- Từ Nhật Bản: Itochu, Sumitomo, Kowa, Sumikin Busan, Self Inter, Shinko
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CÀU NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực
3.4 GIẢI PHÁP ĐẢY MẠNH VIỆC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊTOÀN CÀU NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY
Qua nghiên cứu Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đèn năm 2015, định hướng đến năm 2020 đồng thời phân tích kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc, Hàn Quốc và Hoa Kỳ và đặc biệt là những bất cạp từ thực trạng tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu của các doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài đưa ra hai nhóm giải pháp lớn: nhóm giải pháp vĩ m ô và nhóm giải pháp vi m ô dưới đây.
3.4.1 Nhóm giải pháp vĩ mô
Ở tầm vĩ mô, trong ngắn hạn, Chính phủ Việt Nam cần hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện tốt hơn khâu gia công xuất khẩu và mở rộng sản xuât đê
xuất khẩu trực tiếp thông qua hỗ trợ kỹ thuạt và đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến
thương mại.
3.4.1.1 Tăng cường hỗ t r ợ kỹ thuạt
Hỗ ượ kỹ thuạt cho doanh nghiệp bao gồm các hoạt động tư vấn, giúp đỡ về mặt kỹ thuạt, công nghệ, nâng cao năng lực quàn lý và sản xuất. Liên quan đến vấn đề thiết
bị và công nghệ, quan điểm của phát triển ngành dệt may là đầu tư các thiết bị và công nghệ sản xuất hiện đại. Do vạy, Nhà nước cần xây dựng các chính sách và biện pháp nhằm định hướng và hỗ trợ doanh nghiệp ừong việc lựa chọn thiết bị và công nghệ.
Thứ nhất, Nhà nước nên hỗ trợ Hiệp hội Dệt may thành lạp các trung tâm thông tin,
tư vấn để thường xuyên cạp nhạt thông tin trong lĩnh vực thiết bị và công nghệ sản
xuất cũng như hướng dẫn cách thức tạn dụng những công nghệ hiện có của doanh
nghiệp. Các trung tâm này sẽ hoạt động như một diễn đàn ừao đổi của các doanh nghiệp kiêm đơn vị tư vấn kỹ thuạt cho các dự án mới đầu tư trong lĩnh vực sàn xuất phục vụ xuất khẩu, giúp doanh nghiệp nắm bắt kịp thời xu thế phát triền của công nghệ, kỹ thuạt hiện đại.
Thứ hai, liên quan đến việc hỗ trợ và nâng cao năng lực quản lý, sàn xuất trong nội bộ doanh nghiệp, Nhà nước và Hiệp hội Dệt may cũng nên tổ chức các khóa đào tạo
129
dài hạn và ngắn hạn cho lãnh đạo doanh nghiệp về phương pháp quản lý sản xuất hoặc cử họ tham gia đào tạo tại các trung tâm họp tác với nước ngoài. Chẳng hạn, những khóa học chuyên đề về quản lý sản xuất thường xuyên được tổ chức liên quan đến hợp lý hóa và nâng cao hiệu suất tại nơi sản xuất (5S của Nhởt Bản), phương pháp cải tiến liên tục (Kaizen) hay quản lý chất lượng tổng thể và vòng tròn chất lượng ( T Q M và QC). Hơn nữa, bản thân các chuyên gia đào tạo sản xuất có thể thăm viếng tại xưởng để đưa ra tư vấn cho doanh nghiệp, hướng dẫn cho công nhân, tạo tiền đề đẩy mạnh hiệu quả sản xuất.