Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nê-pan

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 93 - 96)

minh bạch về ngân sách hoạt động và số tiền viện trợ của NGO quốc tế.

Về cơ cấu khu vực, các NGO Mỹ chiếm 25% tổng số NGO quốc tế, NGO Ca-na-đa chiếm 9,5%, NGO châu Âu chiếm 45%, NGO châu Á chiếm 10%, các khu vực khác chiếm 10,5%. Khoảng 47,1% viện trợ phi chính phủ quốc tế dành cho các dự án trẻ em. Các dự án phát triển cộng đồng chỉ chiếm 16,1%, Y tế và phát triển cộng đồng chiếm 15,1%, giáo dục chiếm 4,1%, phụ nữ và phát triển giới chiếm 2,1%, người tàn tật chiếm 5,1%, nước sạch chiếm 3,1%, phát triển nông nghiệp chiếm 2,1% [87].

2.4.2. Thực trạng quản lý nhà nước về viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nê-pan Nê-pan

Tình trạng đói nghèo kéo dài của Nê-pan là cơ sở để cộng đồng quốc tế, ác nước phương Tây quan tâm với các chương trình viện trợ, xóa đói nghèo, trợ giúp phát triển,… Từ những năm 1990, do sự thay đổi trong chính sách tài trợ của WB và các nước phương Tây, NGO quốc tế trở thành kênh viên trợ, thực hiện viện trợ

lớn cho Nê-pan. Nhiều chương trình của WB, FAO, các chương trình viện trợ song phương của Thụy Điển, Đan Mạch, Hà Lan, Đức, Mỹ… cho Nê-pan được chuyển qua kênh NGO của các nước này và NGO quốc tế. Đây chính là điều kiện cho NGO quốc tế quan tâm, thâm nhập và hoạt động tại Nê-pan.

Chính phủ Nê-pan nhìn nhận NGO quốc tế giúp Nê-pan cho cải thiện sinh kế

của người nghèo, vai trò NGO thúc đẩy cải cách ở địa phương. Các dự án NGO bao gồm nhiều lĩnh vực, thành công trong việc cung cấp dịch vụ thiết yếu như nước sạch, y tế, giáo dục và các hoạt động phát triển. Vai trò NGO đưa trẻ em đến trường. NGO quốc tếđóng vai trò xúc tác thay đổi cơ sở, tăng cường vai trò cơ sở, phụ nữ, tham gia cộng đồng. Từ đó, chính phủ Nê-pan coi NGO quốc tế là đối tác phát triển cộng đồng và nông thôn, cải thiện đời sống thành thị, giao quyền cho phụ

nữ, bảo vệ môi trường, cung cấp dịch vụ y tế, thủy lợi, giáo dục y tế cộng đồng chống HIV/AIDS và ma túy, hoạt động thanh niên và phát triển các giá trị đạo đức

[66]. Có thể thấy sự đồng quan điểm của chính phủ Nê-pan và Trung Quốc về vai trò NGO quốc tế.

Các NGO dù là trong nước hay nước ngoài phải tham gia làm thành viên của Hội đồng Phúc lợi Xã hội Nê-pan. Được thành lập năm 1992, Hội đồng Phúc lợi Xã hội là cơ quan chính phủ điều phối và quản lý hoạt động NGO trong nước và nước ngoài tại Nê-pan. Tại Nê-pan, cũng giống như Trung Quốc, các NGO quốc tế chỉ

hoạt động sau khi có văn bản thỏa thuận với chính phủ và đăng ký hoạt động với Hội đồng Phúc lợi Xã hội. Có 2 loại thỏa thuận: (1) thỏa thuận song phương giữa NGO quốc tế và Hội đồng Phúc lợi Xã hội, và (2) thỏa thuận 3 bên giữa NGO quốc tế, Hội đồng và đối tác địa phương. Tuy nhiên trong một thời gian dài, không có các quy định thống nhất liên quan đến quản lý và hoạt động của NGO ở Nê-pan [86].

NGO quốc tế được đăng ký tại Nê-pan dưới hình thức tổ chức tình nguyện. Nhà thờ và các đoàn truyền giáo là những tác nhân đầu tiên xuất hiện tại nước này. Sau đó các tổ chức tài trợ quốc tế như WB, các quốc gia phương Tây bắt đầu sử

dụng NGO là kênh viện trợ. NGO quốc tế là một cơ chế quan trọng để cung cấp các hỗ trợ tài chính, thúc đẩy chính trị, tạo ra làn sóng quan tâm của các nhà tài trợ, xây dựng quan hệđối tác.

