Nhóm giải pháp về hệ thống chính sách đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 119 - 120)

- Mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ nông nghiệp trình độ cao giai đoạn 2006 2010 là xây d ựng nguồn nhân lực khoa học công

d. Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực của ngành nông nghiệp phục vụ cho tiến trình công nghi ệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

3.2.4. Nhóm giải pháp về hệ thống chính sách đào tạo nguồn nhân lực

của ngành nông nghiệp cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp

Hoàn thiện chính sách ưu đãi đối với giáo viên và học sinh, sinh viên học ngành nông nghiệp gắn với nghĩa vụ làm việc sau khi tốt nghiệp của người học:

- Xây dựng hoàn chỉnh các chính sách đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho nông nghiệp ở các vùng đặc biệt khó khăn (vùng sâu, vùng xa...), tăng cường chế độ cử tuyển trong tuyển sinh đối với đào tạo các ngành về nông nghiệp. Khuyến khích các cơ sởđào tạo ở miền núi mở các lớp dự bị đại học để tạo nguồn và đào tạo cán bộ cho vùng sâu, vùng xa và các cho các dân tộc ít người.

- Ban hành các chính sách ưu đãi đối với học sinh, sinh viên học ngành nông nghiệp gắn với chế độ nghĩa vụ công tác sau khi tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp đối với một số lĩnh vực ngành nghề ưu tiên phát triển trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp.

- Chính phủ cần thành lập các tổ chức có thẩm quyền đánh giá và công nhận các chức danh nghề nghiệp, làm cơ sở pháp lý cho việc tuyển dụng lao động và thúc đẩy người lao động tham dự các trường, lớp đào tạo.

- Đối với giáo viên cần hoàn thiện chính sách tiền lương; tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường sống và môi trường nghiên cứu khoa học cho đội ngũ giáo viên đầu ngành ở các nghề trọng điểm của nông nghiệp. Đảm bảo điều kiện sống và môi trường làm việc cho đội ngũ giáo viên thuộc các cơ sở đào tạo ở vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn.

- Ban hành chính sách, chế độ kiêm giảng dạy đối với cán bộ khoa học công nghệ tại các viện nghiên cứu; có chính sách thu hút những người làm việc ngoài cơ sở đào tạo tham gia giảng dạy tại các trường cao đẳng, đại học, THCN, dạy nghề và các lớp tập huấn của ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 119 - 120)