Quốc
Các mặt tích cực
Trong hơn 3 thập kỷ triển khai “cải cách mở cửa”, Trung Quốc đã huy động
được đáng kể viện trợ phi chính phủ quốc tế để góp phần không nhỏ vào phát triển kinh tế-xã hội tại đất nước này, cũng giống như thực tiễn chung đối với các nước
đang phát triển, đáng chú ý trên các lĩnh vực sau:
Thứ nhất, Trung Quốc đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế giúp giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường tại quốc gia này. Khi Trung Quốc xây dựng nền kinh tế thị trường, các dịch vụ y tế, xã hội, giáo dục gặp nhiều khó khăn,
đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng nghèo là những địa bàn khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Thực tế cho thấy trong khi ODA chỉ dành 0,1% cho giáo dục và 0,3% cho y tế thì viện trợ phi chính phủ quốc tế tại Trung Quốc đã dành ưu tiên cho 2 lĩnh vực này với tỷ lệ tương ứng là 21% và 12%; viện trợ dành cho các dự án xã hội nói chung chiếm 53% [25]. Đối tượng thụ hưởng dự án phi chính phủ đa số là người nghèo ở các vùng khó khăn, trong đó ưu tiên đặc biệt phụ nữ và trẻ
em, đối tượng thiệt thòi trong xã hội. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống ở nhiều vùng nông thôn, miền núi và ngay ở thành phốđược góp phần cải thiện, theo đúng những chủ trương phát triển. Nhiều dự án có ý nghĩa quan trọng như các dự án của tổ chức
Ốc-pham Anh hỗ trợ hướng nghiệp cho đối tượng di dân thành thị ở Côn Minh, dự
án Quỹ Pho hỗ trợ giáo dục tiểu học ở thành phố Vũ Hán [103].
Với tốc độ phát triển nhanh, hướng xuất khẩu hàng hóa, các ngành công nghiệp của Trung Quốc ít quan tâm đến tác động tiêu cực đối với môi trường. Công tác quản lý nhà nước của Trung Quốc trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, xử lý tác
động môi trường còn lỏng lẻo. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đã tạo điều kiện cho các NGO quốc tế lấp khoảng trống này bằng các dự án tài trợ cho giáo dục môi trường (như QuỹĐộng vật Hoang dã, Quỹ châu Á), xử lý môi trường (như tổ chức
Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) [40]. Ước tính viện trợ cho lĩnh vực môi trường chiếm 6% viện trợ phi chính phủ quốc tế tại Trung Quốc [25].
Thứ hai, Trung Quốc đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế vào công cuộc chống đói nghèo ở quốc gia này. Trung Quốc đã thu hút đáng kể ngân quỹ viện trợ phi chính phủ quốc tế cho lĩnh vực tăng sinh kế/thu nhập, hoạt động tín dụng và tiết kiệm, phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏở địa phương. Các dự án trong lĩnh vực này chiếm đến 15% số dự án và 17% ngân sách của NGO quốc tế nói chung [25]. Theo nghiên cứu của Đại học Thanh Hoa, trong thời gian qua, viện trợ phi chính phủ quốc tế đã đóng góp tích cực vào công cuộc chống đói nghèo ở Trung Quốc, đóng góp vào việc giảm tỷ lệ nghèo từ
64% năm 1980 xuống 10% năm 2005 [103].
Viện trợ phi chính phủ quốc tế đã được huy động đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết thực của địa phương Trung Quốc về vốn, trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm cho các dự án hạ tầng công thiết yếu mà khu vực tư nhân không quan tâm còn khu vực nhà nước lại không đủ nguồn lực để thực hiên toàn bộ. Các dự án phát triển hạ
tầng do NGO quốc tế tài trợ được Trung Quốc tạo điều kiện cho tiếp cận đến vùng sâu, vùng xa và các địa phương nghèo của Trung Quốc đã giúp giảm gánh nặng ngân sách nhà nước cho các địa phương này, góp phần phát huy tác dụng thiết thực tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng, giảm mất cân đối phát triển vùng miền. Trong nhiều trường hợp, các dự án do NGO quốc tế
tài trợ đóng vai trò chủ lực để xây dựng được các hạ tầng nông thôn (như hệ thống nước sạch nông thôn ở thành phố Vũ Hán; hệ thống điện thôn bản ở tỉnh Hồ Nam, hệ thống thủy lợi ở thành phố Côn Minh) [22]. Bên cạnh đó, với quan điểm phát triển hạ tầng từ cơ sở, các công trình hạ tầng này được xây dựng và quản lý hiệu quả hơn, tránh thất thoát, lãng phí và đáp ứng đúng ưu tiên nhu cầu của người dân.
