tế ở Việt Nam trong thời gian tới
Hiện nay, viện trợ của NGO quốc tế cho các nước đang phát triển có xu hướng tập trung hơn cho một nhóm nước và khu vực, và lĩnh vực hoạt động của NGO đã chuyển theo hướng giảm viện trợ nhân đạo, tăng viện trợ phát triển và bắt
đầu tập trung cho các lĩnh vực mới như phòng chống bệnh dịch toàn cầu, biến đối khí hậu, dân chủ hóa. Các nguồn quỹ tài trợ cho các ưu tiên trước kia như chống đói nghèo nay đã hạn chế. Các nguồn quỹ mới xuất hiện tập trung cho những ưu tiên mới như các quỹ chống biến đối khí hậu, giảm phát thải, giao dịch chứng chỉ giảm phát thải, lối sống, hành vi “xanh”… sẽ là mục tiêu nhắm tới của các NGO trong
hoạt động gây quỹ của mình. Hệ quả là các nước sẽ phải luôn nắm bắt xu thế ưu tiên hỗ trợ trên thế giới hiện nay trong công tác vận động viện trợ của mình.
Trong thập kỷ cuối của thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động lớn. Thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu như thiên tai lớn xảy ra liên miên, môi trường suy thoái nghiêm trọng, tăng dân số và mất mùa đe dọa an ninh lương thực, các xung đột sắc tộc, chiến tranh xảy ra ở nhiều nơi. Trong tình hình đó, nhu cầu về viện trợ nhân đạo, giúp đỡ người nghèo, nạn nhân thiên tai và chiến tranh ngày càng lớn trong khi nguồn tài trợ cho các hoạt động nhân đạo và phi lợi nhuận này ngày càng trở nên hạn hẹp. ODA và các hình thức viện trợ nói chung của các nước thuộc OECD tiếp tục có xu hướng giảm, tỷ lệ thu nhập quốc dân chi cho viện trợ tiếp tục giảm từ 0,33% (năm 1990) xuống còn 0,2% (năm 2010) [110].
Xu hướng chung trên thế giới là khu vực phi chính phủ ngày càng bị cắt giảm các nguồn tài trợ. Do đó, các NGO phải tính toán sử dụng có hiệu quả và quản lý chặt chẽ khoản viện trợ ngày càng hạn hẹp, tập trung cho các lĩnh vực và khu vực
ưu tiên. Trong những năm gần đây, việc phát triển nhanh của khu vực Đông Nam Á làm cho các NGO chuyển hướng viện trợ sang những khu vực chậm phát triển hơn như châu Phi, hay có nhiều thảm họa nhân đạo như Trung Đông. Trong bối cảnh cạnh tranh thu hút viện trợ trên thế giới và trong khu vực, đặc biệt giữa các nước
đang phát triển, đang gia tăng mạnh mẽ, Việt Nam chắc chắn sẽ phải nghiên cứu kỹ
bổi cảnh và năng lực cạnh tranh của mình.
Việc Việt Nam tích cực hội nhập vào khu vực và thế giới, ngày càng thu hút nhiều FDI và ODA sẽđồng thời dẫn đến nguy cơ giảm viện trợ phi chính phủ quốc tế. Hiện nay Việt Nam đã ở trên mức mà WB xác định là mức nghèo đói, thậm chí còn là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới; do đó nhiều NGO sẽ dành ưu tiên cho các nước nghèo khác.
Tuy nhiên, Việt Nam còn nhiều cơ hội để thu hút thêm viện trợ. Việc Việt Nam đang dần hoàn thiện chính sách, khuôn khổ pháp lý sẽ tạo điều kiện cho các NGO quốc tế mở rộng hoạt động, tăng số lượng viện trợ. Các cơ quan quản lý nhà
nước đã không ngừng cải tiến các thủ tục hành chính theo hướng giảm phiền hà, tạo
điều kiện thuận lợi để các NGO quốc tế triển khai dự án và đưa viện trợ vào Việt Nam. Việc đạt được tỷ lệ giải ngân ngày càng tăng của viện trợ phi chính phủ quốc tế là yếu tố thuận lợi để các NGO quốc tế tìm thêm nguồn viện trợ cho Việt Nam và sử dụng chúng có hiệu quả. Mặt khác, ở Việt Nam đang xuất hiện các vấn đề xã hội trong kinh tế thị trường tạo ra khoảng trống mà Nhà nước không thểđáp ứng được.
