Huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế phải phù hợp với điều kiện đặc thù của nước tiếp

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 132 - 136)

đặc thù của nước tiếp nhận

Các điều kiện đặc thù về lịch sử, chính trị, kinh tế-xã hội của Trung Quốc, Nê-pan, In-đô-nê-xia có nhiều điểm tương đồng với đặc thù của các nước đang phát triển; do đó phần nào đã tạo ra bối cảnh và điều kiện phù hợp cho sự quan tâm, can dự và hỗ trợ của NGO quốc tế ở cả 3 nước này. Có thể thấy NGO quốc tế đã đẩy mạnh hoạt động tại các nước khảo cứu nói trên từ khoảng những năm 1980-1990 vì từ những thập niên này vấn đề chống đói nghèo đã nổi lên thành vấn đề quan trọng trong chương trình nghị sự của các nước này. UN, WB, IMF bắt đầu quan tâm tài trợ cho các dự án hỗ trợ phát triển kinh tế và cải cách chính sách, nhiều dự án trong số này được NGO triển khai.

Trong các nước tài trợ qua kênh phi chính phủ thì Mỹ, các nước Bắc Âu, Nhật Bản là những nước dẫn đầu. Rất trùng hợp là khi các nước được khảo cứu thúc

đẩy quan hệ ngoại giao tốt với các nước này, đặc biệt là Mỹ, thì sự can dự của NGO quốc tế, cũng như giá trị viện trợ phi chính phủ quốc tế có xu hướng tăng lên. Mức

độ thúc đẩy quan hệ với nhóm các nước tài trợ này càng tốt thì mức độ can dự và hỗ

trợ của NGO các nước này càng lớn. Có thể thấy, Trung Quốc so với 2 nước còn lại

được khảo sát đã phát triển quan hệ với nhóm nước tài trợ và được nhóm nước tài trợ quan tâm hơn, dẫn đến giá trị viện trợ và số lượng NGO quốc tế ở Trung Quốc cũng lớn hơn so với Nê-pan và In-đô-nê-xia.

Cho dù do lịch sử bị thực dân hóa những năm đầu thế kỷ XX đã để lại mô hình tổ chức nhà nước theo phương Tây, với tam quyền phân lập, đa đảng phái, phong trào đối lập, phong trào dân chủở In-đô-nê-xia, hay với làn sóng dân chủ hóa gần đây ở Nê-pan và Trung Quốc, thì cả 3 nước được khảo cứu nói trên đều chịu áp lực từ bên ngoài phải cải cách hoặc chuyển đổi thể thế. Bên cạnh đó, với phong trào dân chủ hoá trên thế giới và ảnh hưởng lan rộng tại châu Á từ những thập niên

1980-1990, cùng với nhận thức của người dân được tăng cường, xã hội dân sự tại khu vực này có những bước chuyển mình rõ nét, phát triển cả về chất và lượng, tạo nên tiếng nói có ảnh hưởng trong xã hội, gây áp lực từ bên trong buộc các nước phải cải cách, mở cửa. Đặc thù này tạo điều kiện cho sự tiếp cận của các NGO quốc tế trong việc khuyến khích phát triển xã hội dân sự và NGO trong nước. Mặc dù quá trình này gặp phải nhiều lực cản cũng như tạo ra các xáo trộn và biến động trong xã hội, song đây lại là một quá trình tất yếu và sự can dự của NGO quốc tế mang tính hỗ trợđã giúp giảm thiểu những lực cản và góp phần ổn định xã hội, nhất là cho bộ

phận người chịu thiệt thòi – cũng chính là đối tượng thụ hưởng của các dự án do NGO quốc tế tài trợ. Mức độ và quy mô thay đổi thể chế càng lớn thì càng thu hút

được sự quan tâm của NGO quốc tế. Có thể thấy nhận định này được thể hiện qua trường hợp Trung Quốc, một đất nước thay đổi thể chế từ XHCN sang nền kinh tế

thị trường – tức là có mức độ thay đổi lớn hơn ở Nê-pan và In-đô-nê-xia.