Yếu tố phát triển bền vững được Trung Quốc coi trọng và định hướng cho các NGO quốc tế tập trung viện trợ. Các dự án phi chính phủ quốc tế không chỉ
công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp, khai thác tài nguyên kết hợp bảo vệ sinh thái, quản lý tín dụng hiệu quả..., giúp tạo thói quen và công cụđể các đối tượng thụ hưởng tự duy trì việc thụ hưởng một cách bền vững cho cơ sở Trung Quốc [22].
Thứ ba, Trung Quốc đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế giúp thúc đẩy “cải cách mở cửa” ở quốc gia này. Về đối nội, NGO quốc tếđóng vai trò tích cực tham gia thúc đẩy các thảo luận về lý luận và thực tiễn cho cải cách kinh tế, thông qua các diễn đàn phi chính phủ và các dự án nghiên cứu, tư vấn tại Trung Quốc. NGO quốc tế còn tham gia chuẩn bị cả về nguồn nhân lực cho cải cách kinh tế, thông qua tài trợ cung cấp chuyên gia, trao đổi học giả, trao đổi học thuật với các viện nghiên cứu, trường đại học nước ngoài, đào tạo nhân lực. Các chương trình trao đổi học giả do Quỹ Pho tài trợ cho các trung tâm, viện nghiên cứu chính sách, các đại học lớn của Trung Quốc là một ví dụ. Bên cạnh đó, NGO quốc tế được cho phép hỗ trợ xây dựng các cơ chế giải tỏa bất bình và phản ứng của người dân không thỏa mãn với khoảng cách giàu-nghèo và các vấn đề xã hội. Nhiều tổ hòa giải được NGO quốc tế (như Viện Phê-đê-ríc E-bét, Viện Côn-rát A-đê-nau-ơ của Đức, Cơ
quan Phát triển Quốc tế của Thụy Điển) tài trợ ở nhiều địa phương như Côn Minh, Vũ Hán, Triết Giang đã phát huy tác dụng nói trên [34]. Điều này phù hơp với quan
điểm quản lý của chính phủ Trung Quốc cho rằng các tổ chức xã hội, nếu được giám sát cẩn thận sẽ tạo ra một kênh chính trị an toàn để lắng nghe tiếng nói người dân, giúp hạn chế phản đối và hỗn loạn xã hội [38].
Về mặt đối ngoại, tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tạo sức ép Trung Quốc phải nâng các chuẩn mực phát triển con người-xã hội. Việc hợp tác với NGO quốc tế giúp chính phủ Trung Quốc gia tăng sự hiểu biết và hợp tác trên trường quốc tế, phù hợp với chủ trương tăng cường ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc, giúp thay đổi hình ảnh lạc hậu và yếu kém của Trung Quốc, cho cộng đồng thế giới thấy Trung Quốc đã dân chủ hơn [48]. Như vậy việc hợp tác với các NGO quốc tế là một phần trong chính sách “cải cách mở cửa” của Trung Quốc.
Theo hướng này, Trung Quốc đã huy động được một phần viện trợ phi chính phủ quốc tế hướng vào giúp đỡ Trung Quốc hội nhập quốc tế. Những ý tưởng, phương pháp và mô hình du nhập vào Trung Quốc thông qua tài trợ của các NGO quốc tế đã giúp mở rộng tầm nhìn của NGO Trung Quốc. NGO quốc tế đã tài trợ
thực hiện chức năng quan trọng thúc đẩy hợp tác chính phủ - doanh nghiệp - xã hội dân sự. Nổi bật trong các chương trình mới và những ý tưởng mới được NGO quốc tế đưa vào Trung Quốc là xử lý các vấn đề môi trường, bảo vệ môi trường, sáng kiến chống đói nghèo và trợ giúp cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương. Ngoài ra NGO quốc tế còn giới thiệu vào Trung Quốc những kinh nghiệm tích lũy và các chương trình và phong cách làm việc tổng kết trong nước khác [79].
