Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tếđược hiểu là quá trình thu hút và quản lý các nguồn lực của NGO quốc tế, tích hợp để phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế-xã hội tại nước tiếp nhận (được hiểu ở đây là các nước chậm phát triển,
đang phát triển hoặc mới nổi), trong đó quản lý nhà nước là để phục vụ cho thu hút hiệu quả hơn. Chiến lược huy động nguồn lực của NGO quốc tế cũng chủ yếu là nhằm huy động nguồn lực tài chính (viện trợ), bao gồm các nội dung như: xác định các nguồn viện trợ tiềm năng của NGO quốc tế; vận động NGO quốc tế quan tâm và cam kết viện trợ; giải ngân viện trợ; theo dõi, quản lý, điều chỉnh việc phân phối,
sử dụng viện trợ. Quá trình này cần có (và thực tế là luôn có) sự tham gia của công tác quản lý nhà nước, thông qua các quy định, khuôn khổ pháp lý và chính sách.
Các lý thuyết và thực tiễn đã chỉ ra vai trò và sự cần thiết của việc huy động các nguồn lực cho phát triển kinh tế-xã hội. Các nguồn lực trong nước là quan trọng nhưng các nguồn lực bên ngoài, trong đó viện trợ của NGO quốc tế cũng hết sức cần thiết, nhất là đối với các nước có xuất phát điểm thấp trong quá trình phát triển.
Theo mô hình của Che-ne-ry và Xơ-châu, các nước đang phát triển thiếu nguồn thu từ xuất khẩu và tiết kiệm, từ đó ảnh hưởng đến đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Viện trợ phi chính phủ quốc tế cùng với ODA giúp bù đắp khoảng trống giữa đầu tư và tiết kiệm. Mặc dù giá trị không lớn nếu so sánh với FDI hoặc các dòng vốn đầu tư tài chính tư nhân, hỗ trợ từ khu vực phi chính phủ là những nguồn lực bên ngoài bổ sung trực tiếp và thiết thực vào những thiếu hụt ở những lĩnh vực mà khu vực công gặp hạn chế về nguồn lực trong khi khu vực tư nhân không quan tâm đầu tư vì không sinh lợi nhuận cá nhân [23].
Các nghiên cứu của Mốt-xơ-ly, Bun và Rây-chen cho kết quả viện trợ ODA không những không giúp tăng trưởng và tiết kiệm cho các nước tiếp nhận mà lại còn làm tăng chi phí công bất hợp lý và không khuyến khích đầu tư [62]. Ngược lại, Hát-gi-mi-chen, Bơn-xai và Đô-la lại chứng minh được rằng đối với các nước có nền kinh tế chuyển đổi và điều chỉnh cơ cấu, viện trợ phi chính phủ quốc tế lại có tác dụng tích cực đối với tiết kiệm nội địa, đặc biệt nếu các quốc gia này có chính sách phù hợp khuyến khích và tạo điều kiện cho khu vực phi chính phủ phát huy vai trò thì tác dụng sẽ rõ rệt hơn [44].
Các khoản tài trợ, hỗ trợ của NGO quốc tế có tác dụng hết sức thiết thực và kịp thời trong hoạt động cứu trợ khẩn cấp, viện trợ từ thiện, nhân đạo. Quan trọng hơn, nguồn lực viện trợ phi chính phủ quốc tế là khoản tài trợ hoàn toàn không hoàn lại nên không đặt lên các nước tiếp nhận gánh nặng nợ nần, cũng như áp lực thay
đổi chính sách như ODA. Nguồn viện trợ phi chính phủ quốc tế tuy giá trị không lớn so với các nguồn vốn bên ngoài khác, nhưng tiếp cận trực tiếp tới các chương
trình phát triển kinh tế-xã hội cấp vi mô, mang lại lợi ích trực tiếp và hiệu quả cho
đối tượng cần thụ hưởng, hỗ trợ hiệu quả việc thực hiện Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của UN. (Xem Phụ lục 1 - MDG tổng hợp các nhận thức chung về phát triển kinh tế-xã hội, trong đó nhấn mạnh các mục tiêu xóa đói nghèo, giáo dục, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh, bình đẳng giới, đảm bảo bền vững môi trường và tăng cường quan hệđối tác toàn cầu cho phát triển). Bên cạnh đó, so với ODA, viện trợ phi chính phủ quốc tế có hệ số hiệu quả-chi phí, tỷ lệ giải ngân và tính bền vững cao hơn hẳn [45]. Nghiên cứu của Ghi-lét cho thấy, nhiều nước đang phát triển huy
động viện trợ phi chính phủ quốc tế để hỗ trợ thay đổi chính sách, thể chế, xã hội dân sự. Nhờ đó, sự hỗ trợ này sẽ tạo ra nền tảng vững chắc và động lực cho phát triển đột phá và bền vững ở các nước đang phát triển [39].
