Thực trạng thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 74 - 78)

Kể từ khi phát động chính sách “cải cách mở cửa” vào cuối những năm 1970, Trung Quốc bắt đầu tiếp cận pháp lý mềm dẻo hơn với các tổ chức xã hội, dân sự, cho phép các NGO quốc tế vào hoạt động, cho phép thành lập các NGO đầu tiên của Trung Quốc. UN, chính phủ và NGO của hầu hết các nước phương Tây đã tìm cách gây ảnh hưởng đối với Trung Quốc, thúc đẩy Trung Quốc quan hệ với các tổ

chức quốc tế, NGO quốc tế, hợp tác với chính phủ Trung Quốc. Năm 1984, UNDP chính thức khuyến cáo chính phủ Trung Quốc chấp nhận viện trợ từ các NGO quốc tế và các tổ chức quốc tế [78].

Với xu thế quốc tế hóa và hội nhập quốc tế của Trung Quốc trong thập niên 1980-1990, NGO quốc tế mở rộng sự hiện diện và triển khai dự án vào Trung Quốc; và năm 1996 bắt đầu chứng kiến sự nhảy vọt về số lượng của NGO quốc tế hoạt

động tại Trung Quốc. Hoạt động của các NGO quốc tế và kèm theo đó là dòng viện trợ vào Trung Quốc đã mang tính thường xuyên, ổn định, dần đi vào chiều sâu và có những bước đột phá quan trọng. Từ năm 1990-2010, số lượng NGO quốc tếđăng ký tại Trung Quốc và giá trị viện trợ tăng tương ứng là 10 lần và 20 lần. Trung Quốc đã thu hút được các NGO lớn như các tổ chức Ke, Plan Quốc tế, Tầm nhìn Thế giới, Ốc-pham Quốc tế, Quỹ Pho... với trung bình viện trợ của mỗi tổ chức là 5-10 triệu USD/năm [24].

Trong số các NGO quốc tế vào hoạt động tại Trung Quốc, các tổ chức từ Mỹ

và Hồng Công chiếm đa số và tăng trưởng nhanh nhất. Khoảng 80% các NGO quốc tế vào Trung Quốc là từ Mỹ. Trong số những NGO quốc tế có ngân sách trên 1 triệu USD/năm, các tổ chức Mỹ chiếm 41%, vượt xa những NGO từ bất kỳ quốc gia nào

khác [25]. Các NGO Hồng Công là những tổ chức đầu tiên có mặt tại Trung Quốc và hiện chiếm khoảng 25% số NGO quốc tếđang hoạt động tại Trung Quốc, tài trợ

dự án với tổng số vốn trên 25 triệu USD, chỉ đứng sau các NGO Mỹ. So với các NGO quốc tế khác, các tổ chức từ Hồng Công không có rào cản ngôn ngữ, văn hóa khi hoạt động ở Trung Quốc, có sự hiểu biết tốt hơn về tình hình kinh tế-chính trị

Trung Quốc, có thể áp dụng một cách hiệu quả hơn trong hoạt động [79].

Nhiều NGO không có văn phòng và nhân viên thường trú tại Trung Quốc. Các con số thống kê cũng không thống nhất. Theo Báo cáo Phát triển Trung Quốc, hiện có khoảng 490 NGO quốc tế [25]. Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu NGO của Đại học Thanh Hoa, hiện có khoảng 3.000-6.000 tổ chức nước ngoài được xếp vào loại NGO, bao gồm đa số là quỹ tài trợ, phòng thương mại; NGO tác nghiệp, tổ chức tôn giáo chiếm số lượng nhỏ; phần lớn không đăng ký nhưng được sự chấp thuận ngầm của chính quyền [22].

Cộng đồng quốc tế đã hỗ trợ cho Trung Quốc khá nhiều về nguồn lực tài chính. Từ cuối những năm 1990, tài trợ của các nước phát triển, các tổ chức quốc tế

và NGO quốc tế cho Trung Quốc thường chiếm khoảng 14% tổng số ngân sách của nước này, tương đương 60 tỷ USD/năm, trong đó 40 tỷ USD đã được đến từ các thiết chế như WB và ADB, 15 tỷ USD đến từ ODA song phương, 600 triệu USD từ

các NGO quốc tế. Trung Quốc thống kê các NGO quốc tế viện trợ 100-200 triệu USD/năm và đánh giá đây là “khoản đóng góp không thể bỏ qua” [78]. Một nghiên cứu độc lập năm 2008 của tác giả Mã Quốc Sư thậm chí còn cho thấy các NGO quốc tế viện trợ đến 1 tỷ USD cho Trung Quốc hàng năm, qua nhiều kênh không chính thức [79].