Thứ tư, Trung Quốc đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế giúp thúc đẩy phát triển xã hội dân sự tại quốc gia này. NGO quốc tếđóng vai trò xúc tác
ở cấp cơ sở cho việc thành lập các tổ chức NGO trong nước, nhất là các tổ chức phụ
nữ, góp phần nâng cao nhận thức về bình đẳng giới, quyền và vai trò phụ nữ. Việc hiện diện của NGO quốc tế và tài trợ, bảo trợ, hỗ trợ các NGO trong nước triển khai các dự án, cũng như xây dựng năng lực và hình ảnh có tác động tích cực trong chuyển biến nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước, của xã hội đối với xã hội dân sự, động viên sự tham gia và khẳng định vai trò của NGO trong nước. Ước tính cùng với sự hỗ trợ của NGO quốc tế, có hàng chục nghìn NGO trong nước thành lập, nhận tài trợ và làm đối tác. Bản thân nhiều NGO của chính phủ Trung Quốc như Hiệp hội Trung Quốc Hợp tác với NGO, Trung tâm trao đổi kinh tế và kỹ thuật Trung Quốc cũng nhận tài trợ của một số NGO quốc tế như Quỹ Pho, Quỹ châu Á, Tổ chức Hành động Viện trợ… để thành lập và hoạt động [34].
Trung Quốc đã cho phép NGO quốc tếđóng vai trò xúc tác cho các thay đổi dân chủ hóa ở cấp cơ sở, tăng cường vai trò người dân, phụ nữở cơ sở và sự tham gia của cộng đồng. Các dự án do NGO quốc tế viện trợ huy động nguồn lực và sự
tham gia của phụ nữ, trẻ em, đặc biệt là các cộng đồng nghèo, thúc đẩy các phong trào phụ nữđòi quyền kinh tế, chính trị. Các NGO quốc tế còn tài trợ cho giáo dục
nâng cao nhận thức của các bộ phận xã hội chịu thiệt thòi, dịch vụ công, tổ chức tình nguyện, bảo vệ môi trường giúp Trung Quốc tiếp cận với xã hội pháp quyền, phát triển và bình đẳng giới tại Trung Quốc, giúp thay đổi nhận thức về sự tham gia của phụ nữ, vốn bị xã hội phong kiến Trung Quốc coi thường [103].
Một trong những thành công lớn của Trung Quốc là đã huy động được đáng kể viện trợ phi chính phủ quốc tế vào đào tạo năng lực cán bộ của NGO Trung Quốc thông qua các dự án phát triển dài hạn, phù hợp với từng đối tượng và gắn với
điều kiện thực tế của cơ sở. NGO quốc tế dành tỷ lệ tương đối cao trong viện trợ
cho tập huấn, đào tạo cùng với sự tham gia hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và trong nhiều dự án, gắn với tham quan, tìm hiều mô hình ở các nước có điều kiện tương tự. Nhiều dự án đào tạo năng lực cán bộ do tổ chức Hành
động Viện trợ, Quỹ Từ thiện Đại Tây Dương, Quỹ châu Á tài trợ đã được phía Trung Quốc đánh giá cao. Đa số dự án phi chính phủ tại Trung Quốc đều có hợp phần đào tạo và chiếm trung bình 15-20% giá trị dự án [22].
Bên cạnh đó, NGO quốc tế còn thúc đẩy vai trò tham gia của xã hội dân sự
Trung Quốc thông qua phát huy các kênh huy động nguồn lực cơ sở, nguồn quỹ hội viên, ngân sách chính phủ, các quỹ phát triển của quốc hội và tài trợ của NGO quốc tế. Xã hội hóa hoạt động thông qua đóng góp về tiền, sức người, lao động cộng
đồng cho các dự án phi chính phủ.
Các mặt tồn tại
Bên cạnh các mặt tích cực, công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc còn bộc lộ một số mặt tiêu cực trong công tác thu hút và quản lý hoạt
động tài trợ, triển khai dự án tại Trung Quốc.
