Đánh giá công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nê-pan

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 96 - 105)

Các mt tích cc

Trong hơn 2 thập kỷ huy động viện trợ phi chính phủ ở Nê-pan, các NGO quốc tếđã được tạo điều kiện tham gia tích cực vào phát triển kinh tế-xã hội tại đất nước này. Công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Nê-pan có một số

mặt tích cực cũng giống nhưở Trung Quốc, tuy nhiên cũng có những đặc thù riêng.

Thứ nhất, Nê-pan đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế hỗ trợ

tích cực cho công cuộc chống đói nghèo. Trước những năm 1980, chính phủ Nê-pan chỉ quan tâm đến phát triển hạ tầng hơn là phát triển xã hội. Sau đó, với sự tham gia viện trợ phi chính phủ quốc tế, các kế hoạch phát triển được đưa ra với sự quan tâm

đáp ứng các chu cầu thiết yếu của người dân. Bắt đầu từ đầu những năm 1990, chính phủ Nê-pan bắt đầu quan tâm đến chống đói nghèo với kế hoạch 5 năm lần thứ 8 (1992-1997) [65]. Các chính sách chú trọng quan tâm đến phụ nữ, trẻ em và người chịu thiệt thòi trong xã hội, tiếp cận nước sạch, giáo dục phổ cập, kế hoạch hóa gia đình, cải thiện chất lượng cuộc sống, tạo thu nhập cho người nghèo, nông thôn, thúc đẩy lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, củng cố nền tảng sản xuất, năng suất

lao động nông nghiệp nông thôn. Đây cũng là những lĩnh vực ưu tiên thu hút viện trợở Nê-pan và cũng được NGO quốc tế quan tâm viện trợ.

Thập kỷ 1990-2000 được Nê-pan ưu tiên chống đói nghèo do vấn đề đói nghèo trở nên nghiêm trọng. Chính phủ Nê-pan bắt đầu nhận thức về mục tiêu, lĩnh vực viện trợ phi chính phủ quốc tế và quan tâm xây dựng các chính sách phù hợp để

thực hiện các mục tiêu này. Chính phủ Nê-pan nhận ra các kế hoạch 5 năm không

đủ dài đểđối phó với vấn nạn nên đã đề ra kế hoạch 20 năm 1997-2017 trong đó có sự tham gia hỗ trợ của NGO quốc tế. Về cơ bản, kế hoạch này nhằm “xây dựng một xã hội văn hóa, hiện đại, định hướng phát triển và được trang bị các kỹ năng thông qua ngăn chặn sự lan tràn của đói nghèo trong đất nước” [68].

Đa số các dự án tài trợ của NGO quốc tế tập trung cho khu vực nông nghiệp thông qua tạo điều kiện cho sự tham gia của người dân; cũng như tạo việc làm trong khu vực công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giao thông vận tải cũng được quan tâm, trong đó khuyến khích tự tạo việc làm qua kinh tế hộ gia đình. Các dự án này phù hợp với chủ trương của chính phủ Nê-pan chuyển đổi cơ cấu kinh tế xã hội nhằm tăng năng suất lao động. Bên cạnh đó y tế cơ bản, giáo dục, nước sạch, phương tiện cải thiện điều kiện kinh tế-xã hội của các cộng đồng nghèo, chịu thiệt thòi, vùng sâu vùng xa cũng được các NGO quốc tế quan tâm.

Từ những năm 1990 trở đi, các chương trình được thực hiện qua các Kế

hoạch Phát triển Vùng. Từ lúc này, các NGO quốc tế được huy động và tham gia tích cực vào kế hoạch nói trên. Xuất hiện nhiều NGO quốc tế và nhà tài trợ lớn tham gia tài trợ cho các dự án lớn như dự án khuyến nông tại tỉnh Bu-vai, dự án thủy lợi ở tỉnh Ki-ta-li, dự án tín dụng nông thôn ở Tê-rai [73]. Sư phối hợp giữa các NGO quốc tế với nhau tốt hơn, tính minh bạch và hiệu quả thực hiện tốt hơn, quan hệ trực tiếp giữa nhà tài trợ và tổ chức thực hiện.

