Viện Khoa học Lâm

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 60 - 63)

III Khối lâm nghiệp 161 474 104 333 41

2 Viện Khoa học Lâm

Nghiệp Việt Nam

101 0 77 0 16 0

Tổng cộng 1159 2100 626 1433 208 751

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT.

Qua số liệu thống kê trên, có thể thấy đối với đào tạo tiến sĩ, nhiều nghiên cứu sinh đã không bảo vệ được luận án (khối thủy lợi 40%, khối nông nghiệp 37%, khối lâm nghiệp 14%).

Hàng năm, căn cứ vào chỉ tiêu đào tạo được Nhà nước giao, các cơ sở đào tạo sau đại học tiến hành tuyển sinh. Dưới đây là số lượng tuyển mới sau đại học trong 5 năm qua tại các cơ sởđào tạo sau đại học thuộc Bộ:

Biểu 2.8: Tình hình tuyển sinh sau đại học các năm 2001 - 2005

Năm Chỉ tiờu kế hoạch Thực tuyển

NCS Cao học NCS Cao học

2001 87 180 58 184

2003 90 210 33 251

2004 85 300 55 294

2005 82 240 88 270

Tổng số 434 1150 282 1194

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ NN&PTNT.

Như vậy, hàng năm số nghiên cứu sinh tuyển được đều thấp hơn so với chỉ tiêu được giao, tổng số chỉ đạt 64,97%, còn số học viên cao học tuyển được đều vượt kế hoạch (khoảng 104%).

Số nghiên cứu sinh ít là do các nguyên nhân như: Kinh phí đào tạo nghiên cứu sinh quá thấp nên điều kiện học tập và nghiên cứu khó khăn, đặc biệt với các ngành kỹ thuật cần sử dụng máy móc thiết bị thực hành. Mặt khác, số cán bộ trẻ mong muốn đi đào tạo ở nước ngoài hơn là làm nghiên cứu sinh trong nước.

Về đào tạo thạc sĩ, so với cả nước, tốc độ tăng quy mô đào tạo cao học của 3 cơ sở thuộc Bộ tương đương, nhưng tốc độ tăng quy mô đào tạo nghiên cứu sinh chậm hơn và hầu như không tăng (xem biểu 2.9).

Biểu 2.9: Tuyểnsinh sau đại học qua các năm 2000 - 2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT và của toàn quốc

Loại Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005

Nghiên 11 cơ sở thuộc Bộ 58 48 33 55 88 cứu sinh 116 cơ sở toàn quốc 800 950 1215

Học viên 3 cơ sở thuộc Bộ 184 195 251 294 270 Cao học 95 cơ sở toàn quốc 6500 8940 11.011

Nguồn: Vụ TCCB - Bộ Nông nghiệp & PTNT và Vụ ĐH&SĐH- Bộ GD&ĐT.

Song song với đào tạo sau đại học trong nước, trong các năm qua Bộ Nông nghiệp & PTNT đã cử một số lượng lớn cán bộ trẻ đi đào tạo ở nước ngoài, số lượng cụ thể như sau:

Biểu 2.10: Thống kê đào tạo sau đại học ngoài nước của Bộ NN&PTNT Phân loại học viên 2001 2002 2003 2004 2005 Cộng

Nghiên cứu sinh 19 28 47 48 48 190 Cao học 63 81 68 88 49 349

Thực tập sinh 4 10 5 3 4 26

Cộng 86 119 120 139 101 565

Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Nông nghiệp & PTNT.

Trong số trên có 134 người được cử đi học nước ngoài theo Đề án 322 của Nhà nước, còn chủ yếu là qua con đường hợp tác của các Viện, Trường đại học với các Tổ chức quốc tế và các học bổng nước ngoài như Anh (học bổng Chevening); Mỹ (học bổng Fullbright), Nhật Bản (học bổng Monbukagakush, Asean Youth Fellowship, JICA), Hàn Quốc (KOICA), úc (ADS, AUSAID); Newzealand (NZAID), ấn Độ (ITEC), Thailand (DETEC, Colombo plan)... Tuy nhiên các học bổng này đều yêu cầu trình độ tiếng Anh đầu vào cao (bằng Toefl 550, IELTS 6.0) rất khó khăn đối với cán bộ khoa học công nghệ trẻ.

Các thống kê trên cho thấy, từ sau năm 2001, tình hình tuyển nghiên cứu sinh trong nước vẫn gặp khó khăn, trong 5 năm qua các cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT tuyển được 282 nghiên cứu sinh, chỉ đạt 64,97% so với kế hoạch đề ra. Trong khi số người được cử đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài lại tăng nhanh, lên tới 190 người. Tỷ lệ thực tuyển/chỉ tiêu của Bộ thấp hơn nhiều so với bình quân chung toàn quốc (năm 2003 tỷ lệ tuyển/chỉ tiêu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 39% trong khi tỷ lệ chung của cả nước là 81%). Tuy nhiên, nếu tính cả số tuyển trong nước và số cử đi đào tạo ngoài nước thì số lượng nghiên cứu sinh của Bộ trong 5 năm qua là 472 người (bình quân 94 nghiên cứu sinh/năm) tăng 22% so với năm 2001 (chỉ có 77 nghiên cứu sinh).

Hàng năm, các cơ sở đào tạo đại học và các viện nghiên cứu của khối nông, lâm, ngư nghiệp có khả năng đào tạo khoảng 100 nghiên cứu sinh và hàng trăm học viên cao học. Các cơ sở đào tạo sau đại học thuộc Bộ Nông nghiệp & PTNT đang đào tạo 31 chuyên ngành tiến sĩ và 13 chuyên ngành thạc sĩ. Trong 17 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 7 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ thì chỉ có 1 chuyên ngành cơ khí hoá nông nghiệp đào tạo trình độ tiến sĩ. Không có các chuyên ngành khác liên quan đến các lĩnh vực ưu tiên cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp. Trong 8 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ và 3 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ thuộc khối lâm nghiệp có 4 chuyên ngành đào tạo về công nghệ và cơ giới hoá lâm nghiệp, công nghệ đồ gỗ, hoá học gỗ và công nghệ gỗ, chế biến lâm sản.

- Nguyên nhân số lượng nghiên cứu sinh trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ngày càng giảm là do:

Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi; chỉ tuyển thí sinh có bằng thạc sĩ hoặc tốt nghiệp đúng chuyên ngành loại giỏi; độ tuổi tuyển sinh giảm từ 45 xuống 40; bỏ đào tạo nghiên cứu sinh hệ ngắn hạn.

Cán bộ trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phần lớn công tác ở địa bàn khó khăn nên gặp nhiều trở ngại trong việc thu xếp công việc ở cơ quan, gia đình và kinh phí để đi học. Trình độ ngoại ngữ hạn chế là một rào cản lớn đối với họ khi tham gia kỳ thi tuyển sinh sau đại học.

Bên cạnh đó, quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước đã hấp dẫn các nghiên cứu sinh hơn và đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm số lượng nghiên cứu sinh trong nước.

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)