Quản lý nhà nước có tác động trực tiếp đến huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 136 - 140)

chính phủ quốc tế

Từ nghiên cứu 3 trường hợp điển hình, có thể thấy các NGO quốc tế nhạy cảm với khuôn khổ chính sách liên quan đến khu vực phi chính phủ nói chung, xã hội dân sự và việc lập hội. Trong các giai đoạn khi những khuôn khổ pháp lý này còn trống vắng ở Trung Quốc, Nê-pan hay In-đô-nê-xia, thì cộng đồng NGO quốc tế tỏ ra dè dặt khi can dự. Thậm chí có những trường hợp như ở Trung Quốc, các

NGO quốc tế đã tìm cách “lách luật” để hoạt động, ở chừng mực nào đó là thiếu hợp pháp trong giai đoạn đầu khi các quy định về quản lý NGO còn thiếu. Khi các nước được khảo cứu nói trên quan tâm thể chế hóa khu vực phi chính phủ, xây dựng khuôn khổ pháp lý cho khu vực này thì thực tiễn cho thấy, các NGO quốc tế có lòng tin nhiều hơn và hoạt động tỏ ra minh bạch hơn từ khâu đăng ký hoạt động, đăng ký đại diện, đăng ký dự án đến các khâu báo cáo hàng năm. Nghiên cứu các trường hợp điển hình cho thấy ở In-đô-nê-xia và Nê-pan có hệ thống chính trị gần với phương Tây hơn Trung Quốc, các chính sách đối với phi chính phủ, xã hội dân sự

tỏ ra “cởi mở” hơn so với Trung Quốc, nên sự hình thành và phát triển ban đầu của khu vực NGO được tạo điều kiện hơn so với Trung Quốc.

Thực tiễn ở Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia cho thấy, các NGO quốc tế

lớn thường chọn cách xây dựng quan hệ tốt với chính quyền, hoặc tìm kiếm sự bảo trợ của các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức nhà nước, hoặc cao hơn là được ký

kết các thỏa thuận với chính phủ hoặc cơ quan quản lý nhà nước để khẳng định tính pháp lý và vị thế của các tổ chức này trong cộng đồng. Đồng thời, đây cũng là phương thức để giúp các tổ chức này vận động tài trợ từ các nguồn tài trợ lớn.

Việc quản lý, giám sát, kiểm tra khu vực NGO quốc tế là cần thiết, phù hợp với nguyên tắc về chủ quyền quốc gia và đảm bảo các lợi ích nhiều mặt của đất nước. Ở tất cả các nước được khảo cứu đều có thể thấy mối liên hệ giữa biến động chính sách quản lý nhà nước với diễn biến NGO quốc tế. Chính vì vậy việc quản lý,

điều phối các NGO quốc tế cần khéo léo. Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia cũng nhưở nhiều quốc gia khác ở châu Á, chính phủ không trực tiếp tham gia công tác này mà thường sử dụng các cơ chế phi chính phủ của chính phủ để gián tiếp quan hệ, điều phối và ở chừng mực nào đó tham gia quản lý các NGO quốc tế: ở Trung Quốc là Hiệp hội hợp tác với NGO và Trung tâm trao đổi kinh tế, kỹ thuật quốc tế;

ở Nê-pan là Hội đồng Phúc lợi Xã hội; ở In-đô-nê-xia là Cơ quan phát triển nghiên cứu, giáo dục, kinh tế và xã hội.

Chính phủ Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia đều chính thức coi NGO quốc tế là đối tác phát triển, cho phép NGO tham vấn và bổ sung cho chính phủ

trong việc triển khai các dự án phát triển và các dịch vụ thiết yếu, giám sát triển khai, thanh tra tài chính và các điều kiện cho NGO hoạt động. Chính vì vậy, NGO quốc tế đã chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạch định phát triển địa phương, đối tác phát triển địa phương ở các nước này.

Việc chuyển đổi cơ chế kinh tế tập trung, kế hoạch hóa sang cơ chế thị

trường kích hoạt sự thay đổi trong cơ cấu xã hội của các nước đang phát triển châu Á, trong đó có 3 nước khảo sát nêu trên. Theo đó, quan hệ giữa chính phủ và xã hội trở nên linh hoạt, dễđiều chỉnh hơn theo hướng phân quyền, giao quyền cho cơ sở, dân chủ hóa và xã hội hóa. Các chủ thể xã hội dân sự, ngoài nhà nước và khu vực kinh tế tư nhân đã trỗi dậy và đóng vai trò tích cực với nội lực mạnh mẽ của mình trong đời sống chính trị, kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển. Tuy nhiên mức độ phát triển của xã hội dân sự lại khác nhau ở từng nước được khảo cứu. In-

đô-nê-xia và tiếp theo là Nê-pan, với lịch sử chính trị-xã hội đặc thù, có quan điểm “cởi mở” hơn đổi với khu vực xã hội dân sự so với Trung Quốc. Do đó, vai trò của xã hội dân sự ở In-đô-nê-xia và Nê-pan tỏ ra lớn hơn ở Trung Quốc. Bên cạnh đó, với chính sách “mở” và “hướng ngoại”, các nước đều tích cực tạo điều kiện và tận dụng quá trình toàn cầu hóa, nỗ lực thu hút các nguồn vốn bên ngoài như FDI, ODA, nguồn vốn tài chính và thúc đẩy xuất khẩu. Đây cũng là điều kiện cho NGO quốc tế thâm nhập và hoạt động trong nước và thúc đẩy sự phát triển của NGO trong nước và xã hội dân sự.

