- Dài hạn Ng ắn hạn
a. Những tác động bên ngoà
Bước vào thế kỷ XXI với sự xuất hiện của nền kinh tế tri thức, sự xuất hiện xu thế toàn cầu hoá kinh tế và những thách thức về an ninh lương thực, dân số, môi trường sinh thái thì nông nghiệp vẫn là ngành sản xuất cổ xưa nhất, cơ bản nhất đối với loài người. Phát huy cuộc cách mạng của thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới từ nay tới năm 2010 và những năm tiếp theo sẽ có những thay đổi theo hướng sau:
- Nông nghiệp tự động hoá.
Dựa vào kỹ thuật vi điện tử hiện đại và trên cơ sở đã được cơ giới hoá ở mức độ cao mà sử dụng máy móc có thể điều chỉnh, kiểm tra, gia công, khống chế mọi khâu, mọi công việc trong quá trình sản xuất. Việc tự động hoá các công cụ sản xuất nông nghiệp sẽ làm cho trình tự sản xuất nông nghiệp càng thêm hợp lý, hiệu suất và chất lượng công việc ngày càng được nâng cao. Tiêu hao nguyên vật liệu cũng ngày một thấp, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Điện khí hoá nông nghiệp.
Kỹ thuật về nguồn năng lượng mới có thể làm cho động lực điện cung cấp cho nông nghiệp ngày càng sung túc với giá thành hạ. Các nguồn điện như thuỷ điện, điện hạt nhân, điện mặt trời sẽ được sử dụng rộng rãi, thúc đẩy
việc dùng các máy công cụ chạy điện như máy cày máy kéo chạy điện, hay có thể sử dụng điện để sưởi ấm đất. Điện khí hoá sẽ cải biến cơ sở động lực của sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho tự động hoá phát triển.
- Công xưởng hoá trong nông nghiệp.
Kỹ thuật vi điện tử và vật liệu mới sẽ là tiền đề để nông nghiệp áp dụng những phương pháp quản lý sản xuất giống như trong công xưởng để sản xuất các loại cây trồng vật nuôi. Dùng các trang thiết bị hiện đại để tiến hành cung cấp không khí, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, nước... cho sự sinh trưởng của cây trồng, dần dần tiến tới một nền nông nghiệp không chịu ảnh hưởng của điều kiện thiên nhiên như khí hậu thời tiết, mùa vụ...
Có 3 hướng mới trong nông nghiệp để phục vụ cho công xưởng hoá nông nghiệp là:
+ Sử dụng rộng rãi nhân giống cây trồng nhân tạo bằng kỹ thuật gien, như nhân giống trong ống nghiệm, nhân giống vô tính...
+ Sử dụng màng chất dẻo trong nông nghiệp để ngăn và che chắn bảo vệ cây trồng, chẳng hạn như dùng chất dẻo để khống chế môi trường dễ và đuổi côn trùng...
+ Canh tác không cần đất: Sử dụng phương pháp thuỷ canh để cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng, xoá bỏ được hạn chế về diện tích đất, tránh được các mầm bệnh cho cây trồng.
- Sinh vật hoá nông nghiệp.
Sinh vật hoá nông nghiệp được phát triển từ công nghệ sinh học (CNSH), kỹ thuật gien, kỹ thuật nuôi cấy tế bào, kỹ thuật chất xúc tác lên men. Việc nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật sinh vật sẽ làm nông nghiệp sẽ có những bước nhảy vọt về chất theo 5 hướng sau:
+ Kỹ thuật tạp giao vô tính dùng kỹ thuật biến tính hiện có, tạo ra những sinh vật kiểu mới hoặc lấy những đặc tính tốt của sinh vật khác kết hợp làm một, định hướng cải biến di truyền.
+ Sinh vật cố định đạm, thông qua việc tìm hiểu về gien cố định đạm có thể cấy trực tiếp gien vào DNA của cây trồng, từ đó làm cho bản thân cây trồng có thể tự gom được đạm để giảm bớt lượng phân bón hoá học, hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Dùng chất kích thích sinh trưởng, sử dụng kỹ thuật DNA để sản xuất mầm dịch bệnh hay chất kích thích không có tính hoá học và vô hại, có thể dùng để nâng cao sản lượng, phẩm chất và có thể thúc đẩy hay kéo dài thời gian sinh trưởng của cây trồng vật nuôi.
