Những thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 117 - 119)

- Từ Nhật Bản: Itochu, Sumitomo, Kowa, Sumikin Busan, Self Inter, Shinko

o Nâng ca vị thế cùa các danh nghiệp dệt

2.4.1 Những thành tựu đạt được

Dệt may Việt Nam luôn được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn, đem lại kim ngạch xuất khẩu cao (thứ hai sau dầu thô), tạo ra nhiều công ăn việc làm nhất cho dân chúng, góp phần đáng kể vào phát triển kinh tế của đất nước. Những thành tựu được ghi nhận này một phần do các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã ý thức được sự cần thiết phải tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và trong những năm gần

109

đây đã tham gia tương đối sâu vào khâu sản xuất và gia công trong chuỗi.

Tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may thế giới các doanh nghiệp Việt Nam có được cơ hội mở rộng thị trường cung cấp hàng may mặc thông qua việc phát triển hoạt động sản xuất xuất khọu và dần dần tiến tới chiếm lĩnh những mắt xích quan trọng khác trong chuỗi để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Việc gia nhập WTO của Việt Nam đầu năm 2007 cũng là cơ hội để Việt Nam mở rộng thị trường xuất khọu khi hạn ngạch dệt may vào thị trường M ỹ đã được xóa bỏ.

Việt Nam là điểm đến của các nhà đầu tư trong đó có các nhà nhập khọu bán lẻ hàng dệt may từ các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cũng có thể tăng các hợp đồng phụ hoặc họp đồng gia công với các nhà cung cấp đến từ Hồng kông, Đài Loan và Trung Quốc. Việc bãi bỏ chế độ hạn ngạch, hiệp định ATC hết hiệu lực thực sự đã mở rộng cửa cho giao dịch hàng dệt may Việt Nam với các tập đoàn sản xuất dệt may lớn thuộc WTO.

Sự tham gia của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới cũng chính là một động lực tăng cường việc thu hút vốn đầu tư của các TNCs và MNCs trên thế giới. Việc đầu tư vào hạ tầng ngành dệt may sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hạ giá thành để đọy mạnh xuất khọu. Tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu cũng là cơ hội tốt giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam học tập phương pháp thiết kế của các hãng thời trang nổi tiếng trên thế giới nhằm nâng cao khả năng thiết kế cho các doanh nghiệp chuyên thiết kế của Việt Nam. Việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu còn giúp các doanh nghiệp Việt Nam thu hút thêm các đơn đặt hàng dệt may từ các nước trên thế giới. Từ năm 2006 tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới Walmart đã đặt hàng với số lượng lớn với các doanh nghiệp dệt may lớn của Việt Nam như Việt Tiến, Nhà bè, Phương Đông, Dệt Phong phú.... Việc hợp tác với các hãng bán lẻ lớn trên thế giới sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng tiếp cận thị trường toàn cầu và triển khai các hoạt động marketing một cách chuyên nghiệp hom

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 117 - 119)