- Giáo dục đại học và sau đại học:
a. Khái quát tình hình nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp
- Về số lượng:
Theo số liệu điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, đến năm 2004 cả nước có 24.780.000 người làm việc trong nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), chiếm 58,6% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân.
Biểu 2.1: Cơ cấu lao động theo ngành thời kỳ 1995 - 2004
TT 1995 2000 2004 1995 2000 2004 Tuyệt đối (1000 người) Tương đối (%) Tuyệt đối (1000 người) Tương đối (%) Tuyệt đối (1000 người) Tương đối (%) Tổng số 34.589 100,00 37.783 100,00 42.300 100,00 Trong đó 1 - Nông nghiệp 24.222 70,10 25.314 67,00 24.780 58,60 2 - Công nghiệp và xây dựng 4.583 13,20 5.225 13,90 7.360 17,40 3 - Thương mại và dịch vụ 5786 16,70 7.216 19,10 10.150 24,00
Nguồn: Tổng cục thống kê (niên giám thống kê) Bộ Kế hoạch và đầu tư.
(Không tính số lao động ngoài tuổi qui định có tham gia lao động)
Còn ở khu vực nông thôn là khu vực chủ yếu diễn ra CNH, HĐH nông nghiệp thì đến năm 2004 có 24.529.000 người làm việc trong nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp), chiếm 75,00% so với tổng số lao động đang làm việc trong khu vực nông thôn.
Biểu 2.2: Cơ cấu lao động theo ngành trong khu vực nông thôn
thời kỳ 1994 - 2000 - 2004 1994 2000 2004 Tuyệt đối (1000 người) Tương đối (%) Tuyệt đối (1000 người) Tương đối (%) Tuyệt đối (1000 người) Tương đối (%) Tổng số lao động hoạt động
trong các ngành kinh tế quốc
dân khu vực nông thôn
27.660 100,00 31.260 100,00 32.706 100,00
Trong đó
- Nông nghiệp 21.975 80,50 24.410 77,00 24.529 75,00 - Công nghiệp và xây dựng 2.880 10,50 3.100 11,00 3.924 12,00 - Công nghiệp và xây dựng 2.880 10,50 3.100 11,00 3.924 12,00 - Thương mại và dịch vụ 2.805 9,50 3.750 12,00 4.251 13,00
Nguồn: Tổng cục thống kê (niên giám thống kê) và Bộ Kế hoạch và đầu tư.
(Không tính số lao động ngoài tuổi qui định có tham gia lao động)
- Về trình độ học vấn:
Trình độ học vấn của NNL Việt Nam thể hiện ở các tiêu thức cụ thể sau:
Thứ nhất, tỷ lệ người biết chữ trong NNL không ngừng được nâng lên trong những thập kỷ vừa qua, nếu năm 1998 tỷ lệ này trong lực lượng lao động là 91,3% thì năm 2000 tăng lên 96% đến năm 2002 là 96,3%. Đó là tỷ lệ tương đối cao so với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, bởi vì trên thực tế nhiều nước có trình độ kinh tế xã hội cao hơn nhưng tỷ lệ biết chữ trong lực lượng lao động xã hội lại thấp hơn, như ở Trung Quốc đến năm 2001 tỷ lệ mù chữ vẫn còn 6,72%.
Cơ cấu NNL biết chữ ở nước ta không đồng đều giữa nam và nữ; giữa các vùng miền với nhau. Theo số liệu thống kê năm 2000, miền núi có tỷ lệ biết chữ thấp hơn ở đồng bằng, nông thôn có tỷ lệ biết chữ thấp hơn ở thành thị. Vùng đồng bằng sông Hồng là vùng có tỷ lệ biết chữ cao nhất đạt 99,2%; Tây Nguyên là vùng có tỷ lệ biết chữ thấp nhất trong cả nước chỉ đạt 87,4%. Tỷ lệ biết chữ của của lực lượng lao động nam là 97,1%, còn với nữ là 95%, và cũng có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng các miền của đất nước.