1.2.4. Tổng quan về huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở các nước đang phát triển
Mức độ phát triển của một xã hội được đo bằng sự phát triển của cơ sở hạ
tầng (cả về mặt vật chất và thể chế), tỷ trọng phát triển những lĩnh vực sản xuất tạo ra giá trị gia tăng cao và sự tiến bộ về các chỉ số mức sống và HDI. Theo đó, nước
đang phát triển là quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp, có nền tảng công nghiệp kém phát triển và có chỉ số HDI không cao. Ở các nước này, mức sống thấp, tình trạng nghèo nàn phổ biến và cơ cấu tư bản hạn chế. Khái niệm "nước đang phát triển" gần nghĩa với khái niệm “thế giới thứ ba” thường dùng trong Chiến tranh lạnh. Bên cạnh đó, các quốc gia có sự tiến bộ vượt trội so với các nước đang phát triển nói chung nhưng chưa đạt tới trình độ các nước phát triển được đưa vào nhóm “nước công nghiệp hóa mới”, hoặc “nền kinh tế mới nổi”.
Theo thống kê của OECD, tổng giá trị giải ngân ODA của khối OECD dành cho các nước đang phát triển là trên 128 tỷ USD năm 2010, tương đương 0,32% GNP và 0,6% ngân sách của các nước phát triển [73]. Năm 2008, các chuyên gia của IMF đã xem xét về viện trợ phi chính phủ quốc tế và ODA tính trên đầu người cho 20 nước được khảo sát xếp theo thứ tự HDI tăng dần từ Ni-giê là nước thấp
nhất đến Hồng Công là nước cao nhất. Kết quả cho thấy, trong khi ODA có xu hướng tỷ lệ thuận với HDI của nước tiếp nhận (tức là dành nhiều cho các nước có HDI cao và dành ít cho các nước có HDI thấp) thì viện trợ phi chính phủ quốc tế lại có xu hướng ngược lại, tức là dành nhiều cho các nước có HDI thấp hơn, đại đa số
các trường hợp cũng là các nước nghèo hơn (xem Hình 1.2).
Nguồn: Báo cáo Viện trợ của IMF (2008)
Hình 1.2: So sánh thực trạng ODA và viện trợ phi chính phủ quốc tế
Với vai trò ngày càng tăng của khu vực phi chính phủ cũng như khả năng vận động, tiếp cận tốt các kênh viện trợ chính thức, nên ngày càng nhiều khoản ODA được chuyển qua kênh hỗ trợ phi chính phủ như là một phần gián tiếp của hỗ
trợ chính phủ nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Các nước cấp viện trợ trong khối OECD
Viện trợ NGO/ đầu người (USD)
ODA/ đầu người (USD)
tăng cường qua kênh phi chính phủ tăng từ 0,2% năm 1970 lên 17% năm 2000 [105]. Nhiều chính phủ đã thực hiện tích cực theo hướng này như Mỹđã tăng phần ODA qua kênh phi chính phủ lên 30%, Bỉ và Úc ở mức 17%, Ai Len duy trì ở mức 12% và dành nhiều khoản tài trợ cả gói lớn cho các NGO quốc tế. Năm 1980, nguồn ODA chuyển qua kênh phi chính phủ cho khu vực Mỹ La-tinh, châu Phi và châu Á là 4,7 tỷ USD; năm 1987 là 5,5 tỷ USD và năm 1999 là 6,5 tỷ USD [41].
Thông qua tiến trình hội nhập quốc tế, chia sẻ kinh nghiệm và hiểu biết, hầu hết các nước đang phát triển trên thế giới đều nhận thức nhu cầu cần huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế vào việc trực tiếp thực hiện cũng như hỗ trợ các nước
đang phát triển thực hiện MDG, thể hiện trên các mặt xóa đói nghèo, phát triển các mặt xã hội, vận động cải cách chính sách, khuyến khích dân chủ cơ sở và xã hội dân sự và tăng cường năng lực cơ sở. Bên cạnh đó, các nước đang phát triển còn kịp thời huy động cứu trợ khẩn cấp của NGO quốc tế để khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa thiên nhiên, chiến tranh, thảm họa nhân đạo và tiên phong trong việc đề
xướng và giải quyết các vấn đề mới.