Vào khoảng thời gian từ 1980-1990, tại các nước khảo cứu nói trên bắt đầu có những cải cách, chuyển đổi mô hình quản lý kinh tế, đặc biệt như Trung Quốc, In-đô-nê-xia. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế, thay đổi thể chế gắn liền với những xáo trộn trong xã hội, cũng như buộc các nước phải mở cửa, cải cách cũng như cho phép tăng cường vai trò của người dân, các tổ chức xã hội. Đây chính là môi trường, lĩnh vực hoạt động phủ hợp cho các NGO quốc tế thâm nhập, hoạt

động và chắc chắn có những tương tác tích cực và tiêu cực tại các nước này. Có thể

thấy sự phát triển số lượng NGO quốc tế, giá trị viện trợ NGO quốc tế vào các nước

được khảo cứu trùng hợp với tiến trình “mở cửa”, cải cách ở nước này, chịu tác

động tích cực của chính sách và quan hệ đối ngoại của các nước. Rõ ràng khi các nước đang phát triển tạo điều kiện cho cộng đồng quốc tế quan tâm, cộng đồng phi chính phủ sẽ tiên phong và chủ động tham gia vào các chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội, cải cách thể chế. Mức độ “mở” trong chính sách của các nước càng lớn, thì mức độ can dự, phạm vi và cường độ hoạt động của NGO quốc tế càng lớn, kéo theo giá trị viện trợ cũng càng lớn. Bản thân các nước như Nê-pan và In-

trên, mức độ “mở” của Trung Quốc, về so sánh tương đối, sẽ lớn hơn của Nê-pan và In-đô-nê-xia, dẫn đến quan sát thấy viện trợ NGO quốc tếđược tập trung nhiều cho Trung Quốc hơn.

Những dự án NGO phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của các nước khảo cứu đều được tạo điều kiện mở rộng, phát huy tác dụng như đã chỉ ra ở trên. Sự thành công của các dự án này cũng như hiệu quả kinh tế-xã hội tạo nên hình ảnh tích cực của NGO và mối quan hệ hợp tác với chính phủ, huy động

được sự tham gia và xã hội hóa, giúp thực hiện chủ trương quốc tế hóa, xây dựng hình ảnh của các nước này. Trường hợp Trung Quốc là minh chứng rõ cho bài học này. Thông qua thu hút sự can dự của NGO quốc tế mà hình ảnh Trung Quốc đã

được truyền thông tốt hơn trong cộng đồng quốc tế và tạo tác động tích cực ngược lại giúp cho cộng đồng quốc tế quan tâm hơn đến Trung Quốc. Tính phù hợp của các dự án NGO quốc tế còn giúp cho các nước đang phát triển, cụ thể là 3 nước

được khảo cứu nói trên, tích hợp và xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia hiệu quả hơn, tích hợp với các yếu tố bên ngoài nhiều hơn. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng hơn trong quản lý, điều phối và tạo điều kiện cho hoạt động của các NGO quốc tế nếu các chương trình viện trợ của các tổ chức này nằm trong tổng thể chương trình phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và của từng địa phương.

Bối cảnh kinh tế trong nước và khu vực cũng tác động đến viện trợ NGO quốc tế. Ví dụ như khủng hoảng tài chính tiền tệ những năm cuối 1990, In-đô-nê- xia là nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Do độ mở của nền kinh tế In-đô-nê-xia hơn các nước khác được khảo cứu nên tác động của khủng hoảng đối với In-đô-nê-xia nặng nề hơn so với các nước còn lại, tạo nên những tác động kinh tế xã hội nghiêm trọng. Chính khủng hoảng này đã gây tác động hết sức tiêu cực đến nguồn vốn của các NGO quốc tế. Ở cả 3 nước được khảo cứu, huy động viện trợ phi chính phủ

quốc tếđều bịảnh hưởng do khủng hoảng tài chính, tiền tệ và suy thoái kinh tế trên thế giới và trong khu vực vào cuối những năm 1990, cũng như cuối những năm

2000, tạo ra tình trạng bão hòa và thậm chí cắt giảm viện trợ cho các nước này. Trong đó, tình hình viện trợ phi chính phủ quốc tếở In-đô-nê-xia là trầm trọng nhất. Bên cạnh những mặt tích cực, các NGO quốc tế cũng có một số hạn chế ở

các nước khảo cứu nói trên do không phù hợp với đặc thù của các nước này. Một trong những nguyên nhân đã chỉ ra là các NGO quốc tế áp đặt triết lý, mục tiêu, giá trị riêng của mình hơn là cam kết vào phát triển phù hợp với đặc thù và điều kiện của các nước này. Trung Quốc là minh chứng rõ cho nhận định này. Khi các NGO quốc tế can thiệp vào chính sách, gây bất ổn chính trị, một số dự án không phù hợp với ưu tiên phát triển của Trung Quốc, một số chương trình, dự án triển khai chậm so với kế hoạch và tiến độ, viện trợ của NGO quốc tế chưa chia sẻđều cho lĩnh vực phát triển nông thôn, xóa đói nghèo ở miền núi và vùng sâu vùng xa nhưđã chỉ ra ở