Tổng hợp diễn biến về số lượng NGO quốc tế và giá trị viện trợ của các tổ

chức này cho Trung Quốc tổng hợp theo Báo cáo Phát triển Trung Quốc từ năm 1990-2010) được biểu diễn ở Hình 2.1 và Hình 2.2 (tham khảo số liệu ở Phụ lục 2).

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Phát triển Trung Quốc (1990-2010)

Hình 2.1: Diễn biến số lượng các NGO quốc tế ở Trung Quốc trong thời gian qua

Nguồn: Tổng hợp Báo cáo Phát triển Trung Quốc (1990-2010)

Hình 2.2: Diễn biến giá trị viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Trung Quốc trong thời gian qua

Có thể thấy sự phát triển số lượng NGO quốc tế và giá trị viện trợ vào Trung Quốc trùng hợp với tiến trình “cải cách mở cửa” ở nước này, chịu tác động tích cực

của chính sách và quan hệđối ngoại của Trung Quốc, áp lực và tác động của cộng

đồng quốc tếđến mức độ “mở” của nền kinh tế-xã hội, mối tương tác quan hệ nước lớn của Trung Quốc, nhất là với Mỹ. Các NGO quốc tế bắt đầu quan tâm vào Trung Quốc nhiều từ giữa những năm 1990 khi Trung Quốc đưa ra chủ trương thu hẹp phạm vi của nhà nước “chính phủ nhỏ, xã hội lớn”, đặc biệt sau khi Trung Quốc

đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ IV về Phụ nữ và Diễn đàn Phi chính phủ tại Bắc Kinh năm 1995 [79]. Kể từđầu những năm 2000, khi quan hệ Mỹ-Trung có những bước cải thiện đáng kể thì dòng viện trợ của NGO từ Mỹ vào Trung Quốc cũng tăng lên rõ rệt. Bên cạnh đó, viện trợ NGO quốc tế cũng bị ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế trên thế giới và trong khu vực vào cuối những năm 1990, cũng như cuối những năm 2000, tạo ra tình trạng bão hòa [25].

Đa số các NGO quốc tế thiết lập quan hệ đối tác với NGO Trung Quốc. Thông qua đó, các NGO quốc tế triển khai dự án viện trợ mang tính bền vững, hiệu quả và có sự tham gia của người dân [47]. Chương trình, dự án viện trợ của các NGO quốc tế tiếp tục phát triển theo chiều sâu với một số điều chỉnh về lĩnh vực. Nội dung và hình thức viện trợ thay đổi theo hướng tập trung vào viện trợ phát triển thay cho viện trợ khẩn cấp và cấp tín dụng trực tiếp thay vì viện trợ hàng hóa [25].

Nhiều NGO quốc tế nhận tài trợ của chính phủ, hoặc nhận được nguồn ODA chuyển qua kênh phi chính phủ. Do đó, các tổ chức này bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ nước tài trợ, hướng viện trợ vào các lĩnh vực mà chính phủ các nước tài trợ ưu tiên. Các NGO Mỹ như Quỹ Pho, tổ chức Quếch-cơ, Dịch vụ Cứu trợ Nhà thờ, Dịch vụ Tình nguyện Nước ngoài nhận nhiều ngân sách từ Cơ quan Phát triển Nước ngoài Mỹ nên thiên về viện trợ nhân đạo giúp trẻ em tàn tật, đào tạo cán bộ trẻ - là các lĩnh vực mà ODA của Mỹ ưu tiên. Tương tự, các NGO châu Âu như Hành động Viện trợ (Anh), Bác sỹ không biên giới (Pháp), Bánh mì Thế

giới (Đức) thiên về các dự án có tính phát triển bền vững, môi trường, xây dựng hạ

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)