Thứ nhất, một số NGO quốc tế được Trung Quốc cho phép vào hoạt động viện trợ lại gây áp đặt trong chính sách tài trợ, làm cho các tổ chức tiếp nhận phụ
thuộc tài trợ. Trên thực tế nhiều NGO Trung Quốc, vì thiếu nguồn tài chính đa dạng, đã phải phụ thuộc vào NGO quốc tế và chịu sự chi phối về định hướng, ưu
tiên và tác nghiệp từ các NGO quốc tế. Một số NGO quốc tế cứng nhắc triển khai triết lý của mình hơn là cam kết vào phát triển mang tính hệ thống của Trung Quốc. Quỹ Pho, Viện Các-tơ, Viện Cộng hòa (Mỹ) từng bị chính phủ Trung Quốc liệt vào danh sách các NGO tập trung vào triển khai triết lý và các giá trị phương Tây, ít triển khai các dự án hỗ trợ xóa đói nghèo ở Trung Quốc. Một số NGO quốc tế áp
đặt giá trị riêng, ưu tiên và quan tâm riêng như hỗ trợ cho giáo phái Pháp luân công, các nhóm sắc tộc ở Tân Cương, Tây Tạng, không hướng theo các ưu tiên phát triển của Trung Quốc. Có thể thấy NGO quốc tế còn hạn chế trong việc thay đổi quan niệm người dân, chống lại tệ nạn xã hội, chủ yếu ưu tiên cho các dự án ở thành phố
lớn, thay đổi chủ trương và chính sách viện trợ theo ưu tiên của mình [103].
Bên cạnh đó, Trung Quốc không điều tiết, quản lý được cạnh tranh giữa NGO quốc tế với NGO trong nước trong việc huy động cùng nguồn lực quốc tế. Trong cuộc cạnh tranh này NGO của Trung Quốc thường ở thế bất lợi về kinh nghiệm hoạt động, năng lực quản lý và các mối quan hệ với các cơ quan tài trợ so với các đối tác của họ từ nước ngoài. Do đó, tài trợ từ các tổ chức lớn như WB, UNDP, FAO, WHO mặc dù có các chương trình dành riêng cho Trung Quốc nhưng không đến được trực tiếp với các đơn vị triển khai tại nước này mà thường phải thông qua các NGO trung gian từ nước ngoài. NGO quốc tế lại có các hạn chế so với NGO Trung Quốc về rào cản văn hóa và ngôn ngữ, hạn chế về hiểu biết tình hình Trung Quốc so với các đối tác Trung Quốc. Do đó, nhiều áp đặt triển khai của các NGO quốc tế không phải đã phù hợp với tình hình Trung Quốc [22].
Thứ hai, thậm chí Trung Quốc vẫn để cho một số NGO quốc tế can thiệp, gây bất ổn chính trị. Trung Quốc “quan ngại” về sự hiện diện của một số NGO quốc tế và vai trò tiêu cực của các tổ chức này. Có quan điểm của Trung Quốc cho rằng có NGO quốc tế phá hoại an ninh quốc gia, ổn định chính trị, thúc đẩy tham nhũng, tuyên truyền phương Tây không phù hợp với điều kiện của Trung Quốc [115]. Trung Quốc cũng “quan ngại” một số NGO quốc tế do các chính phủ phương Tây hậu thuẫn có thể có động cơ lật đổ vai trò của đảng Cộng sản Trung Quốc, thực hiện
âm mưu “diễn biến hòa bình”, giống như các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á [83]. Tuy nhiên, Trung Quốc lúng túng trong việc quản lý các NGO này thế nào để có thể ngăn các tác động tiêu cực nhưng cũng không làm cản trở công tác thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế nói chung.
Có thực tế là một số NGO quốc tế cùng với chính phủ một số nước phương Tây tham gia áp đặt các điều kiện cho Trung Quốc về nhân quyền, xuất bản các cáo buộc tình trạng nhân quyền, dân chủ ở Trung Quốc, làm cho nước này chịu sức ép và dễ bị tổn thương trước áp lực xuyên quốc gia của các chính phủ nước ngoài, các NGO quốc tế và các tổ chức quốc tế. Chính phủ Trung Quốc cáo buộc NGO quốc tế
trong lĩnh vực nhân quyền vi can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định trong xã hội. Chính phủ Trung Quốc cũng kiên quyết phản đối việc các NGO quốc tế can thiệp vào vấn đề toàn vẹn lãnh thổ, như vận động tự trị cho Tây Tạng [115].
Việc NGO quốc tế được phép thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự của Trung Quốc cũng có những phản ứng tiêu cực. NGO quốc tế đã khuyến khích các