Sự cần thiết phải tranh thủ viện trợ phi chính phủ quốc tế

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 127 - 132)

Thực tiễn ở Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia cũng như các nước châu Á

đang phát triển khác đã chỉ ra vai trò và sự cần thiết huy động các nguồn lực bên ngoài, trong đó có viện trợ phi chính phủ quốc tế, cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là đối với tiến trình phát triển có xuất phát điểm thấp. Mặc dù giá trị không lớn nếu so sánh với FDI hoặc ODA, nhưng viện trợ phi chính phủ quốc tế là nguồn lực bổ

sung trực tiếp và thiết thực vào những thiếu hụt ở những lĩnh vực mà khu vực công gặp hạn chế về nguồn lực trong khi khu vực tư nhân không quan tâm đầu tư vì không sinh lợi nhuận cá nhân. Quan trọng hơn, nguồn vốn NGO quốc tế là khoản viện trợ không hoàn lại tuyệt đối nên không đặt lên nước tiếp nhận gánh nặng nợ

nần, cũng như áp lực thay đổi chính sách như ODA. Nguồn vốn NGO quốc tế tuy giá trị không lớn nhưng tiếp cận trực tiếp tới các chương trình phát triển kinh tế-xã hội cấp vi mô, mang lại lợi ích trực tiếp và hiệu quả cho đối tượng cần thụ hưởng.

Bên cạnh đó, so với ODA, viện trợ NGO quốc tế tại các nước khảo cứu có hệ số

hiệu quả - chi phí, tỷ lệ giải ngân và tính bền vững cao hơn hẳn.

Mặc dù còn tồn tại một số tác động tiêu cực, song có thể thấy viện trợ phi chính phủ quốc tế cơ bản có vai trò tích cực và tác dụng hết sức thiết thực và kịp thời trong hoạt động cứu trợ khẩn cấp, viện trợ từ thiện, nhân đạo, giúp công cuộc chống đói nghèo, phát triển cộng đồng, giải quyết các hậu quả xã hội nảy sinh do phát triển, khắc phục hậu quả thiên tai, đào tạo năng lực cơ sở. Hầu hết các dự án do các NGO quốc tế tài trợ ở các địa phương tại các nước khảo cứu đều có tác dụng tốt, sát thực tiễn, đúng nhu cầu, dễ thực hiện, nhanh mang lợi cho các đối tượng thụ

hưởng. Do đa số các dự án do NGO quốc tế tài trợ tại 3 nước khảo cứu đều có quy mô vừa và nhỏ, vốn đầu tư không nhiều, được thực hiện nhanh và trực tiếp, phù hợp với khả năng tiếp nhận của cơ sở, đáp ứng nhu cầu nơi thụ hưởng nên các dự án

được cơ sở hoan nghênh, nhiều khi được đánh giá cao vì mang lại hiệu quả thiết thực và ý nghĩa chính trị-xã hội nhất định. Bên cạnh đó, viện trợ trực tiếp giúp tăng cường tính năng động và ý thức trách nhiệm của địa phương, giảm bớt các đầu mối trung gian, hạn chế được các mặt tiêu cực về tài chính. Đa số các dự án do NGO quốc tế tài trợ cho cộng đồng cơ sở tự thực hiện, có sự theo dõi, điều hành và tổng kết của đại diện NGO quốc tế.

Các dự án do NGO quốc tế tài trợ nhìn chung phù hợp với định hướng phát triển kinh tế-xã hội của các nước đang phát triển ở châu Á được khảo sát, giúp nâng cao nhận thức của người dân và cộng đồng về các lĩnh vực thuộc công tác xã hội. Với những địa phương nghèo, viện trợ phi chính phủ quốc tế nhiều khi chiếm tỷ lệ

lớn trong nguồn thu ngân sách nên được các địa phương và ngành rất quan tâm. Hầu hết các NGO quốc tế khi hoạt động viện trợ tại 3 nước khảo cứu đều tôn trọng các nguyên tắc quan hệ 3 bên: chính quyền địa phương - nhân dân - NGO quốc tế, trong đó lấy nhân dân làm trung tâm phát triển và sự tham gia của người dân luôn được coi trọng ở mọi khâu trong vòng đời dự án, nhất là khâu ra quyết

tính bền vững thông qua xây dựng năng lực cho người dân và các tổ chức đối tác

địa phương.

