Tạp chí Business Week, số tháng 8/

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 98 - 100)

/ \ Đe doa thay n 1 thế sản phẩm

47Tạp chí Business Week, số tháng 8/

xuất Việt Nam thì khả năng cạnh tranh còn khó hơn rất nhiều.

Mặc dù hiện nay đã có một số nhà sản xuất của Việt Nam cố gắng xây dựng và đưa thương hiệu của mình vào sản phẩm xuất khẩu như May Phương Đông xuất khẩu sàn phẩm F-House, May Việt Tiến xuất khẩu Vee-Sendy, Công ty thời trang Việt Nam đã xuất khẩu Nino Maxx, Công ty Scavi đã xuất khẩu Corel... Tuy nhiên, các thương hiệu xuất khẩu của Việt Nam cũng mới đang chỉ ở giai đoạn thăm dò thị trường. Điều này dận đến việc các doanh nghiệp may mặc Việt Nam phải sản xuât theo mậu thiết kế của những người mua nước ngoài, giá trị gia tăng từ khâu thiêt kê thời trang lại thuộc về các hãng may mặc nước ngoài khiến cho giá trị xuất khẩu của hàng dệt may Việt nam rất hạn chế.

Theo ông Graham Sutclife - Giám đốc nghệ thuật của Hội đồng Anh cho rằng: ở Việt Nam, người dân thường có nhận thức rằng thời trang chỉ để trình diễn. Nhận thức này xuất phát từ thực tể là các nhà thiết kế ở Việt Nam có khả năng thiết kế những mậu đẹp nhưng lại không thể đưa vào cuộc sống. Các nhà thiết kế thời trang của Việt Nam có sức sáng tạo mạnh mẽ nhưng họ thiếu sự phối hợp, liên kết chặt chẽ để cùng tạo ra bản sắc riêng cho ngành thời trang của Việt Nam. Những thành tựu m à ngành thời trang Việt nam đạt được ứong thời gian qua cũng chưa đù làm nên diện mạo hoàn toàn cho một thương hiệu chung. Các tên tuổi chỉ mang tính cá nhân nhỏ lẻ như các nhãn hiệu thời trang: Á o dài Sỹ Hoàng, trang phục của Minh Hạnh, Ngô Thái Uyên - N I U , Tiến lợi, Công Trí, Thiên Toàn collection, La Hằng - Lamay, Icon đã được coi là những tên tuổi uy tín. Việt nam đã khẳng định được một số nhãn hiệu nồi tiếng trong nước như Foci, Vietthy, Nino Maxx, WOW chủ yếu nổi bật trong nước chứ chưa tạo thành thương hiệu trong khu vực và thế giới. Hầu như nhắc đến thời trang Việt Nam, các hãng nước ngoài chỉ biết đến thời trang áo dài. Điều này cho thấy ngành thời trang trong nước vận kém thế giới một khoảng cách khá xa.

Các chuyên gia nước ngoài nhận định, thời trang Việt Nam hiện nay mới chỉ đi theo thị trường chứ chưa tạo ra khuynh hướng cho thị trường. Ngành thiết kế thời trang của Việt Nam mới chỉ dừng lại và được biết đến như một nước sản xuất thời trang

91

mang tính chất công nghiệp cho các cường quốc thời trang thế giới như Ý, Pháp, Mỹ... mà chưa độc lập tạo nên tên tuổi và sản phẩm nổi bật của riêng minh. Một hạn

chế nữa đối với ngành thời trang Việt Nam là thiếu sự phối hợp đểng bộ giữa các ngành, các cấp, kết hợp có hiệu quả giữa hoạt động thiết kế và sản xuất. vấn đề đặt ra trong ngành dệt may là phải đổi mới mẫu mã, thiết kế để nâng cao hơn nữa sức cạnh tranh. Thực hiện yêu cầu này, đòi hỏi có sự đầu tu đểng bộ, trong đó có việc đào tạo nguển nhân lực trong lĩnh vực thiết kế một cách bài bản, theo hướng chuyên nghiệp hóa.48

Hiện nay, Vinatex, Viện dệt, Viện Fadin, Trường đại học kinh tế quốc dân, Trường đại học Bách khoa... đã có những chương trình phối hợp đào tạo mới và đào tạo bố sung cho cán bộ của ngành, trong đó có đào tạo cán bộ thiết kế. Hiệp hội dệt may Việt Nam với chương trình ASEAN+3 của Hiệp hội dệt may Đông Nam Á (AÍTEX) đang xúc tiến việc thành lập chương trình đào tạo cán bộ cho ngành dệt may Việt Nam kể cả hình thức đào tạo trong nước và nước ngoài. Chương trình này chú trọng nhiều đến thiết kế thời trang Một số công ty nước ngoài cũng đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh và đào tạo nguển nhân lực cho ngành thiết kế. N ă m 2004, Học viện Thời trang London chính thức đi vào hoạt động ở Việt Nam và tuyển sinh khóa đầu tiên.

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát của nhóm đề tài, hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phần lớn không tự thiết kế thời trang được, m à thường phải nhận mẫu thiết kế từ nước ngoài cho các sản phẩm xuất khẩu. Kết quả điều tra cho thấy, việc thiết kế liên quan tới các yếu tố nước ngoài chiếm tỷ trọng lớn, là việc làm khá thường xuyên của các doanh nghiệp (Xem bảng 2.4).

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 98 - 100)