Is the wakening gian ta monster?

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 73 - 76)

/ \ Đe doa thay n 1 thế sản phẩm

21Is the wakening gian ta monster?

65

cao năng suất lao động, hàng dệt may Trung Quốc có giá thành sản xuất rát tháp. Trong số những quốc gia xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường Mỹ, thì giá hàng may mặc xuất khẩu của Trung Quốc có thể nói là thấp nhất, chỉ cao hơn giá xuất khẩu hàng may mặc của Bangladesh, thấp hơn giá xuất khẩu hàng may mặc trung bình của thế giới và thậm chí còn thấp hơn giá X K tọ một số nước kém phát triển hơn trong khu vực như Việt Nam, Philippines,... (Xem hình 2.1).

USD/m 7 *

Hình 2.1: Giá X K (FOB) của hàng may mặc Trung Quốc vào thị trường M ỹ

Nguồn: Esqueỉ Group 2005

Thời gian gần đây, Trung Quốc dần chuyển sang họp tác trực tiếp với các nhà cung cấp hàng may mặc nổi tiếng của các nước phát triển. Hình thức hợp tác chủ yếu trong giai đoạn này là sản xuất theo thương hiệu - OEM (Original equipment manufacturing); Ban đầu Trung Quốc chủ yếu tham gia sản xuất hàng hóa cho các nhà phân phối hàng hóa giá rẻ như chuỗi siêu thị Wal-Mart, K-Mart, Sears,... sau đó phát triển lên các nhãn hiệu thời trang trung bình như GAP, H&M, Tommy Hilíĩger,... Do hàng hóa của các nhà cung cấp này được tiêu thụ rất mạnh ở cả các nước phát triển và đang phát triển, thị phần hàng dệt may "Made in China" - "Sản

xuất tại Trung Quốc" tăng lên nhanh chóng. Trung Quốc hiện nay đã là nhà X K hàng dệt may lớn nhất thế giới và trở thành "công xưởng dệt may" của toàn thế

g i ớ i2 2. Tuy nhiên, hình thức sản xuất theo thương hiệu riêng - OBM (Original brand name manufacturing) chưa phát triển nhiều ờ Trung Quốc. Những thương hiệu hàng may mặc của Trung Quốc mới chỉ phổ biến trên thị trường nội địa, ít khi được xuất khẻu ra nước ngoài.

• Mạng lưới phân phối

Mặc dù không phải là công đoạn trong chuỗi sản xuất nhưng các nhà phân phối hàng may mặc, đặc biệt là những nhà bán lẻ có vai trò ngày càng quan trọng đối với ngành dệt may nói chung và tất cả các giai đoạn trong toàn bộ chuỗi giá trị nói riêng. Công đoạn này hiện khá phát triển trên thị trường nội địa của Trung Quốc. Trung Quốc hiện đã có nhiều hãng bán lẻ nội địa và một số nhà phân phối nước ngoài lớn như Wal-Mart, Sears,... hoạt động trên thị trường nội địa. Những hãng này thường có cả bộ phận thiết kế, cắt may, bán hàng và marketing trong công ty để giao dịch trực tiếp với các sản xuất nhằm đảm bảo nguồn cung cấp cần thiết. Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc chưa có mạng lưới phân phối ờ nước ngoài. Việc phân phôi hàng may mặc Made in China vẫn chủ yếu nằm trong tay các hãng bán lẻ nước ngoài, là người đặt hàng cho người sản xuất Trung Quốc hoặc do người N K nước ngoài chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, sự kiện Hongkong - một trung tâm thời trang trong khu vực - thuộc về Trung Quốc đã đưa ngành dệt may của Trung Quốc lên một tầm cao mới. Không những chỉ được thừa hưởng cơ sở vật chất, các tổ chức tài chính của đặc khu này, Trung Quốc còn có thể bước vào lĩnh vực phân phối trong ngành dệt may với các thương hiệu bán lẻ nổi tiếng của Hongkong như Giordano Bossini,... Đây sẽ là bước khởi đầu cho những thương hiệu tiếp theo của Trung Quốc bước ra thị trường thế giới.

• Mạng lưới marketing

Mạng lưới marketing hàng may mặc thế giới đều do các hãng bán lẻ chi phối. Cho đến nay, Trung Quốc chưa tham gia vào hoạt động này. Hàng hóa Trung Quốc xuất sang các nước phát triển như EU, Mỹ, Canada, ... chủ yếu vẫn sử dụng nhãn mác

67

cùa đối tác (OEM), ít có thương hiệu riêng. Những hàng hóa mang nhãn mác Trung Quốc thường chi tiêu thụ nội địa hoặc xuất khẩu sang thị trường các nước đang phát triển trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia... do đối tác chịu trách nhiệm N K và phân phối. Chính vì vậy, mạng lưới marketing của Trung Quốc đế tiêu thụ hàng dệt may ổ nước ngoài còn rất ít ỏi, chủyếu dựa vào lòng tin của người tiêu dùng, trừ những thương hiệu hàng dệt may đã nổi tiếng của Hồng Rông.

2.1.1.2 Đánh giá sự tham gia vào GVC của ngành dệt may Trung Quốc

Những số liệu nêu trên đã cho thấy vai trò của hàng dệt may Trung Quốc trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, theo thỏa thuận trong Hiệp định ATC, cho đến ngày 1/1/2005, các nước X K hàng dệt may trên thế giới đều bị hạn chế bổi hạn ngạch, nên chưa thể hiện hết tiềm lực của mình. Sự kiện Hiệp định A T C hết hiệu lực vào đầu năm 2005 đã dấy lên một làn sóng lo sợ về sự xâm lấn của hàng dệt may Trung quốc trên phạm v i toàn cầu (được biết dưới tên "Chinese tsunami" - Sóng thần Trung Hoa). Sự lo ngại này là có cơ sổ, vì từ tháng Ì năm 2002 (thời gian bắt đầu cắt giảm hạn ngạch cho một số sản phẩm ngành dệt may theo ATC) đến cuối năm 2004, thị phần của Trung Quốc với những mặt hàng này trên thế giới đã tăng từ 9 % lên 6 5 % , kéo theo sự suy giảm thị phần của của các nước khác. Theo NCTO (National Council o f Textile Organization), chỉ tính riêng trong những mặt hàng đã bỏ hạn ngạch, 31 quốc gia đã mất từ 75 đến 1 0 0 % thị phần và 40 quốc gia mất từ 50 đến 7 4 % thị phần2 3

. Trong quý Ì năm 2005, sau khi A T C hết hiệu lực, giá trị X K sang E U của 9 mặt hàng mới được bỏ hạn ngạch đã tăng 400%, còn kim ngạch hàng dệt may sang M ỹ tăng 1500%2 4

. WTO dự đoán rằng chỉ trong 2 năm nữa (2009) Trung Quốc có thể kiểm soát 5 0 % thị phần hàng dệt may thế g i ớ i2 5

.

Trước sức ép của các nhà sản xuất nội địa, M ỹ và E U đều buộc phải tiếp tục áp dụng chế độ hạn ngạch với hàng dệt may từ Trung Quốc. Hiệp định hàng dệt may M ỹ - Trung sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm, đến hết năm 2008, áp dụng với 34 m ã hàng, chiếm 4 6 % giá trị hàng X K cùa Trung Quốc sang Mỹ. Ngày 10/6/2005 E U

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 73 - 76)