Thứ hai: Cơ cấu trình độ học vấn của NNL phân theo bậc học; những năm gần đây chỉ số này có nhiều chuyển biến tích cực. Xu hướng chung là tỷ lệ tốt nghiệp THCS ổn định, nhưng tăng tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT. Các tỷ lệ trên còn chuyển biến theo vùng, theo miền, nông thôn - thành thị, nam - nữ... Tỷ lệ tốt nghiệp THCS và PTTH cao nhất vẫn thuộc vùng đồng bằng sông Hồng(51,3% và 24%), còn tỷ này thấp nhất thuộc đồng bằng sông Cửu Long (13,8% và 7,9%). Như vậy, giữa các vùng tồn tại sự chênh lệch về học vấn, tỷ lệ học vấn cao trong NNL thuộc đồng bằng sông Hồng, thấp ở các vùng Tây Bắc và đồng bằng sông Cửu Long.
So sánh giữa nông thôn và thành thị, có thể thấy NNL ở thành thị có trình độ cao hơn hẳn so với ở nông thôn; tỷ lệ lao động tốt nghiệp THPT ở thành thị cao hơn gấp 3,4 lần ở nông thôn (38% so với 11,2%), tỷ lệ chung của cả nước là 17,2%. Người ta cho rằng, ở nước ta đang có sự chênh lệch lớn về học vấn giữa lao động nông thôn và thành thị và vẫn có xu hướng tiếp tục không giảm trong những thập kỷ tới.
Qua những số liệu trên ta có thể rút ra những nhận xét sau:
Một là: Xu hướng lao động có trình độ học vấn trong cơ cấu NNL đang tăng lên theo từng năm(nhất là lao động tốt nghiệp THPT), điều này cho thấy chất lượng NNL ở nước ta không ngừng được nâng cao do các kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội được tăng cường.
Hai là: Sự chênh lệch về trình độ học vấn của lao động cấu thành NNL giữa các vùng, miền của đất nước đã phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng miền không đồng đều. Do đó, đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội ở các vùng miền kém phát triển và thực hiện phổ cập giáo dục ở các bậc học trở thành nhiệm vụ cấp bách.
Ba là: Sự chênh lệch trình độ học vấn của NNL giữa nông thôn và thành thị, giữa nam và nữ, không chỉ phản ánh nhận thức của xã hội và sự quan tâm của Nhà nước chưa đầy đủ nên gây ra sự thiếu hụt về trình độ học vấn trong một bộ phận lớn NNL của xã hội làm cho việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật và công nghệ nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp bị hạn chế.
- Về trình độ chuyên môn kỹ thuật:
Đối với cả nước, lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp kỹ thuật trở lên tăng cả về số lượng và tỷ lệ trong lực lượng lao động. Năm 2000 có 5.993.543 người đã qua đào tạo từ sơ cấp kỹ thuật trở lên đạt tỷ lệ là 15,51% so với tổng số lao động; đến năm 2003 đã tăng lên 8.766.680 người đạt 21,22% so với tổng số lao động.
Điểm đáng chú ý là ở các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lao động lớn nhất nhưng lại có tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp nhất và chủ yếu được đào tạo về trồng trọt. Lao động qua đào tạo chủ yếu làm việc ở các nông, lâm trường, hợp tác xã. Tính toán từ các số liệu thống kê hàng năm cho thấy: 10 năm gần đây tỷ lệ này luôn dao động trong khoảng 0,53- 0,43%. Đó cũng là nguyên nhân của tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp chậm, chuyển dịch cơ cấu lao động diễn ra chậm chạp từ trồng trọtsang chăn nuôi.
Biểu 2.3: Tỷ lệ lao động qua đào tạo chia theo nhóm ngành kinh tế năm 2000
Đơn vị: %
Vùng Chung Nông lâm
ngư
CN và Xây
Cả nước
Tây Bắc Đông Bắc
Đồng bằng sông Hồng Bắc Trung Bộ
Duyên hải miền Trung Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
Đồng bằng sông Cửu Long
5.56 2.30 2.30 4.82 7.25 6.80 7.56 3.41 7.86 4.52 0.45 0.17 0.42 0.39 0.62 0.30 0.38 1.21 0.13 30.75 46.92 31.86 26.29 24.36 36.73 50.72 13.20 15.88 31.51 50.02 53.10 29.04 33.61 24.57 26.17 21.32 14.28
Nguồn: Tính toán từ Thực trạng Lao động việc làm ở Việt Nam 2000, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001.