Một số chương trình viện trợ do NGO quốc tế tham gia thực hiện đã mang lại kết quả thiết thực trong chống đói nghèo và hỗ trợ phát triển nông thôn như Chương trình lương thực do UNICEF tài trợ, chương trình Việc làm đổi lấy thực phẩm do

FAO tài trợ, chương trình đào tạo kỹ năng do tổ chức Ốc-pham Anh triển khai với tài trợ của chính phủ Nê-pan [86]. Một số NGO quốc tế hoạt động lâu năm tại Nê- pan đã đóng góp tích cực vào công cuộc chống đói nghèo ởđất nước này. Ví dụ như

tổ chức Plan Quốc tế hoạt động tại Nê-pan hơn 30 năm qua. Các dự án của tổ chức này giúp thay đổi thói quen tiết kiệm của người dân. Nhờ dự án giáo dục phổ cập của tổ chức Plan Quốc tế mà tỷ lệ nhập trường của 2 khu vực Mác-khu và Hê-ku-li tăng từ 42% năm 1995 lên 74% năm 1999. Viện trợ của tổ chức Plan Quốc tế cho giáo dục gấp hơn 2 lần ngân sách nhà nước dành cho giáo dục. Chương trình tín dụng của Plan Quốc tế có dư nợ tín dụng gấp 3 lần dư nợ qua ngân hàng ở 2 khu vực nói trên [77].

Một trong những chương trình hỗ trợ chống đói nghèo thành công mà chính phủ Nê-pan vận động NGO quốc tế tham gia tài trợ và triển khai là Chương trình Bi-sê-xơ-oa cho người nghèo triển khai từ 1998. Liên danh NGO quốc tế bao gồm tổ chức Plan Quốc tế, Ốc-pham Quốc tế, Hành động Viện trợ đã huy động nguồn tài trợ của ADB để xây dựng dự án tạo điều kiện cho ngươi dân tổ chức hiệp hội cơ sở

thông qua huy động nguồn lực trong xã hội, khuyến khích phát triển nguồn nhân lực cơ sở, huy động tiết kiệm cơ sở, giúp người nghèo tiếp cận giáo dục, y tế, nước sạch, kỹ thuật canh tác mới, quản trị thị trường, các hệ thống marketing. Chương trình đã giúp người nghèo tiếp cận các tổ chức tín dụng, các kỹ năng phát triển cơ

sở, tự tạo việc làm thông qua công nghiệp địa phương, xây dựng quan hệ với chính quyền, các NGO, hợp tác xã, các tổ chức tài chính. Chương trình đã triển khai rộng trên nửa triệu gia đình nghèo trong 5 năm từ 2000. Theo tính toán của các nhà nghiên cứu về kinh tế-xã hội Nê-pan, viện trợ của NGO quốc tế trong giai đoạn 1990-2000 đã góp phần giảm tỷ lệđói nghèo được 7% [30].

Các chương trình do NGO quốc tế tài trợ và/hoặc tham gia thực hiện trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn như hợp tác xã, tín dụng vừa và nhỏ, phát triển nông trại, tạo sinh kế cho phụ nữ… đã trực tiếp có những tác dụng chống đói nghèo, tăng sản lượng lương thực, tăng năng suất lao động, thương mại hóa và đa dạng hóa

hàng hóa nông nghiệp, phát triển các chiến lược ngắn hạn, dài hạn chống đói nghèo, cải thiện đáng kể mức sống, tạo việc làm [29].

NGO quốc tế cũng quan tâm đến bảo vệ rừng và sử dụng hợp lý tài nguyên rừng ở Nê-pan, một đất nước có 20% diện tích đất rừng, coi đây là một biện pháp dài hạn giúp giảm nghèo cho nông dân và góp phần giúp giải quyết vấn đề thiếu năng lượng. Các dự án thủy điện nhỏ, năng lượng thay thế cũng giúp giải quyết vấn

đề đói nghèo. Các dự án hạ tầng cơ sở, tăng nguồn lực sản xuất, giáo dục đào tạo, dân số kế hoạch hóa gia đình, an ninh lương thực, phát triển cộng đồng cũng giúp giải quyết vấn đề đói nghèo [66].

Thứ hai, Nê-pan đã huy động được NGO quốc tế tham gia với vai trò đối tác phát triển tại Nê-pan. Đây là đặc thù của Nê-pan so với nhiều nước đang phát triển, thể hiện sự quan tâm, cam kết cũng nhưđộ “mở” về chính sách của chính phủ nước này với sự tham gia của cộng đồng NGO quốc tế. NGO quốc tế như Quỹ Pho (Mỹ), Viện Phê-đê-ríc E-bét (Đức), tổ chức Plan Quốc tếđã tham gia tích cực vận động để

chính phủ Nê-pan thông qua các chương trình phát triển và thành lập các cơ chếđể điều phối như Hội đồng Phát triển Làng, Hội đồng Phát triển Xã, cũng như vận

động quốc hội thông qua Luật tự quản địa phương năm 1998 nhằm phân quyền và tăng cường dân chủ cơ sở cho địa phương. Đây được coi là bước tiến đáng kể trong tiến trình dân chủ hóa và nâng cao hiệu năng quản lý nhà nước ở Nê-pan [69].

