- Giáo dục đại học và sau đại học:
c. Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp
1.3.1. Kinh nghiệm đào tạo nguồn nhân lực của các nước châu
Âu và Mỹ
Điểm nổi bật và giống nhau của các nước châu Âu và Mỹ là coi trọng giáo dục, lấy phát triển giáo dục và đào tạo làm trung tâm của phát triển NNL. ở các nước này, giáo dục và đào tạo được đầu tư khá cao. Nếu tính theo tỷ lệ GDP thì ngân sách giáo dục của Mỹ gần 7%, hầu hết các nước châu âu tỷ lệ đó lớn hơn 5% (xem biểu 1.1).
Biểu 1.1: Các chỉ tiêu phát triển giáo dục đào tạo của các nước
công nghiệp phát triển
Tên nước Tỷ lệ biết chữ (%) Tỷ lệ ngân sách giáo dục so với GDP(%) Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học (%) Số cán bộ khoa học trên 1000 dân (người) Mỹ 97 6,7 29,6 55 Nhật Bản 99 5 23,7 110 Đức 99 4,5 12,7 86 Pháp 99 5,7 16,3 83 Anh 99 5 18,4 90 Hà Lan 99 6,7 8,3 92
Bỉ 99 5,1 13,3
Italia 97 4 9,2 82
Nguồn: UNDP, Báo cáo phát triển nguồn nhân lực, 1994.
Nhờ đầu tư cao cho giáo dục, nên tỷ lệ người biết chữ ở Mỹ và Tây âu khá cao, từ 97% trở lên. Có thể nói hệ thống giáo dục ở các nước này thuộc loại tốt nhất thế giới. Ngân sách này không chỉ tập trung cho việc xây dựng cơ sở vật chất, trang bị thiết bị giảng dạy mà còn tập trung một phần đáng kể cho việc đào tạo giáo viên.
Các nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, Luật Giáo dục bắt buộc không phải là nguyên nhân chính làm tăng số học sinh và số trường học vào cuối thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX, mà chủ yếu là do nhận thức của con người, của xã hội trước nhu cầu NNL đang tăng lên để phục vụ quá trình CNH, HĐH.
Quan điểm của nhà nước Mỹ là hướng vào phát triển các công nghệ cao, bồi dưỡng nhân tài, lấy giáo dục đại học làm phương tiện để chiếm lĩnh vị trí hàng đầu trong phát minh và làm chủ công nghệ mới; coi đó là chiến lược để cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Kết quả là ở Mỹ đã có hệ thống giáo dục đại học tốt nhất thế giới, đào tạo cho đất nước một tập thể dân cư có trình độ học vấn cao, sản sinh ra nhiều nhà khoa học công nghệ và Mỹ trở thành nước dẫn đầu về số lượng các phát minh và làm chủ công nghệ mới. Hệ quả là nước Mỹ đã tạo ra một bộ phận dân cư có học vấn cao nhưng trình độ học vấn chung của đại bộ phận dân cư và trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân lại thấp hơn so với các nước Tây Âu.
Từ năm 1980 đến nay, mục tiêu chính của giáo dục đại học và trung học chuyên nghiệp của các nước Tây Âu là cung cấp lực lượng lao động theo hướng thiên về khoa học công nghệ và nghề nghiệp cụ thể, thực hiện chính sách phát triển NNL hướng vào nhu cầu thị trường có sự điều tiết của Nhà nước.
quả. Các nước đó đánh giá đúng đắn vai trò của NNL khoa học công nghệ đối với CNH, HĐH và nhờ đó mà có chính sách phát triển khoa học và công nghệ cao. Đặc biệt ưu tiên đầu tư ngân sách để phát triển nghiên cứu và ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ mới vào thực tiễn sản xuất và đời sống. Ngân sách được đầu tư cho nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học ứng dụng và bồi dưỡng nâng cao tay nghề thợ kỹ thuật và đào tạo chuyên gia.
ở Đức 2/3 lao động bậc thấp được đánh giá là có tay nghề cao hơn Mỹ. Khả năng tiếp thu kỹ thuật mới của các công nhân Mỹ cũng chậm hơn so với công nhân Đức. Trong thập kỷ 80, năng suất lao động ở Mỹ chỉ tăng 1,2 %/ năm, ở CHLB Đức là 1,4% / năm, Pháp là 1,9%/ năm, Anh là 2,8%/ năm.
Như vậy là ở các nước châu Âu và Mỹ, giáo dục và đào tạo được nhìn nhận không chỉ là một động lực của sự phát triển mà còn là một trong những hướng ưu tiên trong các chiến lược phát triển.