III Khối lâm nghiệp 161 474 104 333 41
b. Hiệu quả đào tạo
Chính là tác động của công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực tới quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, cụ thể như sau:
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, lao động nông nghiệp.
Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết TW5 (khoá IX) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, sau 3 năm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, tỷ trọng GDP nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 24,53% (năm 2003) xuống 21,76% (năm 2004), lao động nông nghiệp giảm từ 59,04% xuống 57,9%, lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 17%, khoảng 1,5 triệu hộ ở nông thôn tham gia hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp; ngành nghề nông thôn tiếp tục phát triển với tốc độ 15%/năm, công tác đào tạo đã góp phần đạt được những kết quả trên.
- Đào tạo phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ:
Tính đến cuối năm 2004, hệ thống nghiên cứu khoa học thuộc Bộ có 7.286 người trong đó có 508 tiến sĩ (chiếm 6,97%), 815 thạc sĩ (11,19%), 3.226 kỹ sư và cử nhân (42,77%). Chính đội ngũ này đã tham gia nghiên cứu và chuyển giao khoa học - công nghệ tạo động lực thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp có sức cạnh tranh cao.
+ Cải thiện chất lượng giống cây, con, tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng của sản phẩm nông nghiệp.
+ Giải quyết một số vấn đề thiết thực về công nghệ sau thu hoạch, công nghệ chế biến, bảo quản nông sản.
+ Nghiên cứu, ứng dụng các biện pháp thâm canh, quản lý dịch hại, bảo vệ và sử dụng các hiệu quả tài nguyên đất, nước, rừng... để khai thác tốt tiềm năng về năng suất và chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và tránh ô nhiễm môi trường.
+ Tăng cường hệ thống chuyển giao khoa học và công nghệ, gắn nghiên cứu với sản xuất, tăng cường hệ thống khuyến nông, nhất là ở cấp huyện và xã.
- Phát triển ngành nghề nông thôn và giải quyết việc làm.
2.2.6. Các điều kiện cơ bản đảm bảo phát triển đào tạo