So với các dự án của các tổ chức quốc tế, các dự án viện trợ song phương và ODA, chi phí hành chính của các dự án do NGO quốc tế tài trợ thấp hơn nhiều tại 3 nước được khảo cứu. Đa số NGO quốc tế quy định chi phí hành chính cho mỗi dự

án không quá 10% giá trị dự án, thậm chí nhiều tổ chức còn đạt mức 5%. Trong khi

đó, chi phí hành chính cho các dự án ODA quốc tế thường chiếm 25% [12].

Theo đánh giá ở cả 3 nước được khảo sát thì viện trợ phi chính phủ quốc tế

tuy giá trị thấp hơn các nguồn vốn bên ngoài khác nhưng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu thiết thực về vốn, trang thiết bị kỹ thuật, kinh nghiệm cho các dự án hạ tầng công thiết yếu mà khu vực tư nhân không quan tâm còn khu vực nhà nước lại không

đủ nguồn lực để thực hiên toàn bộ. Phần lớn các chương trình/dự án do NGO quốc tế tài trợ dành cho lĩnh vực xóa đói nghèo, tăng sinh kế/thu nhập, hoạt động tín dụng và tiết kiệm, phát triển nông thôn tổng hợp, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương. Bên cạnh đó, với quan điểm phát triển hạ tầng từ cơ sở và tiếp cận từ dưới lên, các công trình hạ tầng do NGO quốc tế tài trợ xây dựng và quản lý

tại các nước kể trên tỏ ra hiệu quả hơn, tránh thất thoát, lãng phí và đáp ứng đúng

ưu tiên nhu cầu của người dân cơ sở.

Yếu tố phát triển bền vững được các NGO quốc tếđặc biệt coi trọng khi triển khai viện trợ tại 3 nước được khảo sát. Các dự án do NGO quốc tế tài trợ không chỉ

cung cấp nguồn tài chính để khắc phục các khó khăn trước mắt mà còn kèm theo công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật canh tác nông lâm nghiệp, khai thác tài nguyên kết hợp bảo vệ sinh thái, quản lý tín dụng hiệu quả..., giúp tạo thói quen và công cụđểđối tượng tiếp nhận duy trì việc thụ hưởng một cách bền vững.

Ở cả 3 nước được khảo sát đều gặp khó khăn trong việc giải quyết các dịch vụ y tế, xã hội, giáo dục trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt ở các vùng nông thôn, miền núi, vùng nghèo. Các địa bàn này khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức. Thực tế cho thấy viện trợ phi chính phủ quốc tế đã dành ưu tiên cho các lĩnh vực

này hơn nhiều so với ODA. Đối tượng thụ hưởng dự án do NGO quốc tế tài trợ đa số là người nghèo ở các vùng khó khăn, trong đó ưu tiên đặc biệt là phụ nữ và trẻ

em. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống ở nhiều vùng nông thôn, miền núi và ngay ở

thành phốđược góp phần cải thiện, theo đúng những chủ trương phát triển của các nước được khảo sát.

Cũng trong lĩnh vực này, có thể thấy ở cả 3 nước được khảo sát, ngay từđầu những năm 1990 đã xuất hiện các dự án do NGO quốc tế tài trợ hướng đến mục tiêu xóa bỏ, khắc phục quan niệm, lối sống cũ, lạc hậu hoặc tiêu cực của các đối tượng xã hội (như nghiện ma túy, trẻ em lang thang, gái mại dâm, mắc HIV/AIDS). Điều này cho thấy vai trò tiên phong của các NGO quốc tế trong việc giải quyết những vấn đề khó với quan điểm giải quyết mang tính dài hạn. Nội dung này là một trong những điều kiện tiên quyết của các dự án bền vững và nhiều khả năng là hướng ưu tiên của các NGO quốc tế trong thời gian tới.

