Quan điểm về hội nhập KTQT trong ngành dệt may

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 126 - 129)

- Từ Nhật Bản: Itochu, Sumitomo, Kowa, Sumikin Busan, Self Inter, Shinko

3.2.1Quan điểm về hội nhập KTQT trong ngành dệt may

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY VIỆC THAM GIA CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CÀU NHẰM NÂNG CAO NĂNG Lực

3.2.1Quan điểm về hội nhập KTQT trong ngành dệt may

Giống như các ngành nghề khác, ngành dệt may Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu rộng với ngành dệt may thế giới. Bằng chứng cho thấy các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang tích cực tham gia vào chuỗi giá trị hàng dệt may toàn cầu. Có thể thấy rất rõ là kim ngỷch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam tăng đều qua các năm tương ứng là 5,8 tỷ Ư S D năm 2006, 7,5 tỷ USD năm 2007 và dự kiến đỷt 9,5 tỷ năm 2008. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tích cực và đẩy mỷnh khâu thiết kế. Viện thiết kế thời trang Fadin là một ví dụ điển hình. Thông qua cuộc thi Grand Prix Việt Nam 2008, ngành dệt may Việt Nam đã tuyển chọn được nhiều nhà thiết kế có năng lực để làm nòng cốt phát triển ngành công nghiệp thời trang trong nước để cỷnh tranh với làng thời trang thế giới. Hơn nữa, hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã học cách "đứng trên vai người khổng l ồ " để tự tin giới thiệu nhãn hiệu của Việt Nam ra thị trường toàn cầu và việc liên kết nhãn hiệu Pieưe Cardin- A n Phước đã giúp hãng này tăng doanh số bán hàng lên rất nhiều so với thời kỳ trước đây.

• H ộ i nhập sâu rộng

Theo thống kê của Bộ Công Thương thì có đến 7 0 % hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang các nước chủ yếu bằng phương thức gia công. Việc xuất khẩu thông qua phương thức gia công làm hỷn chế rất nhiều khả năng gia tăng giá trị khi tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Để hội nhập mỷnh mẽ, ngành dệt may Việt Nam cần tham gia sâu hơn trong chuỗi sản xuất. Trung Quốc là quốc gia có thế mỷnh về nguồn nhân lực và khả năng tiếp cận với các công nghệ tiến tiến của thế giới cũng như khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp may mặc với các khu vực cung ứng nguyên phụ liệu. Để có thể tham gia vào các công đoỷn khác trước hết ngành dệt may Việt Nam cần tập trung nguồn lực vào

khâu sản xuất để góp phần gia tăng giá trị đối với hàng dệt may Việt Nam. Trong dài hạn Việt Nam có thể nâng cao khả năng tham gia các các mắt xích quan trọng khác trong chuỗi giá trị hàng dệt may thế giới như tham gia vào chuỗi phân phối hoặc phát triển hoạt động thiết kế sản phẩm. Các hãng thời trang lớn cữa thế giới có các trung tâm thiết kế thời trang vô cùng rộng lớn, mẫu m ã thiết kế đa dạng, phong phú

• Phát triển đồng bộ

Một điểm yếu cố hữu cữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam là thiếu sự qui hoạch đồng bộ. Sự phát triển theo kiểu dàn ngang, tức là mỗi địa phương đều cố gắng để có được vài ba nhà máy may sẽ tạo ra một sự đua tranh bất họp lý. Đe ngành dệt may Việt Nam có thể hội nhập có hiệu quả với ngành dệt may cữa thế giới thì Nhà nước và các cơ quan quàn lý ngành cần có chữ chương phát triển ngành theo tính chuyên môn hóa, đảm bảo sự phát triển có hệ thống các khu vực, đảm bảo tính liên kết và hỗ trợ giữa khâu dệt và khâu may. Tình trạng đầu tư để phát triển còn manh mún. Sản lượng bông sản xuất để cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt còn thiếu khiến Việt Nam bị lệ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu nước ngoài. Đe hội nhập ngành may một cách chữ động cần giảm bớt sự lệ thuộc đặc biệt là các nguyên liệu phụ trợ. Ngành dệt may Việt Nam đang tòng bước chữ động hội nhập. Tháng 8/2008, tập đoàn Vinatex đã đầu tư trồng 40.000 ha bông để cung cấp nguyên liệu cho ngành dệt. Đây là một sự chuyển hướng tích cực tạo đà cho việc phát huy năng lực cạnh tranh cữa ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hội nhập.

