Một số tồn tại và thách thức trong công tác đào tạo nguồn

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 81 - 83)

- Dài hạn Ng ắn hạn

c. Đa dạng hình thức đào tạo

2.3.2. Một số tồn tại và thách thức trong công tác đào tạo nguồn

nhân lực

- Qui mô đào tạo vẫn còn hạn chế, nhất là qui mô đào tạo nghề dài hạn vẫn còn nhỏ so với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Chất lượng và hiệu quả đào tạo vẫn là thách thức lớn đối với các trường.

- Một số chủ trương có tính chất đột phá đã sớm đề ra, nhưng chưa thực hiện được:

+ Chưa thực hiện qui hoạch các cơ sở đào tạo cao đẳng đại học và sau đại học; trung học chuyên nghiệp và đào nghề theo 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo là công tác quan trọng, đòi hỏi nâng cao chất lượng, gắn với các chương trình phát triển nông nghiệp, theo địa chỉ sử dụng. Nhưng thực tế công tác lập kế hoạch đào tạo ở một số trường vẫn chưa đổi mới, chưa thực sự gắn với các chương trình kinh tế - xã hội trọng điểm của ngành, vẫn mang tính ước chừng, chưa có điều tra khảo sát nhu cầu cụ thể.

+ Đổi mới phương pháp giảng dạy được coi là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo, được nhiều trường quan tâm, tuy nhiên nhìn chung phương pháp đào tạo chưa đổi mới mạnh mẽ, một số trường chủ yếu vẫn giảng dạy theo phương pháp cũ đối thoại một chiều. Tuy có nguyên nhân khách quan (thiếu phương tiện dạy học, số lượng học sinh 1 lớp đông...), chủ yếu vẫn là do các giáo viên chưa thực sự nhiệt tình trong việc áp dụng phương pháp mới và học sinh vẫn quen thụ động trong học tập.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật của các trường tuy đã được Nhà nước quan tâm đầu tư, song vẫn còn rất bất cập so với yêu cầu. Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, chương trình mục tiêu đã ít lại phải dàn trải, chưa tập trung dứt điểm các dự án xây dựng cơ bản đã được duyệt, chưa tập trung xây dựng một số trường trọng điểm. Mặt khác, các trường chưa xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị phục vụ đào tạo tổng thể, đồng bộ, thiết thực.

- Về số lượng và cơ cấu giáo viên một số trường vẫn trong tình trạng thiếu hụt, nhất là thiếu giáo viên có trình độ cao, giáo viên đầu đàn ở các khoa, cơ cấu giáo viên chưa đồng bộ, thiếu giáo viên giảng dạy ở các ngành nghề mới mở hoặc thiếu giáo viên dạy các môn về công nghệ mới. Trình độ ngoại ngữ của giáo viên một số trường còn thấp.

- Về đội ngũ cán bộ quản lý đã từng bước được trẻ hoá và có trình độ chuyên môn cao tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập về năng lực điều hành và tổ chức quản lý.

- Công tác tin học hoá trong nhà trường còn bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Công tác học sinh, sinh viên vẫn còn nhiều vấn đề phải quan tâm trước các biểu hiện của lối sống thực dụng, thờ ơ với chính trị, các hành vi tiêu cực vi phạm quy chế, pháp luật.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)