Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mạ

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 138 - 140)

- Từ Nhật Bản: Itochu, Sumitomo, Kowa, Sumikin Busan, Self Inter, Shinko

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CÀU NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực

3.4.1.2 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mạ

Thứ nhất, Nhà nước, các ban ngành hữu quan và Hiệp hội Dệt may cần tiếp tục chỉ đạo duy trì và nâng cao chất lượng việc tổ chức các triển lãm và hội chợ thường niên về máy m ó c và thiết bị ngành dệt may, tạo điều kiện giao lưu giữa các doanh nghiệp sản xuất trong nước và các nhà cung cấp thiết bị trên thế giới. Đồng thời, Hiệp hội Dệt may nên giúp đỡ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực may mặc, được tham gia các triển lãm và hội chợ kỹ thuởt ờ nước ngoài, được tham quan các doanh nghiệp may mặc trên thế giới, chú ý tới các doanh nghiệp may mặc trong khu vực châu Á như Trung Quốc, Thái Lan hay Ẩn Độ, v.v... để quan sát dây chuyền sản xuất hàng may mặc, trao đồi và học tởp kinh nghiệm với các nước bạn liên quan đến công nghệ và kỹ thuởt sản xuất.

Thứ hai, Nhà nước, thông qua hoạt động của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Cục Xúc tiến Thương mại Việt Nam tổ chức các kênh truyền thông và quảng bá cho các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may về chiến lược kinh doanh, tiềm năng nhân lực và năng lực sản xuất của họ để các nhà phân phối, các hãng bán lẻ trên thế giới nhởn biết và thiết lởp mối quan hệ đối tác với các doanh nghiệp đó, góp phần thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may nói riêng, hình ảnh ngành dệt may Việt Nam nói chung. Ngoài việc tổ chức các hội chợ, triển lãm như trên, Nhà nước thông qua các chuyến viếng thăm, phương tiện truyền thông đai chúng có thể quàng bá hình ảnh của ngành dệt may Việt Nam. Quảng bá có thể tiến hành qua

trang web chuyên ngành hay các ấn phẩm, sách giới thiệu, tạp chí chuyên ngành, v.v...

Trên đây là nhóm các giải pháp trước mắt mà Nhà nước và Hiệp hội Dệt may Việt Nam nên tiến hành nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Tuy nhiên, xét về dài hạn, Nhà nước cần phải xây dựng những chính sách xây dựng vùng nguyên liệu và phát triển công nghiệp phừ trợ cũng như các chính sách đồng bộ về hành chính, tài chính, v.v... nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp.

3.4.1.3 Đẩ y mạnh sản xuất nguyên liệu cho dệt may

Như chúng ta đã biết, khâu đầu tiên tạo ra giá trị cơ bản trong chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu là việc sản xuất nguyên liệu, bao gồm sợi bông, len, tơ tằm và sợi nhân tạo được sản xuất từ dầu thô. Tuy nhiên, Việt Nam còn đang rất yếu kém trong khâu này. về mặt dài hạn ngành dệt may Việt Nam cần phải chiếm lĩnh, chi phối được khâu này mới có khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong chuỗi GVC.

Khó khăn lớn m à các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải đối mặt là sự phừ thuộc trên phạm v i rộng vào nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và năng lực yếu của công nghiệp phừ trợ dệt may. Hiện nay, nguồn nguyên phừ liệu trong nước cung ứng cho ngành may xuất khẩu chỉ chiếm dưới 3 0 % cộng thêm việc thiếu bí quyết nhuộm và hoàn tất sản phẩm khiến giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu rất thấp.

Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, vai trò của việc phát triển vùng nguyên liệu được đề cao với số vốn đầu tư lớn và với mừc tiêu đạt 490.000 t ấ n .5 2

Như chúng ta đều biết, các dự án đầu tư phát triển trong lĩnh vực sản xuất nguyên liệu dệt may đa phần là các dự án có nhu cầu vốn lớn so với các dự án đầu tư vào ngành may, thời gian huy

Quyết định cùa Thủ móng Chính phủ số 36/2008/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2008 phê duyệt Chiến lược phát ữiền ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020

131

động vốn tương đối dài. Do vậy, Nhà nước và Chính phủ Việt Nam cần ưu tiên bố trí các nguồn vốn dài hạn, có thời gian trả nợ từ năm đến m ườ i năm với lãi suât cạnh tranh, bao gồm cả nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hoục bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nợ dài hạn nước ngoài. Chính phủ cần ưu tiên cho việc lập quy hoạch các vùng nguyên liệu làm cơ sở xây dựng các biện pháp phát triển cụ thể5 3

.

Cụ thể là, về nguyên liệu là sợi bông, nguồn cung cấp này cho ngành dệt rất hạn chế. Thực tế, điều kiện khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho loại cây trồng này phát triển. Tuy nhiên, do năng suất trồng bông ờ Việt Nam thấp nên loại cây này không được nông dân ưa chuộng trồng bằng các loại cây kinh tế khác. Vì vậy, sản lượng bông xơ không đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu của ngành dệt. Đe phát triển vùng nguyên liệu bông, trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, đục biệt trong Chương trình phát triển cây bông, Chính phủ định hướng chú trọng xây dựng các vùng chuyên canh bông có tưới tại các địa bàn có đủ điều kiện về đất đai, thổ nhưỡng và khí hậu nhằm nâng cao sản lượng, năng suất và chất lượng bông xơ của Việt Nam để cung cấp cho ngành dệt. Cây bông vải ừồng ở các vùng đất có tưới nước thủy lợi cho năng suất đạt 2-3 tấn/ha/vụ, cao gấp 2-3 lần so với trồng bông vải không tưới nước. Quyết định 36 của Thủ tướng Chính phủ đưa ra mục tiêu tới năm 2010, bông xơ trong nước đạt 20.000 tấn, tức gần 60.000 tấn bông hạt và như vậy phải cần một diện tích khoảng 30.000-40.000 ha trồng bông. Niên vụ bông vải 2002-2003, cả nước có tới 32.000 ha gieo trồng bông, sản lượng chừng 32.000 tấn bông hạt (khoảng 10.000 tấn bông xơ); niên vụ 2007-2008, diện tích này chi còn 8.100 ha, thu hoạch hơn 10.000 tấn bông hạt (khoảng 3.000 tấn bông xơ), tức chỉ còn hơn % về diện tích và 1/3 về sản lượng trong vòng có bổn năm. N ế u trước năm 2005, diện tích trồng bông vải trong nước phát triển nhanh, cung cấp được 1 0 % nhu cầu bông xơ cho ngành dệt thì hiện nay giảm xuống chỉ còn 2-3%, có nghĩa là ngành dệt may Việt Nam vào thời điểm này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào bông

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)