Trong kế hoạch phát triển 5 năm và 20 năm kể từ những năm 1990, chính phủ Nê-pan coi trọng việc phối hợp với NGO quốc tế để cung cấp hỗ trợ, giám sát kỹ thuật chuyển giao kỹ thuật và hỗ trợ tài chính. Kể từ 1992, chính phủ Nê-pan chính thức coi NGO quốc tế là đối tác phát triển, cho phép NGO quốc tế tham vấn và bổ sung cho chính phủ trong việc triển khai các dự án phát triển và các dịch vụ

thiết yếu, giám sát triển khai, thanh tra tài chính và các điều kiện cho NGO quốc tế

hoạt động. Chính phủ triển khai cơ chế 1 cửa để tạo điều kiện cho NGO quốc tế

hoạt động, tăng cường năng lực và hiệu năng quản lý của NGO địa phương thông qua đối tác với NGO quốc tế [65].

Trong hoàn cảnh đó, NGO quốc tế đã tham gia tích cực vào quá trình hoạch

định phát triển địa phương, đối tác phát triển địa phương ở Nê-pan. Nhiều NGO lớn như tổ chức Hành động Viện trợ, Plan Quốc tế, Bánh mỳ Thế giới, Ốc-pham Quốc tế đã ký các biên bản ghi nhớ, thỏa thuận hợp tác với các chính quyền địa phương như ở Mác-khu, Hê-cu-li, Bu-vai. Thông qua các thỏa thuận này, NGO quốc tế tư

vấn cho các cơ quan chuyên môn của các chính quyền địa phương về chính sách phát triển, hỗ trợ đào tạo nhân lực cho cán bộ, giúp các NGO địa phương triển khai các kế hoạch, chương trình của chính quyền địa phương [86]. Đây được đánh giá là tín hiệu tích cực của Nê-pan trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài cho phát triển kinh tế-xã hội, cũng như hợp tác quốc tế.

Thứ ba, Nê-pan đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế đóng góp vào công tác nâng cao vai trò giới ở Nê-pan. Nhận thức đặc thù Nê-pan là nước có nền văn hóa không coi trọng phụ nữ và vai trò phụ nữ trong phát triển xã hội, cộng

đồng NGO quốc tếđã đặc biệt quan tâm nhiều đến vận động giáo dục trong xã hội về bình đẳng giới cũng như tài trợ và trực tiếp triển khai nhiều chiến dịch vận động trong xã hội để thay đổi nhận thức.

NGO quốc tếđược Nê-pan cho phép đóng vai trò xúc tác cho việc thành lập các tổ chức NGO ở cấp cơ sở, nhất là các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực giới, chăm sóc trẻ em. Các tổ chức huy động nguồn lực và sự tham gia của phụ nữ, trẻ

em, đặc biệt là các cộng đồng nghèo. Các phong trào phụ nữ đòi quyền kinh tế, chính trị cũng được tăng cường. NGO quốc tế còn tham gia tài trợ cho đào tạo, giáo dục nhận thức cho phụ nữ. NGO và các nhà tài trợ quốc tế còn xây dựng quỹ và tài trợ cho đại biểu phụ nữ Nê-pan tham gia các diễn đàn phụ nữ quốc tế như Diễn đàn phụ nữ quốc tế tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc năm 1996, Diễn đàn phụ nữ khu vực tổ chức tại Mum-bai, Ấn Độ năm 1998. Qua đó, tiếng nói của nữ giới Nê-pan

được lắng nghe, giúp vận động được sự ủng hộ của cộng đồng thế giới đối với phong trào bình đẳng giới ở Nê-pan và học tập được các kinh nghiệm bình đẳng và phát triển giới trên thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều chương trình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn do NGO quốc tế tài trợ như chương trình ngân hàng bò giống, tín dụng quay vòng vận động riêng cho đối tượng phụ nữ. Thông qua các chương trình này, phụ nữ Nê-pan đã tự tin hơn trong các hoạt động cộng đồng và được gia đình và cộng đồng nhìn nhận tích cực hơn trong vai trò tạo thu nhập cho gia đình, vai trò vốn trước đây chỉ dành cho nam giới.