Đó chính là lĩnh vực được cộng đồng phi chính phủ quốc tế hết sức quan tâm. Bên cạnh đó, việc Đảng và Chính phủ Việt Nam có cam kết, quyết tâm chính trị và hành động cụ thể, quyết liệt chống tham nhũng, lãng phí trong thời gian qua, nhất là việc tăng cường giám sát, minh bạch hóa về tài chính trong dự án và hợp tác với cộng đồng quốc tế trong đấu tranh chống tham nhũng đã làm tăng sự tin cậy và
ủng hộ của cộng đồng quốc tế, đặc biệt của các NGO quốc tế. Đây là một yếu tố
thuận lợi đề thu hút viện trợ phi chính phủ quốc tế trong thời gian tới.
Về tính hiệu quả so với các dự án của các tổ chức quốc tế, các dự án viện trợ
song phương và ODA, chi phí hành chính của các dự án do NGO quốc tế tài trợ ở
Việt Nam thấp hơn nhiều; đa số dự án có chi phí hành chính từ 5-10% giá trị dự án, tỷ lệ giải ngân dự án từ 60-80% là tỷ lệ cao so với mức trung bình của ODA và FDI [12].
Trong thời gian qua, xu hướng dành nguồn ODA cho các NGO thực hiện dự
án ngày càng trở nên rõ nét. Qua vận động của 3 NGO Anh là Hành động Viện trợ, Quỹ Cứu trợ Nhi đồng, Ốc-pham, năm 2009, chính phủ Anh đã dành trên 5 triệu Bảng Anh từ nguồn ODA để tài trợ cho các chương trình phát triển nông thôn tại Hà Tĩnh. Chính phủ Đan Mạch cũng dành 3,6 triệu USD nguồn ODA cho tổ chức Ke Quốc tế để thực hiện dự án phát triển nông thôn ở Sơn La. Chính phủ Úc dành 500.000 Đô-la Úc từ nguồn ODA cho các tổ chức Tầm nhìn Thế giới và Cơ quan Cứu trợ và Phát triển Át-van-tít (Úc) thực hiện dự án cứu trợ khẩn cấp. Chính phủ
Thụy Sỹ ủy quyền cho tổ chức Hê-ven-tát (Thụy Sỹ) điều phối chương trình trợ
động của một số NGO quốc tế tại Việt Nam và sẽđược các NGO tiếp cận và tranh thủ. Đặc biệt nguồn ODA từ các nước châu Âu, nhất là các nước có đảng dân chủ- xã hội cầm quyền như Đức, Áo sẽ là nguồn tài trợ lớn cho các NGO của các nước này đang hoạt động tại Việt Nam. Trong thời gian tới, nhiều nước phát triển sẽ tăng cường cam kết ODA qua con đường phi chính phủ cho Việt Nam. Một số nước đã
đi tiên phong theo hướng này như Thụy Sỹ đã cam kết dành 17% ODA, Na Uy là 14%, Mỹ là 9% cho các NGO triển khai dự án phát triển ở Việt Nam [2].
Bên cạnh nguồn ODA, các NGO đã tìm cách tiếp cận với tài trợ trực tiếp của chính phủ các nước công nghiệp phát triển, các tổ chức liên chính phủ và các tổ
chức quốc tế thuộc hệ thống UN. Cơ quan Viện trợ Nước ngoài của Úc đã cấp trên 4 triệu Đô-la Úc ngoài nguồn ODA trợ giúp Việt Nam thông qua các NGO Úc từ
năm 2000-2005. Cơ quan này bắt đầu thăm dò triển khai viện trợ, nhất là viện trợ y tế cho Việt Nam. Gần đây, một số dự án trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS và sức khỏe sinh sản đã được các NGO Mỹ thực hiện thông qua kênh này. Chính phủ Đan Mạch tài trợ thêm 2,5 triệu USD cho chương trình trồng rừng ở U Minh Thượng, Nghệ An và Hà Tĩnh thông qua NGO quốc tế trong năm 2006. Liên minh châu Âu dành 1 triệu Ơ-rô cho các tổ chức Ốc-pham Bỉ và Bác sỹ không biên giới Bỉ thực hiện dự án viện trợ khẩn cấp năm 2008 [2].
Nguồn tài trợ từ khu vực doanh nghiệp ở các nước phát triển là một nguồn
đóng góp đáng kể cho các NGO của các nước này do các nước phát triển đã xây dựng được văn hóa từ thiện, nhân đạo và khuôn khổ pháp lý khuyến khích việc tài trợ thông qua các chính sách ưu đãi về thuế thu nhập. Bên cạnh đó, các NGO ngày càng trở nên chuyên nghiệp hơn trong cách thức gây quỹ.
