Phát triển nguồn nhân lực dệt may

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 146 - 152)

- Từ Nhật Bản: Itochu, Sumitomo, Kowa, Sumikin Busan, Self Inter, Shinko

53 Trương Thành Long, 2006, Phát triển ngành nguyên liệu dệt mayViệt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quắc tế

3.4.1.5 Phát triển nguồn nhân lực dệt may

Theo quan niệm của Michael Porter, ngành nào có "khả năng đổi mới và sáng tạo lòn" thì ngành đó có khả năng cạnh tranh cao. Hơn nữa, để có khả năng cạnh tranh cao, các ngành không chỉ cần những nguồn lực phát triển có tính chất truyền thống như nguồn đất đai sẵn có, nguồn nhân lực vật chất, m à phải là những nguồn lực tiên tiến và tinh hoa như đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ các nhà khoa học và công nhân có tay nghề, kỹ thuật cao... m à cả sự phân bổ họp lý các nguồn lực vào các ngành. Nguồn lực tinh hoa không phải có sẵn, m à phải đườc xây dựng thông qua một hệ thống đào tạo đạt trình độ phát triển và có chất lường cao.

Nếu không tính các hoạt động sản xuất nguyên liệu thô như trồng bông, phát triển dâu tằm tơ hay chăn nuôi gia súc, các hoạt động sản xuất nguyên liệu dệt may còn lại như kéo sời, dệt vải và in, nhuộm, hoàn tất đều đòi hỏi lực lường lao động có kỹ thuật, tay nghề và cần đườc qua đào tạo. Vì vậy, Nhà nước cần có sự hỗ trờ doanh nghiệp về đào tạo nguồn nhân lực.

Trong ngành dệt may, vấn đề điều hành và phát triển nguồn nhân lực cần phải đườc quan tâm đặc biệt theo hướng sau:

Thứ nhất, Nhà nước cần củng cố các trường, trung tâm đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo để đáp ứng nhu cầu tăng vọt về cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật trong thời gian tới. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mở các lóp tập huấn, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy và gửi đi đào tạo chính quy ở nước ngoài để có các nhà thiết kế mẫu chuyên nghiệp có đủ trình độ, năng lực để có thể tham gia vào công đoạn thiết kế trong chuỗi GVC, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của thời trang thế giới.

Thứ hai, Nhà nước nên bổ sung nguồn nhân lực có kinh nghiệm và năng lực cho các

doanh nghiệp quốc doanh gặp khó khăn hoặc thực hiện các dự án đầu tư mới bằng cách huy động nguồn nhân lực từ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tốt và được đào tạo ngắn hạnvề quàn lý hoặc kở thuật. Để huy động có hiệu quả, cần giải quyết

tót các chế độ phúc lợi xã hội, nhà ở, bảo hiểm và các chính sách tiền lương thỏa

đáng để nâng cao năng suất lao động và đời sống của công nhân.

Thứ ba, bên cạnh việc đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực kở thuật và quản lý cao

cáp, nhà nước cũng cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp chủ động và chú trọng đầu tư vào đội ngũ công nhân, thợ kở thuật lành nghề.Trên cơ sở quy hoạch các vùng phát triển sản xuất nguyên liệu dệt may của Chính phủ và kế hoạch đầu tư của tự bản thân doanh nghiệp, các doanh nghiệp hoặc Hiệp hội các nhà sản xuất nên phối hợp với các trường dạy nghề, các trung tâm hướng nghiệp để xây dựng và triển khai các khóa đào tạo cho đối tượng lao động phổ thông tại vùng quy hoạch, chú trọng đào tạo theo hướng tiêu chuẩn hóa các thao tác để nâng cao kở năng và hiệu suất sử dụng thiết bị của công nhân, để công nhân may Việt Nam có trình độ và năng suất lao động ngang tầm với các nước ứong khu vực.