Thứ tư, Nê-pan đã huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế thúc đẩy dân chủ và xã hội dân sự ở Nê-pan. Cũng giống như ở Trung Quốc và các nước

đang phát triển khác, Các NGO quốc tế được cho phép hỗ trợ phát triển các NGO của Nê-pan thông qua cơ chế đối tác. Năm 1980, Nê-pan mới chỉ có khoảng 100 NGO trong nước, thì đến 2009 con số tương ứng là 40.000 [87]. Chính các NGO trong nước tại Nê-pan đã thu hút sự tham gia của cộng đồng, người dân vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế-xã hội tại cơ sở, huy động các nguồn lực trong dân để

sử dụng có hiệu quả vào các chương trình phát triển cộng đồng. Bên cạnh đó, người dân trong cộng đồng cũng nhận thức được quyền và vai trò của mình trong việc tham gia vào đời sống chính trị-xã hội. Thông qua các hợp phần đào tạo của dự án do NGO quốc tế tài trợ cho các NGO của Nê-pan, năng lực tham gia của NGO Nê- pan vào việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói nghèo cũng

được tăng cường. Trong lĩnh vực này, có thể kể đến Quỹ Pho, tổ chức Hành động Viện trợ là những NGO quốc tế luôn tham gia tích cực thúc đẩy sự phát triển NGO Nê-pan thông qua tài trợ xây dựng năng lực, tổ chức và truyền thông cho khu vực dân sự của Nê-pan.

Một điểm khác biệt giữa Nê-pan so với Trung Quốc là một số NGO quốc tế

như tổ chức Ngôi nhà Tự do, Giám sát Nhân quyền, Quỹ Xô-rốt đã tập trung vào nâng tầm các vấn đề về dân chủ, nhân quyền ở Nê-pan thông qua tài trợ cho báo chí

độc lập, hệ thống giám sát tư pháp, các NGO hoạt động vì quyền lợi của các cộng

đồng, bộ phận bị thiệt thòi trong xã hội. Các NGO quốc tế trong lĩnh vực này đã thâm nhập vào lĩnh vực “nhạy cảm” ở Nê-pan, khởi xướng và thúc đẩy các thảo

luận trong xã hội, cộng đồng về quyền và trách nhiệm, tính minh bạch, công khai, chống tham nhũng và lạm dụng quyền lực. Trào lưu tiếp cận và mở rộng hoạt động trong lĩnh vực dân chủ, nhân quyền của NGO quốc tế tại Nê-pan càng được hậu thuẫn khi chính phủ các nước phương Tây quan tâm đến chủđề này và đưa chủ đề

này vào các điều kiện viện trợ, hỗ trợ tài chính vào những năm 1990 [73]. So với Trung Quốc, chính phủ Nê-pan cho thấy sự nhân nhượng và thỏa hiệp hơn với các nước phương Tây để nhận các hỗ trợ nói trên. Đáng chú ý là một phần hỗ trợ này

được đưa qua kênh NGO quốc tế và qua đó là NGO trong nước hoạt động trên lĩnh vực dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự.

Nhiều tổ chức NGO quốc tế được tạo điều kiện lồng ghép các nội dung khuyến khích dân chủ cơ sở thông qua các hoạt động giáo dục nhận thức về sự tham gia của người dân, hỗ trợ các hoạt động của khu vực tư nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm nâng cao năng lực của khu vực này, hướng sự quan tâm của xã hội vào thực hiện các dịch vụ công, hoàn thiện hệ thống y tế, giáo dục. Nhiều học giả, lãnh

đạo chính quyền địa phương được mời tham gia các hội thảo, hội nghị về các chủđể

liên quan đến dân chủ cơ sở, tham quan nước ngoài để tham khảo các mô hình quản lýđịa phương và phát huy dân chủ cơ sở. Nhiều quỹ nước ngoài như Quỹ Pho, Quỹ

châu Á, Quỹ Rốc-cơ-phe-lơ, Hội đồng Lãnh đạo Trẻ Hoa Kỳ tài trợ học bổng cho giới trẻ và các nhà lãnh đạo trẻ du học ngắn hạn, dài hạn tại Hoa Kỳ và thông qua

đó thâm nhập tư tưởng dân chủ cho đội ngũ này [52].

Các mt tn ti

Bên cạnh tác động tích cực, công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế

còn có các hạn chế, tồn tại ở Nê-pan. Nhiều mặt tồn tại này có thể tìm thấy ở Trung

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 96 - 105)