Đổi mới nội dung đào tạo theo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 108 - 109)

- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ nông nghiệp trình độ cao giai đoạn 2006 2010 là xây d ựng nguồn nhân lực khoa học công

b. Đổi mới nội dung đào tạo theo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

đại hoá nông nghiệp

Đổi mới nội dung đào tạo theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp khi xây dựng chương trình đào tạo cần có một tỷ lệ thích hợp giữa kiến thức cơ bản và kiến thức chuyên sâu; giữa phần cứng tối thiểu bắt buộc và phần mềm linh hoạt với tỷ lệ phù hợp ở từng ngành nghề đào tạo. Vận dụng modun hoá nội dung chương trình đào tạo một cách phù hợp. Đổi mới nội dung đào tạo nhằm đạt được mục tiêu tổng quát là đào tạo được một đội ngũ khoa học công nghệ trình độ cao nhằm kế tục đội ngũ hiện có vừa tiếp thu, làm chủ được khoa học công nghệ hiện đại của các nước, đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng và xây dựng một nền khoa học công nghệ nông lâm ngư nghiệp tiên tiến. Nội dung đào tạo được đổi mới để đào tạo những nhà khoa học trẻ có triển vọng trong những lĩnh vực: Công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ phôi, công nghệ thông tin chuyên ngành nông nghiệp, công nghệ vật liệu mới phục vụ nông nghiệp, chế biến nông lâm sản. Đào tạo chuyên gia về quản lý tài nguyên nước, quản lý môi trường.

Đổi mới nội dung chương trình đào tạo của các trường trung học nông, lâm, ngư nghiệp để trang bị cho học sinh các kiến thức và kỹ năng thực hiện

qui trình sản xuất tiên tiến, kiến thức và kỹ năng tiêu thụ nông sản và nắm vững công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Đổi mới nội dung chương trình các trường đào tạo nghề theo hướng thiết thực hiện đại, theo sát trình độ kinh tế xã hội từng vùng.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện việc đào tạo các ngành truyền thống, đã được thực hiện nhiều năm, có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và vẫn có nhu cầu của xã hội.

- Hoàn thiện xây dựng chương trình khung để tạo điều kiện cho các trường, nhất là các trường đại học, cao đẳng, cán bộ quản lý tự chủ xây dựng chương trình đào tạo theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá.

- Phát triển chương trình đào tạo có sự tham gia: Khảo sát nhu cầu đào tạo của xã hội, căn cứ vào nhu cầu thực tế và năng lực của các trường đặc biệt là tham khảo dự thảo danh mục đào tạo để mở các ngành đào tạo mới.

- Huy động các nhà khoa học giỏi trong và ngoài ngành tham gia xây dựng đề cương, biên soạn bài giảng; nhập và biên dịch, xuất bản giáo trình. Lựa chọn, sử dụng các giáo trình tiên tiến của các nước. Huy động tối đa công tác khai thác nguồn tư liệu trên mạng.

Các chuyên ngành đào tạo cần phong phú, nhưng có trọng tâm ưu tiên, gắn đào tạo với công tác nghiên cứu và yêu cầu sản xuất. Đối với đào tạo sau đại học, tính phong phú của chuyên ngành là cần có nhiều đề tài hấp dẫn. Đó là những vấn đề cấp bách của sản xuất nông nghiệp, những vấn đề có tính chiến lược đối với ngành cần được nghiên cứu làm sáng tỏ.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)