3.4.1.6 Các chính sách hỗ t r ợ khác của Chính phủ và Hiệp hội • Cải cách t h ủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính, chấn chinh bộ máy hoạt động của các cơ quan quản lý góp phần quản lý, sử dụng và khai thác hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Hoàn thiện cơ

chế quản lý xuất nhập khẩu. Cụ thể, một mặt, cần đơn giản hóa các thủ tục nhập nguyên liệu, nhập mẫu hàng, nhập bản vẽ để việc thực hiện các họp đồng gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp đỡ mất thời gian và ít gặp những khó khăn trở ngại. Mặt khác, họp lý hóa công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (Certiíicate o f Origin - C/O) bằng việc chuyển việc cấp c/o hàng dệt may về Bộ Công thương để thực hiện

chế độ một cửa, giảm chi phí hành chính cho doanh nghiệp và tăng cường công tác chống gian lận thương mại theo yêu cầu của EU và Mở.

139

Chính phủ cần có chính sách giúp các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, do các doanh nghiệp bước đầu còn bỡ ngỡ, tốn kém trong chi phí giao địch, tìm khách hàng, đơn hàng. Đồng thời, các thủ tục hải quan nên được đơn giản hóa để thông quan nhanh hàng xuỉt khẩu, giải phóng nhanh hàng nhập khẩu, giảm chi phí lưu kho và tạo điều kiện giao hàng đúng hạn. Chỉ khi các D N dệt may Việt Nam thực hiện được giao hàng đúng hạn mói có thể củng cố được uy túi, lòng tin của các đối tác nước ngoài, nâng cao vị thế trong chuỗi và vì vậy mới nâng cao được năng lực cạnh tranh của D N trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu.

Ngoài ra, cần nâng cao vai trò chủ đạo của Tổng công ty Dệt may trong hoạt động xuỉt nhập khẩu, phổi hợp tốt giữa các doanh nghiệp dệt và doanh nghiệp may. Sử dụng vải sản xuỉt trong nước để tăng tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm xuỉt khẩu, đủ điều kiện được cỉp c/o để hường chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Đồng thời, tạo cơ chế thông thoáng để hiệp hội tiếp tục là cầu nối phản ánh nguyện vọng cùa doanh nghiệp phối họp đến với các cơ quan quản lý nhà nước, từ đó giúp xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi cho ngành dệt may, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp chổng lại các rào cản trong khi xâm nhập thị trường quốc tế.

• Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh

Quan điểm của Chính phủ đối với phát ừiển dệt may nói chung và sản xuỉt nguyên liệu nói riêng là khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Định hướng này không có nghĩa Nhà nước ưu tiên và phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh m à mục đích cơ bản nhằm nhỉn mạnh vai trò vốn đầu tư của nhà nước. Chúng ta vẫn cần phải xây dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh

tế, tạo điều kiện để mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuỉt nguyên liệu dệt may, thông qua đó nâng dần vai trò của khối kinh tế ngoài quốc doanh, giảm nhẹ gánh nặng về vốn đầu tư cho ngân sách nhà nước. Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, nhà nước cần phải minh bạch và không phân biệt đối xử trong nội dung các luật và các quy định liên quan đến đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi nhỉt cho các doanh nghiệp cùng phát triển nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh phong phú và

đa dạng. Quan hệ nội bộ giữa các doanh nghiệp thành viên trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng cần được cơ cấu lại ứên cơ sở quan hệ và lợi ích kinh tế thuần túy. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam là một ngành kinh tế nhiều thành phần, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ( 1 0 0 % vốn và liên doanh), các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, công ty tư nhân, các tổ hợp, các hợp tác xã. Để đẩy mạnh cạnh tranh lành mạnh, ngành dệt may cần tăng cưủng khả năng phối họp đầy đủ và đồng bộ giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn Dệt may Việt Nam, xóa bỏ sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp cùng phát triển và đồi mới các qui chế để hấp dẫn đầu tư nước ngoài, tạo nên môi trưủng cạnh tranh phong phú và đa dạng. Nhủ đó, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm sản xuất, quản lý, cũng như thực hiện chuyển giao công nghệ với đối tác nước ngoài.

3.4.2 Nhóm giải pháp vi mô

Trước mắt, với mục đích nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thông qua việc tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, những nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết trước hết đặt ra cho các doanh nghiệp chính là thực hiện ngày càng có hiệu quà hơn những hoạt động m à doanh nghiệp đang tiến hành (khâu gia công trong chuỗi). Chi khi doanh nghiệp thực hiện tốt khâu sản xuất đồng thủi tích l ũ y k i n h nghiệm quản lý, mở rộng mối quan hệ với các đối tác trong chuỗi, tạo vị thế cho doanh nghiệp và sản phẩm vững chắc trong tâm trí ngưủi tiêu dùng trong nước, v.v... thì các tiền đề cho việc tham gia vào các khâu thượng nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu (phát triển nguyên phụ liệu dệt may) và hạ nguồn (mạng lưới phân phối và xúc tiến dệt may) mới được tạo dựng trong dài hạn. 3.4.2.1 Tăng cưủng nhận thức về chuỗi giá trị toàn cầu và lợi ích khi tham gia Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đã bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu (thể hiện ủ kết quà khảo sát của nhóm tác giả). Tuy nhiên, nhận thức này còn rất m ơ hồ và hạn chế về bề sâu. Hầu hết doanh

141

nghiệp khi được hỏi chưa biết cần phải tham gia như thế nào, tham gia vào khâu nào mang lại giá trị gia tăng cao nhất. Do vậy, chỉ khi hiểu rõ, hiểu đúng đắn về chuôi giá trị và những lợi ích m à chuỗi giá trị đem lại thì mới có thê tạo ra những chuyên biên tích cực trong hành đờng của doanh nghiệp khi tham gia chuỗi và mới có ý thức

phấn đấu vươn lên để có thể tham gia vào những khâu có giá trị gia tăng lớn.

Hiện nay, bản thân các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp đã thường xuyên đề cập đến các khái niệm "chuỗi giá trị" hay "giá trị gia tăng" trong chiên lược và kế hoạch hành đờng của mình. Đó cũng là những dấu hiệu tích cực đánh

dấu sự chuyển biến về nhận thức của những đối tượng có liên quan. Trên thực tê,

đối với các doanh nghiệp dệt may, nhận thức liên quan đến các khâu của chuỗi giá trị ngành dệt may toàn cầu, vị trí của doanh nghiệp Việt Nam trong chuỗi đó cũng

như lợi ích m à doanh nghiệp có thể đạt được khi tham gia vào chuỗi vẫn chưa thật sự rõ ràng.

Qua tổng họp điều tra cùa nhóm đề tài đối với các công ty dệt may của Việt Nam liên quan đến các khâu của chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, có không ít các công ty trong số 74 công ty được hỏi đã đưa ra câu trà lời không chính xác như chuỗi giá trị dệt may toàn cầu bao gồm thương hiệu, năng suất, chất lượng, giá cả, kiểu dáng, chi phí. Tất cả những nhân tố đó chỉ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, chứ không phải là các khâu ứong chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may. N ế u bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thiếu những hiểu biết căn bản về chuỗi giá trị toàn cầu như vậy thì việc họ không xác định được vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi là điều khó tránh khỏi. Két quà là, những chiến lược và kế hoạch kinh doanh m à họ đưa ra cho công ty của mình không phù hợp với hoàn cảnh thực tế, kém hiệu quả và dễ thất bại.

Mục đích quan trọng nhất khi nghiên cứu về m ô hình chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

chính là giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xác định năng lực cốt lõi của mình và tiến hành các hoạt đờng nhằm đạt được lợi thế cạnh tranh. Do vậy, để đáp

ứng nhu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế, xây dựng mối quan hệ lâu dài với họ, tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp, định hướng kinh doanh m à

các doanh nghiệp xác định cho mình để trờ nên cạnh tranh hơn, hiệu quả hơn là điêu vô cùng quan trọng. M ô hình chuỗi giá trị dệt may toàn cầu là công cụ phân tích hữu hiệu để doanh nghiệp dệt may Việt Nam đạt được mục tiêu đó.

Từ phía doanh nghiệp dệt may, để nhận thức đúng đắn về chuỗi giá trị toàn cầu cốa ngành, bản thân mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là những người nắm giữ vị trí lãnh đạo, phải trau dồi kiến thức chuyên môn về chuỗi để xác định vị trí cốa doanh nghiệp, cốa ngành dệt may Việt Nam, phân tích bài học kinh nghiệm từ quá trình tham gia chuỗi cốa các đối thù cạnh tranh quốc tế; và dựa trên cơ sở đó đưa ra những quyết sách phù họp trong ngắn hạn và dài hạn.

