Những thành tựu của cách mạng khoa học công nghệ thúc đẩy sự phát triển kinh tế trí thức, làm thay đổi cơ cấu kinh tế và lao động ở nước ta.
- Sự phát triển của công nghệ thông tin và tự động hoá làm thay đổi tương quan giữa lao động trực tiếp và lao động gián tiếp, làm giảm lao động chân tay, tăng lao động trí óc, đưa vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học và của giáo dục đào tạo lên hàng đầu.
- Các công nghệ hiện đại, công nghệ cao cũng đang được sử dụng trong những lĩnh vực then chốt, đồng thời các công nghệ đòi hỏi đầu tư ít, thu hút nhiều lao động cũng được sử dụng rộng rãi để tạo thêm nhiều việc làm, đặc biệt là lao động dư thừa ở nông thôn. Hệ thống giáo dục đào tạo có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu các loại lao động đó.
- Sản xuất hàng hoá phát triển làm cho thị trường lao động được mở rộng, nhu cầu đào tạo tăng lên, tạo điều kiện cho giáo dục và đào tạo phát triển, mặt khác kinh tế thị trường làm thay đổi quan niệm về giá trị, ảnh hưởng đến động cơ học tập, việc lựa chọn ngành nghề, tác động đến các quan hệ trong nhà trường và ngoài xã hội.
- Quá trình tích tụ và tập trung ruộng đất là điều kiện đầu tiên thúc đẩy sự phát triển kinh tế trang trại. Cùng với xu thế này, lao động được giải phóng ra khỏi khu vực nông nghiệp để phát triển ở những lĩnh vực khác. Thực tế cũng cho thấy những tác động tích cực của những động lực tạo ra từ những năm đổi mới cơ chế đang đi dần đến đỉnh điểm của giới hạn và khả năng thu hút lao động vào khu vực nông nghiệp là có hạn. Vì vậy, một mặt cần tìm ra những động lực mới, trực tiếp cho sự phát triển nông nghiệp, mặt khác cần phải giải toả lao động khỏi khu vực nông nghiệp bằng những định hướng cơ cấu có hiệu quả.
- Yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, GDP tăng ít nhất gấp đôi sau 10 năm, vừa đặt ra yêu cầu mới, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi cho phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Mục tiêu vượt qua ngưỡng của một nước kém phát triển vào năm 2010 và đến năm 2020 đưa nước ta cơ bản thành một nước công nghiệp; đòi hỏi phải sớm đào tạo nguồn nhân lực với những chuẩn mực mới về chất lượng. Tuy nhiên, dân số và nguồn lao động tiếp tục tăng về số lượng, đào tạo nghề và tạo việc làm đang trở thành áp lực lớn.
- Đại hội Đảng lần thứ VIII đã quyết định đẩy mạnh CNH, HĐH; phấn đấu tới năm 2020 đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp. Quan điểm và mục tiêu phát triển nông nghiệp thời kỳ này được thể hiện rõ bởi nghị quyết số 06-NQ/TW của Bộ Chính trị: Coi trọng thực hiện CNH, HĐH trong phát triển nông nghiệp (gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi), đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng cả trước mắt và lâu dài, là cơ
sở để ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo định hướng XHCN. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn phát triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến... Gắn sản xuất với thị trường để hình thành liên kết nông - công nghiệp - dịch vụ và thị trường ngay trên địa bàn nông thôn và trên phạm vi cả nước; gắn công nghiệp hoá với nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực ở nông thôn.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về đẩy nhanh CNH,HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001-2010 đã xác định: CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của CNH, HĐH đất nước. Ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, chú trọng phát huy nguồn lực con người, ứng dụng rộng rãi thành tựu khoa học công nghệ. Dành vốn ngân sách đầu tư nâng cấp các cơ sở dạy nghề của Nhà nước, đồng thời có cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hoá, phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, bảo đảm hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 1 triệu lao động, đưa đào tạo nghề lên khoảng 30% vào năm 2010. Có chính sách thu hút những người được đào tạo làm việc trong ngành nông nghiệp, nhất là miền núi và vùng sâu, vùng xa [13, tr.77].
- Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được tiến hành và sẽ diễn ra sự dịch chuyển một cách căn bản cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động theo hướng đến năm 2010 giảm tỷ lệ đóng góp của nông, lâm, ngư nghiệp trong GDP xuống còn 15 - 16%, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp lên đến 43 - 44%, dịch vụ lên 40 - 41%. Vào năm 2010 giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 50%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm 24%, lao động dịch vụ chiếm 26% [14, tr.188].
Đó là những cơ hội và thách thức ở trong nước với đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn từ nay tới năm 2010.
3.1.2. Một số chủ trương, định hướng cơ bản cho hoạt động đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp cho công nghiệp hoá, hiện tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010
Những căn cứ để xây dựng phương hướng mục tiêu đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2006 - 2010 là dựa vào Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X, Luật Giáo dục năm 2005, luật dạy nghề năm 2006 và kế hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010, mà nội dụng cụ thể như sau: