Những vấn đề chung

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 120 - 122)

Từ nghiên cứu 3 trường hợp điển hình nói trên, trước hết có thể thấy sự can dự của các NGO quốc tế và hoạt động viện trợ của các tổ chức này tại các nước

đang phát triển châu Á xuất phát từ áp lực cả bên trong lẫn bên ngoài. Các chính phủ Trung Quốc, Nê-pan hay In-đô-nê-xia đều gặp khó khăn về cách tiếp cận và nguồn lực trong việc giải quyết các vấn đề xã hội tất yếu phát sinh trong quá trình cải cách, chuyển đổi thể chế; trong khi khu vực tư nhân không quan tâm đến lĩnh vực này do không sinh lợi nhuận cá nhân. Từ đó tạo ra sức ép từ bên trong xã hội của các nước được khảo cứu đòi hỏi phải có sự tiếp cận và nguồn lực mới. Bên cạnh

đó, với xu thế quốc tế hoá, hội nhập quốc tế diễn ra tại các nước được khảo cứu, cộng đồng quốc tế, đặc biệt là các NGO quốc tế, có cơ hội được quan tâm đến việc trợ giúp cho các nước này giải quyết các vấn đề xã hội nói trên và từđó gây áp lực

để các nước này mở cửa và tạo điều kiện thuận lợi cho sự can dự của cộng đồng quốc tế, trong đó có các NGO quốc tế.

Theo nghiên cứu này, từ 1990 đến 2010, có thể thấy sự tăng mạnh về số

lượng các NGO quốc tế và giá trị viện trợ của các tổ chức này cho 3 nước khảo cứu nói trên. Các nước này đều thu hút được những NGO lớn với giá trị viện trợ mỗi tổ

chức hàng triệu USD/năm, đặc biệt trong đó, các NGO Mỹ chiếm đa số. Các NGO quốc tế triển khai dự án viện trợ mang tính bền vững, hiệu quả và có sự tham gia của người dân. Chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ quốc tế tiếp tục phát triển theo chiều sâu với một số điều chỉnh lĩnh vực từ cứu trợ khẩn cấp sang các lĩnh vực ưu tiên của NGO quốc tếđối với mỗi nước. Nội dung và hình thức viện trợ

thay đổi theo hướng tập trung vào các dự án viện trợ phát triển dài hạn, bền vững và có tác động kinh tế-xã hội lớn.

Sự tăng trưởng viện trợ phi chính phủ quốc tế tỷ lệ thuận với tiến trình cải cách, mở cửa, chuyển đổi thể chếở cả 3 nước khảo cứu nói trên. Bên cạnh đó, do các NGO Mỹ chiếm đa số nên cũng phụ thuộc cả vào quan hệ giữa nước được khảo cứu với Mỹ, tức là phụ thuộc vào ODA của Mỹ cho nước đó. Bên cạnh đó, viện trợ

NGO quốc tế cũng bịảnh hưởng do khủng hoảng tài chính tiền tệ và suy thoái kinh tế trên thế giới và trong khu vực vào cuối những năm 1990, cũng như cuối những năm 2000, tạo ra tình trạng bão hòa hoạt động viện trợ.

Nhìn chung, công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tếở cả 3 trường hợp điển hình đều có kết quả tích cực nhiều hơn các mặt tồn tại, hướng vào thực hiện các mục tiêu chung trong MDG. Bên cạnh đó, có thể thấy rõ NGO quốc tế được tạo điều kiện thúc đẩy phát triển xã hội dân sự tại các nước được khảo cứu. NGO quốc tế đóng vai trò xúc tác ở cấp cơ sở cho việc thành lập các NGO trong nước, thúc đẩy dân chủ hóa ở cấp cơ sở, tăng cường vai trò người dân, phụ nữở cơ

sở, sự tham gia của cộng đồng vào hoạch định và thực hiện các chương trình phát triển và đào tạo năng lực cho các NGO trong nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó, công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế cũng có những tồn tại chung ở cả 3 nước được khảo cứu. Còn để xảy ra trường hợp NGO quốc tế gây áp đặt trong chính sách tài trợ, làm cho các tổ chức tiếp nhận phụ thuộc tài trợ, trong nhiều trường hợp bị cho là can thiệp, gây bất ổn chính trị-xã hội. Vẫn còn những dự án viện trợ phi chính phủ quốc tế bị đánh giá là hiệu quả không cao, không thực hiện theo đúng mục đích đăng ký.

Cả 3 trường hợp điển hình, nhà nước đều thực hiện công tác quản lý viện trợ

phi chính phủ quốc tế thông qua các cơ chế pháp lý (luật, quy định), tổ chức quản lý

nhà nước (bộ, cơ quan nhà nước), và các tổ chức do nhà nước thành lập để làm đối tác điều phối (và trong chừng mực nhất định quản lý) quan hệ với các NGO quốc tế. Hiện nay, các NGO quốc tế đều phải đăng ký với các nước sở tại, phải triển khai

viện trợ thông qua các đối tác trong nước, chịu sự quản lý của các cơ quan hữu quan. Điểm chung của công tác quản lý nhà nước ở cả 3 nước nói trên là vẫn còn chưa được quan tâm thích đáng, chính sách vẫn còn chưa thực sự tạo điều kiện (chưa có sựđóng góp của nước sở tại, chưa thông thoáng, rõ ràng, đầy đủ), năng lực bộ máy, nhân lực làm công tác này còn hạn chế. Cả 3 nước được khảo cứu đều đã hình thành quan hệ 3 bên giữa chỉnh phủ - NGO quốc tế - đối tác trong nước, làm cơ sở để thu hút và quản lý hiệu quả viện trợ phi chính phủ quốc tế.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)