So sánh theo vùng: năm 2000, vùng có tỷ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo cao nhất là Đông Nam Bộ đạt 1,21%. Vùng thấp nhất là đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 0,13%, vùng Tây Bắc có 95,68% lao động thường xuyên làm việc trong nhóm ngành nông nghiệp nhưng chỉ có tỷ lệ 0,17% đã qua đào tạo.
Để lý giải hiện tượng lao động nông nghiệp có tỷ lệ qua đào tạo hầu như không tăng trong nhiều năm qua, là do một số nguyên nhân sau: Tốc độ gia tăng hàng năm của lực lượng lao động nông, lâm, ngư nghiệp luôn cao hơn nhiềuso với tốc độ tăng quy mô đào tạo ngành nghề nông, lâm, ngư cả về số tuyệt đối và tương đối; nông nghiệp vẫn thiếu khả năng hút giữ lao động có tay nghề và chuyên môn cao, tổng vốn đầu tư xã hội cho nông lâm, ngư chưa ngang tầm với vị trí của nó trong tiến trình CNH, HĐH.
Hiện trạng về cơ cấu trình độ của lao động nông nghiệp có nét đặc thù: Xem xét cơ cấu trình độ lao động nông thôn cả nước theo các nhóm ngành, tính toán từ số liệu thống kê lao động- việc làm hàng năm ta thấy một điều là:
Cơ cấu trình độ của lao động đã qua đào tạo trong công nghiệp và xây dựng theo tỷ lệ đại học, trung học chuyên nghiệp, công nhân là 1:5:24, tương xứng hình nón; trong khi đó của lao động nông, lâm, ngư nghiệp là 1:3,71:1,15
tương xứng hình tang trống, điều này có tính khái quát cho tất cả các vùng nông thôn.
- Về giới:
Trong ngành nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp) theo số liệu thống kê lao động - việc làm ở Việt Nam năm 2004, nếu tính chung cả nước số lao động nữ chiếm tỷ lệ là 59,99%; tính cho khu vực thành thị thì tỷ lệ này là 11,04%, còn ở khu vực nông thôn số lao động nữ chiếm tới 74,44%.
Tỷ lệ lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật so với lao động chung thường thấp hơn, càng ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa thì tỷ lệ lao động nữ có trình độ chuyên môn kỹ thuật lại càng thấp. Thí dụ tỷ lệ lao động nữ có trình độ đại học và cao đẳng chung cả nước là 2,15% thì ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có 1,12%; Bắc Trung Bộ là 1,31%; Tây Nguyên là 1,37%. Riêng khu vực nông thôn, tỷ lệ lao động nữ có trình độ kỹ thuật rất thấp, có tới 94,48% lao động nữ khu vực nông thôn cả nước không có trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trong đó ở các vùng Miền núi phía Bắc, Tây nguyên và đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ này còn cao hơn 95,3%. Tỷ lệ lao động được đào tạo có trình độ đại học và cao đẳng chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn.
Một mâu thuẫn lớn trong việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực nông nghiệp là chất lượng thấp kém của lực lượng lao động. Tuy nông nghiệp Việt Nam có nguồn lực dồi dào, nhưng phần lớn lực lượng này là lao động thủ công, chưa qua đào tạo nghề nghiệp, thiếu hiểu biết kỹ thuật và năng lực hoạt động trong cơ chế thị trường. Chính sự bất cập này sẽ lại là một trở lực lớn đối với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp.
Chất lượng lao động nông nghiệp còn có mối quan hệ với tình trạng thiếu việc làm rất phổ biến hiện nay. Trên 8 vùng lãnh thổ, khu vực nông thôn của đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất, tiếp đến là vùng Bắc Trung Bộ, thấp nhất là vùng Tây Bắc. Thiếu việc làm đã làm tăng dịch
chuyển lao động nông nghiệp, trong đó có nhiều lao động đã qua đào tạo dịch chuyển sang các ngành khác.
Những học sinh giỏi ở nông thôn sau khi thi cử đỗ đạt đều thoát ly quê hương để đến các trường Đại học, Cao đẳng và THCN, tương lai điều kiện làm việc, thu nhập và cuộc sống thành phố luôn thu hút họ. Đó cũng là một nguyên nhân vì sao nhân lực được đào tạo ở trong khu vực nông thôn nói chung và trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp nói riêng còn rất hạn chế. Vòng quay này làm nghèo thêm lực lượng lao động có trình độ trong nông nghiệp.