Các NGO quốc tế thực hiện chiến lược lấy con người làm trung tâm của dự

án. Do đó các dự án về giáo dục và y tế không chỉ dừng lại ở các dự án cụ thể thuần túy về chuyên môn mà đều lồng ghép với ý nghĩa phát triển con người, nâng cao nhận thức và quyền quyết định, chia sẻ cộng đồng, văn hóa. Đây là một phương trâm phát triển quan trọng trong mối quan hệ Bắc - Nam được các NGO quốc tế vận dụng tại các nước châu Á đang phát triển, trong đó có cả 3 nước được khảo sát trong nghiên cứu này.

Song song với những dự án phát triển, các NGO quốc tế tiếp tục quan tâm

đến khắc phục hậu quả thiên tai. Sự cứu trợ kịp thời của các NGO quốc tế cho các nạn nhân thiên tai hàng năm tiếp tục có những đóng góp quan trọng, có ý nghĩa. Ví dụ về viện trợ phi chính phủ quốc tế giúp khắc phục hậu quả thiên tai tại In-đô-nê- xia là minh chứng rõ nét cho nhận định này. Bên cạnh đó, viện trợ khẩn cấp của NGO quốc tế đến tay người dân nhanh hơn những nguồn cứu trợ khác do đa số

NGO quốc tế có cơ sở, chi nhánh tại các địa phương gặp nạn, xử lý viện trợ nhanh, tránh các thủ tục hành chính quan liêu. Các khoản cứu trợ của NGO quốc tế đã có

tác dụng đáng kể trong việc giúp động viên tinh thần, khắc phục khó khắn và ổn

định cuộc sống cho người dân.

Một trong những đóng góp quan trọng của NGO quốc tế là giúp đào tạo năng lực cán bộ cơ sở thông qua các dự án phát triển dài hạn. Đóng góp này có thể thấy ở

cả 3 nước được khảo sát. Công tác đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ địa phương

được tiến hành ở nhiều cấp phù hợp với từng đối tượng ở mỗi cấp và gắn với điều kiện thực tế của cơ sở. Các NGO quốc tế tập trung nhấn mạnh vào đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và đánh giá dự án phát triển cho người dân và các tổ chức địa phương thông qua trực tiếp thực hành tại các dự án do NGO quốc tế tài trợ. NGO quốc tế dành tỷ lệ tương đối cao trong viện trợ cho tập huấn, đào tạo cùng với sự

tham gia hướng dẫn của chuyên gia nước ngoài có kinh nghiệm và trong nhiều dự

án, gắn với tham quan, tìm hiều mô hình ở các nước có điều kiện tương tự. Qua các trường hợp nghiên cứu điển hình ở Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia, có thể

thấy đa số dự án do NGO quốc tế tài trợ đều có hợp phần đào tạo và chiếm trung bình 10-20% giá trị dự án.

Qua khảo sát của các nước Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia, thông qua triển khai viện trợ tới cấp cơ sở và người dân, nhận thức và năng lực của cán bộ

quản lý nhà nước ở các địa phương trong công tác phát triển kinh tế-xã hội đã dần

được nâng cao và tiếp cận gần với dân hơn. Ngoài việc cùng tham gia khâu giám sát, thảo luận, lựa chọn lĩnh vực ưu tiên cho dự án và trực tiếp tham gia triển khai, NGO quốc tế cũng góp phần khơi dậy nội lực và tính chủđộng của người dân.

Bài học về sự cần thiết huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế có giá trị

nhiều đối với các nước đang phát triển, kể cả những nền kinh tế mới nổi, là những nước tiếp nhận viện trợ. Mặc dù còn có một số tồn tại, hạn chế trong viện trợ phi chính phủ quốc tế tại các nước được khảo sát, cũng nhưở các nước đang phát triển khác, nhưng không thể xem nhẹ nguồn vốn này với các vai trò tích cực, đa dạng kết quả và hiệu quả cao của nguồn vốn này phát huy tại cơ sở, được các nước tiếp nhận và cộng đồng quốc tế thừa nhận. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển còn có thể

thông qua kênh huy động này để tăng cường tiến trình quốc tế hóa, hội nhập quốc tế

và hợp tác quốc tế của mình, qua đó thực hiện những mục tiêu phát triển cao hơn.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)