1.2.5. Vai trò của viện trợ phi chính phủ quốc tế đối với phát triển kinh tế-
xã hội ở các nước đang phát triển
Mặc dù không có giá trị lớn như FDI, ODA nhưng viện trợ phi chính phủ
quốc tế lại tập trung giải quyết một cách thiết thực và hiệu quả những lĩnh vực cấp thiết trong phát triển kinh tế xã hội, tập trung vào những lĩnh vực phục vụ an sinh xã hội mà các dòng vốn khác không quan tâm. Nếu các nước tiếp nhận biết cách sử
dụng hiệu quả nguồn viện trợ này thì sẽ phát huy được những tác động tích cực của viện trợ trong phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là giúp thực hiện MDG, cụ thể trên các mặt sau:
Xóa đói, giảm nghèo
Đói nghèo là một vấn đề tồn tại nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu, mang tính lịch sử, xã hội và nhân đạo. Các chương trình phát triển của UN cũng như các
định chế, chương trình phát triển như WB, ADB, UNDP... và khu vực phi chính phủđã xác định chống đòi nghèo cần phải có tiếp cận tổng thể và bền vững, trong
đó kết hợp các yếu tố hỗ trợ bên ngoài (như viện trợ, hỗ trợ kỹ thuật) và các yếu tố điều chỉnh cơ cấu, thể chế và tác nghiệp bên trong (như tạo khuôn khổ pháp lý, giáo dục nhận thức, các chương trình tạo việc làm, sinh kế, tăng thu nhập).
Theo WB, 3/4 trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề của cả đói nghèo và suy thoái kinh tế có rất ít nguồn lực tài khóa để thực hiện các chương trình hỗ trợ xã hội mới hoặc đẩy mạnh các chương trình đã có sẵn. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ODA và viện trợ phi chính phủ quốc tế sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc lấp chỗ trống này bằng cách đóng góp vào việc xây dựng mạng lưới an sinh xã hội và bảo vệ người nghèo ở các nước đang phát triển. Chủ tịch WB Rô-bớt Giô-e- líc đã đề nghị thành lập một “Quỹ hạn chế tổn thương” cho các nước đang phát triển, trong đó mỗi nước giàu sẽ đóng góp vào quỹ này 0,7% giá trị gói kích thích kinh tế của họ [106].
Chính vì vậy, chống đói nghèo luôn là mục tiêu ưu tiên hàng đầu của cộng
đồng thế giới, được cụ thể hóa qua MDG. Mục tiêu này mang tính cam kết và trách nhiệm trước hết thuộc về các quốc gia. Tuy nhiên, viện trợ từ các nước OECD đã giảm từ năm 2006 trợ lại đây. Nguyên nhân một phần là do việc xóa nợ cho các nước nghèo được đẩy mạnh đột biến vào năm 2006. Theo nghiên cứu của Quốc hội Việt Nam [12], mục tiêu UN đặt ra từ năm 1970 về mức viện trợ bằng 0,7% GDP mỗi nước giàu vẫn còn là một mục tiêu xa vời. Chỉ có Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Lúc-xem-bua và Hà Lan đã đạt được mục tiêu này. Đóng góp trung bình của các nước là 0,45% GDP, nhưng đây chỉ là con số được tính toán trước khi khủng hoảng kinh tế bùng nổ. Hơn nữa, giá trị của quỹ viện trợ sẽ giảm khi quy mô kinh tế
thu hẹp. Về nguồn vốn hỗ trợ phi chính phủ, ước tính hàng năm giá trị viện trợ của các nước OECD qua kênh phi chính phủ nhằm trực tiếp mục tiêu xóa đói nghèo lên tới 15 tỷ USD. Giá trị này bằng 20% tổng giá trị ODA và lớn hơn tất cả các khoản viện trợ chính phủ song phương [71]. Bên cạnh và bao gồm trong viện trợ phi chính
phủ là những chương trình hỗ trợ kỹ thuật lớn nhằm cung cấp chuyên gia kỹ thuật và quản lý cho các dự án xóa đói nghèo. Ước tính giá trị cho trợ giúp kỹ thuật của riêng ADB cho các nước đang phát triển đã lên tới 1,3 tỷ USD [16].
