Bài học cho đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 34 - 38)

- Giáo dục đại học và sau đại học:

1.3.3.Bài học cho đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp

c. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

1.3.3.Bài học cho đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp

phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp ở nước ta hiện nay

- Xác định con người là trung tâm của sản xuất và phát triển xã hội. Trong điều kiện đất nước còn nghèo, nông nghiệp lạc hậu, để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp thành công cần coi trọng đào tạo NNL của ngành nông nghiệp để nâng cao trình độ văn hoá và chuyên môn kỹ thuật của người lao động làm nông nghiệp. Chú trọng tới việc giáo dục văn hoá truyền thống dân tộc, giáo dục luật pháp, giáo dục đạo đức và nhân cách người lao động.

- Là nước đi sau trong thực hiện CNH, HĐH do vậy cần có quan điểm đào tạo theo diện rộng để nâng cao mặt bằng dân trí, kết hợp đào tạo theo diện hẹp nhằm có được đội ngũ lao động có tri thức, có khả năng tiếp thu, cải tiến kỹ thuật nhập khẩu để đón đầu, đi tắt trong chặng đường CNH, HĐH nông nghiệp.

- Đào tạo gắn với sử dụng, gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế, gắn với thị trường lao động. Đào tạo NNL phục vụ nhu cầu của thị trường lao động trong nông nghiệp cần có sự điều tiết của Nhà nước để tránh mất cân đối.

- Đa dạng hoá các loại hình đào tạo bồi dưỡng: Tăng cường hoạt động đào tạo lại cho đội ngũ lao động. Có chính sách phát triển các hệ thống đào tạo để tư nhân và các doanh nghiệp tham gia tích cực hoạt động đào tạo nhân lực. Sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại phục vụ cho công tác đào tạo, bồi dưỡng và công tác khuyến lâm, khuyến nông. Xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao ở các vùng kinh tế đặc thù làm cơ sở tham quan học tập cho nông dân.

- Nâng cao tỷ lệ sinh viên đại học, trên đại học ngành nông nghiệp trong tổng số sinh viên nói chung (ở Thái Lan tỷ lệ này là 8%, Việt Nam mới đạt 3,5%), đồng thời nâng cao tỷ lệ công nhân lành nghề và công nhân kỹ thuật.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp. Cử sinh viên, học sinh đi học tập bồi dưỡng về nông nghiệp ở các nước có nền nông nghiệp tiên tiến.

Kết luận chương 1

Chương 1 đã trình bày một số vấn đề về CNH, HĐH nông nghiệp và vấn đề đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; khái niệm về NNL và đào tạo NNL của ngành nông nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nguồn nhân lực; vai trò của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH nông nghiệp; nội dung cơ bản của đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ quá trình CNH, HĐH ở nước ta và kinh nghiệm của một số nước khác.

Qua phần trình bày của chương 1, đã nêu được những nội dung cơ bản sau: - Từ việc làm rõ các khái niệm đã cho thấy những nét đặc thù của đào tạo NNL cho nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nội dung, chương trình đào tạo luôn gắn với yêu cầu cơ bản của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, mà đặc biệt ưu tiên cho đào tạo NNL của ngành nông nghiệp của những ngành mũi nhọn như công nghệ sinh học, công nghệ thông tin...đảm bảo đào tạo được NNL có đủ khả năng đi tắt đón đầu trong lĩnh vực khoa học, công nghệ.

- Đào tạo NNL phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp đòi hỏi có nhiều hình thức đào tạo phong phú, phù hợp với đặc điểm và yêu cầu CNH, HĐH của nông nghiệp ở từng khu vực cụ thể.

- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo NNL của ngành nông nghiệp phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp; trong đó, yếu tố trình độ văn hoá của lực lượng lao động nông nghiệp, chính sách ưu tiên đào tạo cho con em nông dân ở các vùng nông thôn và hệ thống đào tạo NNL của ngành nông nghiệp có tác động lớn tới hiệu quả, kết quả đào tạo.

Phần trình bày trên cũng đã đề cập đến một số bài học kinh nghiệm về đào tạo nhân lực của các nước đã thực hiện thành công CNH, HĐH nông nghiệp.

Chương 2

Tình hình đào tạo NGUồN NHÂN LựC của ngành nông nghiệp cho cÔNG

NGHIệP Hoá, HIệN ĐạI HOá nông nghiệp giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2005

Giáo dục và đào tạo ở Việt Nam đã tiến được những bước tiến lớn kể từ khi nước ta giành được độc lập đến nay, đặc biệt là từ sau công cuộc đổi mới.

Trước khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, ở miền Bắc Đảng và Nhà nước ta ngoài việc quan tâm xây dựng cơ sở vật chất của CNXH và chi viện cho miền Nam thực hiện cuộc kháng chiến chống Mỹ, đã quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo để xây dựng NNL cho đất nước. Ngay sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành cải cách nền giáo dục và đào tạo theo hướng thống nhất trong cả nước, phù hợp với trình độ phát triển trong khu vực.

Để thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Đảng và Nhà nước ta không chỉ bằng chủ trương, chính sách, mà còn bằng những hoạt động tích cực quan tâm đến sự nghiệp này là: Tăng ngân sách nhà nước dành cho giáo dục và đào tạo. Đặc biệt là từ sau khi có nghị quyết Trung ương lần thứ hai (khoá VIII), đầu tư ngân sách cho giáo dục và đào tạo đã tăng lên không ngừng. Từ năm 1997 đến nay, ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo năm sau cao hơn năm trước; theo số liệu từ Vụ Kế hoạch - tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì: năm 2000 đầu tư 12.677 tỷ đồng (tương ứng với tỷ trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong tổng chi của ngân sách nhà nước là 15%); năm 2001 đầu tư là 15.432 tỷ đồng (tương ứng là 15,6%); năm 2002 là 17.615 tỷ đồng (tương ứng là 15,8%); và năm 2003 là 19.453 tỷ đồng (tương ứng là 16,4%). Đây là một cố gắng lớn của Đảng và Nhà nước, trong điều kiện kinh tế nước ta chưa phát triển và tích luỹ của nền kinh tế quốc dân còn thấp. Tuy nhiên, trong thực tế với mức chi ngân sách như trên cũng chỉ đáp ứng được khoảng 60% nhu cầu cần thiết cho phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Theo tính toán có tới hơn 80% số tiền

đó sử dụng cho việc trả lương; phần còn lại giành cho các khoản chi khác như đầu tư kết cấu hạ tầng, đầu tư trang thiết bị phục vụ việc dạy và học và cho việc phát triển NNL của các tổ chức giáo dục và đào tạo.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nhà nước đã có chủ trương, chính sách nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Kết hợp với nhiều nguồn vốn huy động từ đóng góp của nhân dân, ngành giáo dục và các địa phương; để tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục và đào tạo.

Tình hình đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta giai đoạn 2000 - 2005 được trình bày trong các phần sau:

2.1. Quá trình phát triển hệ thống đào tạo NGUồN NHÂN LựC của ngành nông nghiệp cho CÔNG NGHIệP HOá, HIệN ĐạI HOá nông nghiệp giai đoạn 2000 -

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 34 - 38)