Từ phía các cơ quan chính phố và Hiệp hội dệt may Việt Nam, việc tổ chức các hội thảo trong nước và quốc tế, các khóa đào tạo chuyên ngành có chuyên gia Việt Nam và nước ngoài giảng dạy chuyên về chố đề chuỗi giá trị toàn cầu nên được tổ chức thường xuyên hơn. Đố i tượng tham gia là các doanh nghiệp dệt may trong nước và các công ty dệt may nước ngoài. Đây là cơ hội để tất cả những đối tượng liên quan và có quan tâm có được kiến thức về thực trạng và những bước phát triển ngành dệt may cốa Việt Nam nói riêng cũng như trên toàn cầu nói chung, đồng thời họ cũng

được trao đổi với các chuyên gia và các công ty nước ngoài khác có tham gia vào chuỗi dệt may toàn cầu nhằm học hỏi và rút ra bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam.

3.4.2.2 Đẩ y mạnh hoạt động gia công và xuất khẩu trực tiếp

Theo số liệu thống kê, năm 2007 có 2.390 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng dệt may, tăng 85 doanh nghiệp so với năm 2006; trong đó có bốn doanh nghiệp đạt kim ngạch xuất khẩu trên 100 triệu USD, 15 doanh nghiệp đạt từ 50 đến 100 triệu USD. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu dệt may cốa Việt Nam tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây nhưng do tham gia vào khâu sản xuất chố yếu thông qua phương thức CMT (Cút - Make - Trùn; cắt - May - Hoàn thiện) nên giá trị gia tăng được thực hiện tại Việt Nam khá hạn chế. Theo phương thức này, các tổ chức mua hàng hoặc đại lý cốa họ ở châu Á cung cấp cho doanh nghiệp Việt Nam toàn bộ đầu vào để sản

143

xuât sản phẩm, bao gồm mẫu thiết kế, nguyên liệu, vận chuyển đến tận Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam chỉ cần thực hiện việc cắt, may và hoàn thiện sản phẩm. Ngoài tham gia vào phương thức CMT kể trên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng xuất khẩu theo hình thức FOB, nhưng tỷ trọng xuất khẩu theo hình thức này cũng chì chiếm 3 3 % trong tổng kim ngữch hàng may mặc xuất khẩu.

Từ những phân tích về thực trững tham gia vào chuỗi GVC của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ờ chương 2, chúng ta nhận thấy việc tham gia của các doanh nghiệp Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may còn vô cùng khiêm tốn, mới chỉ cần so sánh trong mối quan hệ tương quan với các doanh nghiệp dệt may khác trong phữm v i châu Á. Do vậy, muốn nâng cao năng lực cữnh tranh cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thì việc tham gia vào xuất khẩu theo các phương thức FOB bậc cao (loữi 2 và loữi 3) là điều quan t r ọ n g5 9

Muốn làm được việc này, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động tham gia vào việc sản xuất nguyên liệu bông, tơ tằm, sợi tổng họp tữo nguồn nguyên liệu cho ngành dệt để sản xuất nguyên liệu cho ngành may trong nước . Bản thân các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải nỗ lực không ngừng xây dựng năng lực thu thập thông tin thị trường, thiết kế và phân phối sàn phẩm. Đây là những khâu tữo ra giá trị gia tăng và lợi nhuận cao hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu nói chung, chuỗi giá trị toàn cầu ngành dệt may nói riêng. T ó m lữi, giải pháp thay đồi phương thức sản xuất xuất khẩu chỉ có khả năng thực thi khi nhóm các giải pháp phát triển nguyên phụ liệu trong nước, phát triển ngành dệt cũng như tăng cường sản xuất phục vụ xuất khẩu được thực hiện hiệu quả.

Từ những phân tích ở trên, rõ ràng là nếu các doanh nghiệp dệt may đầu tư hơn nữa

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 146 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)