Các nước đang phát triển dành ưu tiên chính trong việc huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế cho lĩnh vực xóa đói nghèo. Các NGO quốc tế được khuyến khích triển khai các dự án tác nghiệp cơ sở, tạo việc làm. Ước tính khu vực phi chính phủ tạo ra 1/20 tổng số việc làm nói chung và 1/8 tổng số việc làm trong ngành dịch vụ nói riêng, trong đó đa số là phụ nữ và thanh niên [14]. Theo số liệu này thì khu vực phi chính phủ tạo ra việc làm gấp 6 lần các công ty tư nhân lớn. Việc tạo ra việc làm còn có ý nghĩa tăng thu nhập và sinh kế cho người lao động, góp phần giúp bộ phận nghèo trong xã hội có thể thoát nghèo và ổn định cuộc sống. Bên cạnh đó, các dự án dạy nghề thường được thực hiện tại các trung tâm đô thị, nơi dân cưđông đúc, có nhiều thanh niên không có công ăn việc làm, thu nhập thấp, giúp cho người khuyết tật. Dự án được thực hiện thông qua các trung tâm dạy nghề, trung tâm bảo trợ xã hội, trung tâm lao động nữ. Mục tiêu của dự án là trang bị kiến thức về một nghề nghiệp nhất định như sửa chữa xe máy, sửa chữa điện tử, nghề
may, nghề mộc, nuôi dạy trẻ... để có việc làm và tăng thu nhập.
Các NGO quốc tế cũng được thu hút triển khai hoạt động trên các lĩnh vực liên quan đến cải thiện cuộc sống cho người nghèo ở nông thôn, trong đó có các dự
án xây dựng hạ tầng cơ sở thuỷ lợi, trạm bơm, giống cây trồng, vật nuôi,... Nổi bật hiện nay là các dự án tín dụng giúp người nghèo ở nông thôn biết làm kinh tế nhỏ
và vừa để có thể phát triển trong một nền kinh tế thị trường. Các công trình thuỷ
nông như các hồ chứa nước, đập, trạm bơm và hệ thống tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp trong khu vực được thụ hưởng dự án là các dự án thuộc nhóm này. Mục tiêu của các công trình này là làm cho người dân bớt phụ thuộc vào thiên nhiên, chủđộng hơn trong tưới tiêu nước và trên cơ sởđó tăng năng suất cây trồng, nhất là lúa nhằm cải thiện đời sống nhân dân. Các dự án về lâm nghiệp, trồng cây
các NGO quốc tế quan tâm. Loại dự án này thường tập trung cho việc đắp đê, hồ
chứa nước, đập, trạm bơm, kênh dẫn. Ngoài ra còn có các dự án giải quyết việc làm trong khuôn khổ chương trình “Lương thực cho lao động” của Cộng đồng châu Âu, “Lương thực cho phát triển” của Mỹ. Mục tiêu chung của các dự án này là cấp lương thực cho người lao động ở những vùng khó khăn để họ xây dựng những công trình trên nhằm chủ động hơn nữa trong sản xuất nông nghiệp, nhất là ở những vùng đông dân, độc canh lúa, hạn hán kéo dài hoặc bị hậu quả nặng nề do thiên tai.
Các dự án cho vay vốn quay vòng của NGO quốc tế thường được triển khai thông qua một đối tác cụ thể như hội phụ nữ, hội nông dân, hội thanh niên,... để tổ
chức tập huấn về cách sử dụng và quản lý vốn do các NGO quốc tế cho vay, tạo
điều kiện cho người nghèo tăng thu nhập. Nguyên tắc chung là các NGO quốc tế
không thu hồi lại vốn mà chuyển nó thành vốn của đối tác trong nước để tiếp tục chuyển cho các đối tượng khác vay sau chu kỳ vay vốn hoặc dùng vốn đó để thực hiện một dự án khác trong địa phương. Dự án loại này đang được nhiều NGO quốc tế thực hiện vì với một số vốn không lớn mà có thể giúp được nhiều người nghèo trong thời gian dài. Một nhóm các dự án phi chính phủ quan trọng khác là các dự án giúp phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mục đích chính của dạng dự án này là hỗ trợ cho lĩnh vực kinh tế tư nhân, mở các lớp đào tạo về quản trị kinh doanh và hỗ
trợ vốn cho thanh niên, kể cả số nghèo không có việc làm, thiếu vốn hoặc ít vốn,