Những vấn đề riêng

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 122 - 124)

Bên cạnh những điểm chung về công tác huy động viện trợ phi chính phủ

quốc tếở Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia, có thể thấy có những điểm khác biệt và mang tính đặc thù khi các NGO quốc tế hoạt động viện trợ cho từng nước được khảo cứu. Huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế có mức độ khác nhau đối với các nước, có thể thấy phụ thuộc vào vị thế trên trường quốc tế, sựổn định chính trị,

độ mở cửa, hội nhập quốc tế của quốc gia tiếp nhận viện trợ. Trong 3 nước được khảo cứu, Trung Quốc là quốc gia nước lớn, có vị thế quan trọng hơn trên trường quốc tế, do đó, huy động được cộng đồng NGO quốc tế quan tâm viện trợ hơn 2 nước còn lại, thể hiện rõ ở cả số lượng và chất lượng viện trợ, cũng như sựưu tiên viện trợ của các NGO lớn. Ngược lại, Nê-pan là quốc gia nhỏ nhất và vị thế thấp nhất trong 3 nước trên trường quốc tế, dẫn đến biểu hiện ít được quan tâm của các NGO quốc tế. Khác với Trung Quốc hay Nê-pan, In-đô-nê-xia có một thời gian dài bất ổn chính trị, làm cho viện trợ phi chính phủ quốc tế bị ảnh hưởng rõ rệt trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, yếu tốđa tôn giáo và sự hoà hợp tôn giáo, sắc tộc chưa cao (trong đó có đặc thù về cộng đồng Hồi giáo chiếm đa số cũng như mẫu thuẫn với cộng đồng Hoa kiều) cũng có ảnh hưởng đáng kể đến huy động viện trợ phi chính phủ quốc tếở In-đô-nê-xia, bị các tổ chức khủng bố lợi dụng.

Khác với Trung Quốc, Nê-pan chuyển đổi từ chế độ quân chủ sang dân chủ

hóa, còn In-đô-nê-xia chuyển đổi chế độ chuyên chế sang dân chủ hóa, nhưng 2 nước sau này đều theo hướng chính phủ giảm vai trò quản lý tập trung, tăng cường

vai trò xã hội dân sự. Điều này cũng ảnh hưởng đến mức độ can dự và tác động chính trị-xã hội của NGO quốc tế. Trong 3 nước được khảo cứu, chỉ ở In-đô-nê-xia, NGO quốc tế mới được tham gia hậu thuẫn cho lãnh đạo các tổ chức xã hội dân sự

liên minh hình thành các đảng chính trị. Nghiên cứu này cho thấy NGO quốc tế có những tác động đến chính sách phát triển của In-đô-nê-xia cao hơn 2 nước còn lại, có tiếng nói ảnh hưởng hơn trong xã hội.

Quá trình chuyển đổi ở In-đô-nê-xia và Nê-pan diễn ra nhanh và có phần “mở” hơn Trung Quốc với vai trò tham gia của các nước tài trợ, các chủ thể nước ngoài, cộng với năng lực quản lý nhà nước có phần hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến vai trò điều tiết của nhà nước, cũng như tạo điều kiện cho NGO quốc tế

và trong nước hoạt động “tự do” hơn ở Trung Quốc. Do độ mở của nền kinh tế In-

đô-nê-xia lớn hơn Trung Quốc và Nê-pan nên tác động của khủng hoảng đối với In-

đô-nê-xia nặng nề hơn so với 2 nước còn lại, tạo nên những tác động kinh tế-xã hội nghiêm trọng. Chính vì vậy, huy động viện trợ của NGO quốc tế ở In-đô-nê-xia trong giai đoạn khủng hoảng có những tác động rõ nét hơn so với ở 2 nước còn lại.

Lĩnh vực ưu tiên viện trợ và theo đó là công tác điều phối viện trợ phi chính phủ quốc tế diễn ra khác nhau đối với mỗi nước được khảo cứu. Ở Trung Quốc, các NGO quốc tế quan tâm đến giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường, là những vấn đề bức xúc nảy sinh trong quá trình phát triển “nóng”, công nghiệp hoá, hiện

đại hoá nhanh của Trung Quốc. Bên cạnh đó, các NGO quốc tế cũng quan tâm thúc

đẩy “cải cách mở cửa” ở đất nước này vì đây là mối quan tâm lớn của cộng đồng quốc tế do tiến trình cải cách mở cửa của Trung Quốc có những tác động về kinh tế, thương mại, đầu tư lớn trên thế giới. Ở Nê-pan, viện trợ phi chính phủ quốc tế lại

được định hướng ưu tiên chống đói nghèo, phát triển cộng đồng và nâng cao vai trò giới, do trình độ phát triển của Nê-pan thấp hơn 2 nước còn lại, cũng như vấn đề

bình đẳng giới ở Nê-pan cũng trầm trọng hơn 2 nước còn lại với đặc điểm lịch sử và văn hoá-xã hội của nước này. Ở In-đô-nê-xia, viện trợ phi chính phủ quốc tế lại

được điều phối tập trung nhiều cho tăng cường năng lực của xã hội dân sự do đây là vấn đề cấp thiết nảy sinh trong tiến trình dân chủ hoá theo mô hình phương Tây,

được tạo điều kiện thuận lợi ở nước này. Bên cạnh đó, với trình độ phát triển và tốc

độ tăng trưởng kinh tế ở Trung Quốc và In-đô-nê-xia cao hơn ở Nê-pan nên tỷ lệ

huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế trong tổng huy động nguồn vốn bên ngoài

ở 2 nước này lại thấp hơn ở Nê-pan. Điều này dẫn đến hệ quả (được minh chứng trên thực tiễn) là viện trợ phi chính phủ quốc tế được coi trọng nhiều hơn ở Nê-pan so với các nước khảo cứu còn lại do nguồn viện trợ này là nguồn vốn đáng kể đổi với Nê-pan. Chính phủ Nê-pan cũng có cam kết chính trị cao hơn đối với các NGO quốc tế, coi trọng các tổ chức này là đối tác phát triển; và xã hội Nê-pan thì nhìn nhận tích cực hơn về vai trò NGO quốc tế cung cấp dịch vụ tốt.

Quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế tại 3 nước được khảo cứu có mức độ, quy mô khác nhau, phụ thuộc vào thể chế luật pháp của các nước này và vai trò quản lý chung của nhà nước. Trung Quốc có thể chế chặt chẽ, vai trò của nhà nước được đề cao nên việc quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế chặt chẽ

hơn ở Nê-pan và In-đô-nê-xia. Nhiều lĩnh vực hoạt động ở Trung Quốc, trong đó có lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, bị hạn chế, bị nghi ngại là thực hiện “diễn biến hoà bình” và “cách mạng màu”. Trong khi đó, In-đô-nê-xia lại mở cửa hơn về các lĩnh vực hoạt động đối với NGO quốc tế. Tuy nhiên, In-đô-nê-xia theo mô hình phương Tây nên tính pháp quyền cao hơn, và do đó, luật hoá cũng đầy đủ hơn, thể hiện qua việc có đủ khuôn khổ pháp lý liên quan đến khu vực phi chính phủ (thậm chí dành riêng cho các NGO quốc tế) hơn ở Trung Quốc và Nê-pan.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 122 - 124)