trên. Chính sự không phù hợp với đặc thù chính trị, kinh tế-xã hội của Trung Quốc tạo nên phản ứng quản lý tiêu cực của chính quyền, không tạo điều kiện cho NGO quốc tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Bên cạnh đó, hiệu quả viện trợ, hỗ trợ của NGO quốc tế bị ảnh hưởng, đồng thời tạo nên sự phụ thuộc của tổ chức địa phương nhận hỗ trợ, không tạo điều kiện phát triển tự lực của khu vực NGO Trung Quốc. Các phát hiện tương tựở Nê-pan và In-đô-nê-xia cũng hỗ trợ cho lập luận này.

Tính phù hợp gần đây được quan tâm nhiều hơn trên các diễn đàn viện trợ

quốc tế. Ngay cả đối với ODA, tính phù hợp cũng được các nước tài trợ đưa ra trong cam kết với các nước tiếp nhận. Không chỉ xem xét tính phù hợp về chính sách phát triển, cộng đồng quốc tế và các nước tiếp nhận còn quan tâm đến tính phù hợp cả về mặt văn hóa, xã hội, tôn giáo… Qua các trường hợp điển hình đặc biệt ở

Nê-pan và In-đô-nê-xia, có thể thấy NGO quốc tế sẽ gặp phản kháng xã hội của các nước tiếp nhận nếu không chú trọng đến tính phù hợp về văn hóa-xã hội này. Sự

can dự của các NGO quốc tế hoạt động tôn giáo, nhất là Thiên chúa giáo ở Nê-pan, In-đô-nê-xia gặp nhiều chống đối về xã hội do tính xung khắc về sắc tộc và tôn giáo, các tôn giáo có lịch sử mâu thuẫn và xung đột ở đất nước này. Còn ở Trung Quốc, khi các NGO hoạt động trong các lĩnh vực nhạy cảm, trong đó có tôn giáo,

thì thường chịu sự giám sát chặt chẽ hơn, hà khắc hơn của chính quyền, không tạo

điều kiện cho hoạt động của các NGO quốc tế trong lĩnh vực này.

Bài học về huy động viện trợ phải phủ hợp với đặc thù có ý nghĩa vận dụng nhiều đối với các NGO làm viện trợ. Trong các trường hợp điển hình được nghiên cứu kể trên, khi viện trợ phi chính phủ quốc tế không phù hợp với điều kiện đặc thù của các nước tiếp nhận thì đều dẫn đến các hậu quả tiêu cực của viện trợ. Chỉ khi có những hiểu biết sâu sắc và toàn diện vềđối tác tiếp nhận, hiểu rõ về nhu cầu và đặc thù của các nước này thì viện trợ mới được tạo điều kiện triển khai đạt kết quả tích cực, mang lại hiệu quả cao. Tính phù hợp cũng chính là yếu tố quyết định hiệu quả

viện trợ. Các NGO quốc tế cần xây dựng cơ chếđối thoại và hợp tác với nước sở tại cũng như các đối tác triển khai tại nước sở tại để đảm bảo duy trì hiểu biết lẫn nhau và hợp tác. Đây cũng chính là lợi ích tự thân của các NGO quốc tế để có thể tăng tính trách nhiệm và hiệu quả cũng như duy trì bền vững nguồn tài trợ cho các dự án sau này. Bên cạnh đó, bài học này cũng có ý nghĩa đối với các nước tiếp nhận trên khía cạnh thay đổi nhận thức về NGO quốc tế. Các nước tiếp nhận cần có hiểu biết

đầy đủ và toàn diện về các NGO quốc tếđể có thể phát huy các điểm đồng, hỗ trợ

cho phát triển kinh tế-xã hội cũng như các mục tiêu khác của mình; đồng thời giảm thiểu các mặt tiêu cực và hạn chế đã được cân nhắc từ trước. Ngoài ra, các nước tiếp nhận cũng cần chủ động xây dựng năng lực tiếp nhận cũng như tạo môi trường phù hợp khuyến khích và tạo điều kiện cho các yếu tố tích cực của NGO quốc tếđể

tăng cường vai trò tích cực của các tổ chức này.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 132 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)