3.2.2 Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiêp Việt Nam • Cải thiện nguồn nhân lực

Theo Michael Porter, lợi thế cạnh tranh cữa một ngành công nghiệp "là khả năng sáng tạo và đồi mới cữa ngành đó". Theo quan điểm này, ngành có khả năng đổi mới và sáng tạo lớn là ngành có khả năng cạnh tranh cao, các ngành không chi cần những nguồn lực phát triển có tính chất truyền thống như nguồn đất đai có sẵn,

119

nguồn nhân lực cơ bắp m à phải là những nguồn lực tiên tiến và tinh hoa. Trong ngành dệt may, vấn đề điều hành và phát triển nguồn nhân lực cần phải được quan tâm đặc biệt theo đúng hướng sau.

Các trường, trung tâm đào tạo cần được củng cố nhậm nâng cao năng lực đào tạo

đối với các chuyên gia thời trang trong và ngoài nước. Tăng cường đào tạo bồi

dưỡng các nhà thiết kế mẫu theo hướng mờ các lớp tập huấn mời các chuyên gia Việt Nam và nước ngoài giảng dạy và có thể gửi người đi đào tạo ở nước ngoài. Vấn đề lao động đang là mối lo ngại cho ngành dệt may Việt Nam. Tỷ lệ lạm phát cao đã gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của công nhân ngành may vốn có mức

lương thấp hơn so với các ngành nghề khác. Hơn nữa các doanh nghiệp dệt may Việt Nam lại đang lãng phí lao động do chưa biết cách tổ chức một cách khoa học. Cùng với số lượng công nhân như nhau nhưng bao giờ doanh nghiệp nước ngoài cũng đạt năng suất cao hơn, có thể gấp đôi doanh nghiệp Việt Nam nhờ bố trí dây chuyền may họp lý. Như vậy để đạt được hiệu quả cao hơn, các doanh nghiệp nhà

nước cần phải rà soát chọn những đơn hàng có giá cao hơn, đem giản và ít chi tiết để ký hợp đồng.

Nhậm tăng tốc phát triển ngành, ngành dệt may đã có chương trình đào tạo "thầy hay, thợ giỏi" đến năm 2020. Theo đó giai đoạn 2007- 2010, đào tạo cán bộ quản lý 3000 người, cán bộ marketing và tài chính là 8.000 người, cán bộ công nghệ và thiết kế là 8000 người, công nhân kỹ thuật là 270.000 người. Đây chính là đội ngũ nhân lực bổ sung cho ngành dệt may.

• Công nghệ

Để thực hiện các đơn hàng lớn, khó, ngành dệt may Việt Nam cần tiếp nhận công nghệ tiên tiến, phù họp, nhập các loại thiết bị tương thích thì việc củng cố các viện nghiên cứu và sử dụng các chuyên gia kỹ thuật chuyên ngành là rất cần thiết, kể cả thuê các chuyên gia nước ngoài nhậm đảm bảo cho các dự án đầu tư được triển khai thực hiện có hiệu quả. Đồng thời thuê các nhà quản lý, các chuyên gia kỹ thuật

Đố i vói thiết bị sản xuất, ngành dệt may Việt Nam cần phải làm tốt công tác nhập khẩu thiết bị phụ tùng trong ngành, đặc biệt chú trọng công tác kiểm định hàng nhập khẩu.

• Vốn

Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, vốn là một trong nhừng yếu tố quan trọng để giúp Việt Nam tiếp cận nhanh chóng với công nghệ và nâng cao hiệu quả đầu tư. Trước hết là nguồn vốn cho đầu tư, phát triển ngành dệt may Việt Nam huy động vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua các hình thức như hợp tác kinh doanh, công ty liên doanh, công ty liên kết, cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp có 1 0 0 % vốn đầu tư nước ngoài. Nhà nuớc khuyến khích các doanh nghiệp dệt may huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán, vay thương mại...Thứ hai là vốn cho hoạt động nghiên cứu, đào tạo nhân lực và xử lý môi trường, nhà nước chủ chương hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách cho các Viện nghiên cứu, các trường đào tạo trong ngành dệt may Việt Nam để tăng cường cơ sở vật chất và thực hiện hoạt động nghiên cứu và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may. Hơn nừa, nhà nước cũng hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may được vay vốn tín dụng nhà nước, vốn ODA và vốn của quĩ môi trường để thực hiện các dự án xử lý môi trường

3.3 Cơ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu (global value chain GVC) nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp dệt may việt nam (Trang 126 - 129)