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, hiện nay ở
Việt Nam có trên 5.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó có những công ty các ngân hàng và các quỹđầu tư lớn trên thế giới. Đa số các công ty này từ
các nước phát triển, đã quen với văn hóa từ thiện, nhân đạo, có nhiều khả năng sẽ
ty, tập đoàn lớn cần xây dựng hình ảnh tốt trong công luận Việt Nam, tăng cường quảng cáo danh tiếng, giảm thành kiến về các hoạt động kinh doanh. Các công ty này có ngân quỹ cho quan hệ công chúng, tiếp thị xây dựng hình ảnh nên có nhiều khả năng sẽ tài trợ cho các dự án nhân đạo, phát triển cộng đồng.
Hiện một số NGO quốc tế như Tổ chức Hành động phát triển và môi trường
ở các nước thứ 3, Dkt Quốc tế, Quỹ bảo tồn động vật hoang dã bắt đầu khai thác nguồn tài trợ này. Cộng đồng NGO quốc tế tại Việt Nam đã tổ chức các hội nghị
“Tấm lòng vàng” ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh từ những năm 2000 đến nay và đã thu đươc những khoản đóng góp đáng kể. Ví dụ như công ty dầu khí BP-State Oil của Anh-Na Uy đã tài trợ 3,5 triệu USD thông qua kênh vận động này. Ngoài ra, việc phối hợp với các cơ quan hữu quan của Việt Nam vận động tài trợ cho các chương trình lớn cũng có những kết quả khả quan. Đáng chú ý như công ty A-bót của Hoa Kỳ nhận thực hiện dự án phòng chống và nâng cao nhận thức về cúm gia cầm tại Việt Nam. Công ty bất động sản VinaCapital của Anh tài trợ 1 triệu USD xây dựng khu phòng khám và chữa bệnh cho phụ nữ nghèo tại Đà Nẵng [2].
Việc NGO quốc tế khai thác nguồn tài trợ từ các tập đoàn, công ty nước ngoài tại Việt Nam sẽ tiếp tục là một hướng được chú trọng trong thời gian tới, phù hợp với xu thế chung của viện trợ phi chính phủ quốc tế trên thế giới. Các nước phương Tây, UN và các thiết chế tài chính, tiền tệ quốc tế sẽ ngày càng quan tâm hơn đến việc khai thác các nguồn tại trợ tại chỗ thông qua thiết lập mối quan hệ
giữa các công ty, tập đoàn nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam với các NGO quốc tế và chính quyền địa phương để tranh thủ tài trợ cho các dự án phát triển cộng
đồng bền vững ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, mới đây xuất hiện trào lưu mới về tài trợ từ thiện nhân đạo ở
các nước phát triển, theo đó những tỷ phú, doanh nhân thành đạt hiến một phần tài sản của mình làm quỹ từ thiện và vận động bạn bè, người cùng giới tham gia phong trào này. Ví dụ tỷ phú Mỹ Oa-ren Bu-phét và Bin Gết đã vận động chiến dịch “Cam kết hiến tặng” theo đó kêu gọi các tỷ phú Mỹ hiến tặng 50% tài sản để làm từ thiện.
Đã xuất hiện những quỹ từ thiện lớn trong thời gian gần đây do xu thế thay đổi nhận thức của một bộ phận những người giàu có và nổi tiếng trên thế giới như Bin Gết, Oa-ren Bu-phét. Các quỹ từ thiện với giá trị hàng tỷ USD trở thành một nguồn tài trợ quan trọng cho các dự án nhân đạo và phát triển ở các nước nghèo. Hiện ở Việt Nam đã có dự án tài trợ của Quỹ Gết và Mê-lin-đa dành cho giáo dục và y tế, cũng như cơ hội phát huy kết quả dự án này để tìm kiếm các nguồn tài trợ từ các quỹ từ
thiện lớn khác.
Tuy nhiên, các biến động bên ngoài như nguy cơ khủng hoảng tài chính, tiền tệ nhưđã xảy ra cuối những năm 1990 tại châu Á, thậm chí nguy cơ suy thoái kinh tế nhưđang diễn ra cuối những năm 2000 có tác động nghiêm trọng tới nguồn viện trợ của NGO quốc tế cho Việt Nam. Một mặt, các quốc gia tài chợ cho các NGO phải hạn chế, hoặc cắt các ngân quỹ dành cho tài trợ nhân đạo, phát triển để tập trung đối phó với khủng hoảng, cũng như sức ép của công luận các nước tài trợ
dành cho các mục tiêu ưu tiên trong nước. Các nhà tài trợ tư nhân cũng gặp khó khăn do phải tập trung tái cơ cấu, đầu tư vào doanh nghiệp, công nghệ và thị
trường. Các tổ chức quốc tế cũng tái cơ cấu lại ngân quỹ dành cho ưu tiên đối phó khủng hoảng.