+ Tác dụng quang hợp: Là quá trình tạo ra chất hữu cơ quan trọng của cây trồng, do vậy nâng cao hiệu suất quang hợp dẫn đến năng suất lao động có thể tăng lên.
+ Phòng và chữa trị bằng sinh học: Chế tạo ra thuốc diệt trùng, diệt cỏ thiên nhiên bảo đảm an toàn cho người sử dụng cũng như người tiêu thụ sản phẩm.
- Đa dạng hoá nông nghiệp.
Nông nghiệp sẽ không còn phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu như đồng ruộng, đất rừng mà sẽ phát triển khai thác những vùng như biển, xa mạc và vũ trụ.
- Quản lý khoa học hoá.
Thiết lập hệ thống tin học mà cơ sở là kỹ thuật máy tính. Máy tính sẽ được sử dụng rộng rãi ở các đơn vị sản xuất với mục đích là giúp người sản xuất đưa ra những quyết định đúng đắn về sản xuất cũng như lưu giữ thông tin, chỉnh lý thông tin về kỹ thuật, thị trường nhằm đưa ra những kế hoạch sản xuất, giá thành lợi nhuận.
Xây dựng hệ thống giám sát và dự báo khoa học về điều kiện sản xuất, sâu bệnh, khí tượng thuỷ văn chính xác để có những phản ứng kịp thời với thiên tai.
- Phát triển liên tục bền vững.
Nông nghiệp phát triển liên tục bền vững là trên cơ sở quản lý, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và phương hướng điều chỉnh kỹ thuật, thay đổi cơ cấu đảm bảo liên tục đáp ứng đầy đủ nhu cầu trước mắt và mãi mãi về sau của con người [11, tr.32].
Hơn nữa, ngày nay trong xu hướng mở cửa và hội nhập, bối cảnh quốc tế đã đem lại những cơ hội và thách thức cho thức với đào tạo NNL của ngành nông nghiệp cho CNH, HĐH nông nghiệp ở nước ta là:
- Sự xuất hiện kinh tế tri thức và xu hướng hội nhập vừa là thách thức, song cũng là cơ hội để nước ta tận dụng sớm hoàn thành CNH, HĐH và từng bước đuổi kịp các nước tiên tiên trên thế giới. Tri thức và thông tin ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nông nghiệp ở nước ta. Lịch sử đã cho thấy: Trong thế kỷ XVIII, một nước phải mất 100 năm để hoàn thành công nghiệp hoá, đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX phải mất 50-60 năm; cuối thế kỷ XX chỉ còn khoảng 30 năm; thời gian này thì còn có thể ngắn hơn nữa nếu chúng ta có được kinh nghiệm và sự giúp đỡ của Quốc tế để đầu tư mạnh vào đào tạo nguồn nhân lực.
- Lĩnh vực nông nghiệp đang được nhiều quốc gia và Tổ chức Quốc tế quan tâm. Nếu chúng ta có chính sách phù hợp sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư và sự trợ giúp từ bên ngoài về vốn và công nghệ cũng như kinh nghiệm để đào tạo nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp.
- Chuyển giao công nghệ mới để tăng cường khả năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp là một trong 7 trọng tâm hợp tác về ASEAN trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Nông dân nước ta có nhiều cơ hội được học hỏi nâng cao trình độ thông qua các trương trình hợp tác về đào tạo và khuyến nông. Các nước ASEAN luân phiên tổ chức các tuần lễ nông dân, để nông dân các nước có thể cùng gặp gỡ và trao đổi kinh nghiệm. Rất nhiều các khoá đào tạo
về quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) sẽ được tổ chức nhằm giảm ô nhiễm môi trường và tăng khả năng tiếp cận thị trường của nông sản.
- Khoảng cách giữa các nước giàu và nghèo có thể vẫn tiếp tục gia tăng. Lợi thế cạnh tranh luôn nghiêng về các nước giàu và có nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đó là thách thức gay gắt đối với các nước đang phát triển nói chung, cũng như đối với nước ta. Chất lượng hàng hoá nông - lâm sản của chúng ta còn thấp là một khó khăn cho nông nghiệp trong quá trình hội nhập kinh tế. Sự khác biệt về trình độ công nghệ của Việt Nam so với các nước phát triển là rất lớn, khoảng cách tụt hậu hiện nay có thể từ 50-100 năm, chỉ có thể khắc phục và rút ngắn bằng cách tăng nhanh đầu tư cho phát triển con người và nhanh chóng tiếp cận nền kinh tế tri thức.