Tuy nhiên, giữa các cơ quan quản lý nhà nước và giữa các cấp quản lý nhà nước ở trung ương và địa phương ở 3 nước khảo cứu cho thấy chưa thực sự có sự

phối hợp và đồng bộ, cũng như hiểu biết lẫn nhau. Điều này làm cho các cơ quan quản lý không thể bao quát được hết các NGO quốc tế cũng như việc triển khai các dự án, do đó nhiều khi bị động trước sự thay đổi của các NGO quốc tế, lúng túng trước các phương thức hoạt động mới của các tổ chức này, dẫn tới nhiều khi phản

đó, vẫn còn hiện tượng tự phát, thiếu đồng bộ, manh mún trong quản lý tại các nước

được khảo cứu. Nhiều địa phương chưa thực sự quan tâm tới vận động viện trợ. Bên cạnh đó, chính sách quản lý NGO quốc tế ở cả 3 nước được khảo cứu vẫn còn thiếu sót, bất cập, cho thấy công tác về các NGO quốc tếở cả 3 nước chưa

được quan tâm đúng mức. Việc triển khai các chính sách ở các cấp cơ sở thiếu nhất quán, đồng bộ. Công tác phối hợp chỉ đạo quản lý hoạt động của các NGO quốc tế

nhiều lúc chưa thống nhất, thiếu đồng bộở cả 3 nước khảo cứu, trong đó đáng chú ý

là ở Trung Quốc. Một mặt, thực trạng này làm nản lòng các NGO nghiêm túc muốn triển khai dự án, mặt khác lại khuyến khích các NGO “lách” luật và trở nên không minh bạch. Trong trường hợp nào thì hiệu quả huy động viện trợ phi chính phủ

quốc tế cũng bị ảnh hưởng tiêu cực.

Trong số các nước khảo cứu thì mức độ, quy mô điều tiết quản lý nhà nước

đối với khu vực NGO quốc tế khác nhau. Quá trình chuyển đổi ở In-đô-nê-xia và Nê-pan diễn ra nhanh và có phần “mở” hơn ở Trung Quốc với vai trò tham gia của các nước tài trợ, các chủ thể nước ngoài, cộng với năng lực quản lý nhà nước có phần hạn chế nên phần nào ảnh hưởng đến vai trò điều tiết của nhà nước, cũng như

tạo điều kiện cho NGO quốc tế và trong nước hoạt động “tự do” hơn ở Trung Quốc. Bài học này có ý nghĩa vận dụng trực tiếp đối với các nước tiếp nhận viện trợ

phi chính phủ quốc tế. Rõ ràng, dòng viện trợ phi chính phủ quốc tế cũng giống như

các dòng vốn khác có tính nhạy cảm với nơi đến. Một mặt, các nước hiện nay có mức độ cạnh tranh nhất định để thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế. Khuôn khổ

thể chế và chính sách tạo điều kiện cho khu vực phi chính phủ hoạt động viện trợ là cần thiết. Về mặt quản lý nhà nước, luôn có tâm lý lo ngại là nếu quản lý chặt thì NGO quốc tế sẽ ngại không vào triển khai viện trợ. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy càng quan tâm tạo khuôn khổ và chính sách cho khu vực NGO thì các NGO quốc tế

càng quan tâm và tăng cường hoạt động viện trợ, và viện trợ của NGO quốc tế cũng tỏ ra có hiệu quả hơn, triển khai bài bản hơn, rõ ràng và minh bạch hơn. Đây cũng là yêu cầu khách quan trong quá trình hội nhập quốc tế. Mặt khác, trong hội nhập

cũng cần giữ bản sắc và chủ quyền của mình. Các nước cần tính toán hợp lýđể đảm bảo việc giám sát, định hướng viện trợ phi chính phủ quốc tế vào các mục tiêu ưu tiên của mình, quản lý các NGO quốc tế đảm bảo tính minh bạch, chịu trách nhiệm và hiệu quả, thậm chí ngăn chặn và điều chỉnh kịp thời các biểu hiện tiêu cực của viện trợ phi chính phủ quốc tế. Quản lý nhà nước ở cấp trung ương và địa phương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đối với NGO quốc tế là cần thiết, nhưng thực hiện thế nào cho hiệu quả lại phụ

thuộc nhiều vào đặc thù của mỗi nước.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 136 - 140)