Sau khi khôi phục lại hệ thống đa đảng ở Nê-pan năm 1990, cộng đồng NGO quốc tế và trong nước vận động Luật điều tiết phi chính phủ, công nhận vai trò của NGO. Đạo luật Phúc lợi Xã hội 1992 thay cho Luật dịch vụ xã hội 1977 thể hiện cam kết của chính phủ tạo sự thay đổi trong năng động hóa và giải phóng khu vực NGO. Ngoài ra, Luật về Ủy ban phát triển làng xã 1992, Luật Địa phương 1992, Luật về Ủy ban phát triển địa phương 1992, Luật Tự chủđịa phương 1998 và Quy

định về tự chủ địa phương 1999 cũng được thông qua. Theo Đạo luật Phúc lợi xã hội 1992, Hội đồng Phúc lợi Xã hội Nê-pan được thành lập bao gồm thành viên của các bộ ngành liên quan với chức năng thúc đẩy và giám sát hoạt động viện trợ phi chính phủ quốc tế; hỗ trợ cho việc triển khai các hoạt động phi chính phủ, điều phối giữa chính phủ và các NGO quốc tế, tham vấn cho chính phủ về kế hoạch, chính

sách và các chương trình liên quan đến phúc lợi xã hội, thành lập các quỹ phúc lợi xã hội; đào tạo nghiên cứu về các chủ đề phúc lợi xã hội, thẩm định tài sản, thỏa thuận với các NGO quốc tế và các tổ chức quốc tế.

Với nhận thức mới của cả các cơ quan quản lý nhà nước lẫn khu vực dân sự, chính phủ Nê-pan coi NGO quốc tế là đối tác phát triển, còn người dân coi NGO là người cung cấp dịch vụ tốt [30]. NGO là sự lựa chọn thể chế và tác nghiêp để thực hiện nhiệm vụ này. Chính phủ coi NGO là đối tác phát triển, Đây là cam kết chính trị thuận lợi cho sự phát triển khu vực NGO với sự hậu thuẫn và nguồn lực của NGO quốc tế.

Tuy nhiên năng lực cán bộ Hội đồng Phúc lợi Xã hội Nê-pan còn hạn chế, không đáp ứng yêu cầu điều phối, quản lý trong khi số lượng NGO và dự án tăng lên. Do ưu tiên cho các lĩnh vực phát triển khác nên Nê-pan còn thiếu chính sách, luật thúc đẩy khu vực NGO. Chính phủ còn áp đặt quản lý chặt chẽ, quản lý hành chính rườm rà, không rõ ràng và thiếu phối hợp liên ngành. Còn xuất hiện tình trạng tham nhũng tiền viện trợ, lãng phí và sử dụng chưa đúng hiệu quả từ các đơn vị tiếp nhận, nhất là ở các địa phương Nê-pan. Điều này gây cản trở phần nào tới việc tổ

chức hoạt động công khai minh bạch của các NGO quốc tế, cũng như hiệu quả các dự án viện trợ.

Năm 1991, chính phủ Nê-pan có quan điểm mới liên quan đến NGO quốc tế. Các NGO quốc tế không được phép triển khai trực tiếp dự án ở cấp cơ sở do lo ngại NGO quốc tế sẽ xâm nhập và truyền bá các giá trị phương Tây ảnh hưởng tới hài hòa xã hội và các giá trị truyền thống của Nê-pan. Các dự án phi chính phủ phải

được tiến hành thông qua quan hệ đối tác hoặc tài trợ cho NGO trong nước ở Nê- pan. Việc thay đổi chính sách này được quy định trong đạo Luật phúc lợi xã hội năm 1992. Thực hiện đạo luật này, NGO quốc tếđược yêu cầu chuyển giao dự án cho các đối tác NGO trong nước trong lộ trình 5 năm. Tuy nhiên các NGO quốc tế

những năm 1990 cũng là thời điểm bùng nổ thành lập các NGO trong nước, một phần cũng vì lý do này.

Theo các nhà nghiên cứu, sự phát triển lan tràn của NGO địa phương chủ

yếu do thiếu khuôn khổ pháp lý, thiếu hướng dẫn đầy đủ. Các NGO địa phương thường bị gắn với “chủ nghĩa gia đình”, rửa tiền với các thuật ngữ “NGO va li tiền”, “NGO đô-la xanh”. Các doanh nghiệp cũng thành lập NGO và coi đó là trào lưu “mốt”, có thể thu lợi mà không cần đầu tư nhiều. Người dân thì coi NGO là sân chơi của tầng lớp có tiền thành thị. Đối với tầng lớp trí thức, NGO là “cần câu cơm” [53]. Thực trạng này phần nào cũng xảy ra ở Trung Quốc, tuy nhiên đối tại Nê-pan, tình trạng này nghiêm trọng hơn, một phần do quản lý nhà nước ở Nê-pan tỏ ra lỏng lẻo hơn và tính kiểm soát của chính phủ thấp hơn ở Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)