với Việt Nam trong tình hình hiện nay
Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội mà Đại hội XI của Đảng nhấn mạnh tiếp tục thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện, phát triển hài hoà, bền vững với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đạt mục tiêu tăng trường GDP bình quân 7-8% năm, đạt GDP bình quân đầu người tăng 2,2 lần lên trên 3.000USD
đểđến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại với chỉ số HDI đạt nhóm trung bình cao của thế giới [5].
Để đạt mục tiêu phát triển đó, Việt Nam chủ trương khơi dậy và phát huy mạnh mẽ các nguồn lực, trong đó huy động nội lực là chính đi đôi với tranh thủ tối
đa các nguồn lực bên ngoài. Tuy nhiên, khủng hoảng, suy thoái kinh tế trên thế giới gần đây đã ảnh hưởng tới các nguồn đầu tư nước ngoài vào các nước trong khu vực
Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. FDI vào Việt Nam có biểu hiện chững lại. Nguồn ODA bị giới hạn và phụ thuộc vào tình hình kinh tế-tài chính và chính sách của các nước và các tổ chức tài trợ và có xu hướng giảm sút trong thời gian tới. Việt Nam lại gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải ngân, và ODA còn là gánh nặng nợ
nần lâu dài cho nền kinh tế.
Nguồn viện trợ phi chính phủ quốc tế có biểu hiện hồi phục và tăng cường những năm gần đây, và có những cơ hội để khai thác các nguồn tài trợ mới cho viện trợ này (ví dụ như các quỹ từ thiện mới được các tỷ phú Mỹ thành lập trong thời gian gần đây trị giá nhiều tỷ USD). Thực tiễn cho thấy viện trợ phi chính phủ quốc tế có những đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển của Việt Nam trong việc thực hiện các chương trình giáo dục, y tế, xoá đói, giảm nghèo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ cán bộđịa phương. Với số vốn không lớn của viện trợ phi chính phủ quốc tế nhưng nếu biết sử dụng có hiệu quả thì sẽđem lại tác dụng to lớn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Việt Nam càng cần phải tranh thủ nguồn viện trợ này.
Thêm vào đó, bài học tại Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia nhưđã chỉ ra
ở trên, đã khẳng định tính cần thiết phải huy động và sử dụng hiệu quả viện trợ phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam. Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy các vai trò tích cực, đa mục tiêu, kết quả thiết thực và hiệu quả cao của nguồn vốn này tại cơ sở, như đã được được các nước tiếp nhận viện trợ khác và cộng đồng quốc tế thừa nhận. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có thể thông qua kênh huy động này để tăng cường tiến trình quốc tế hóa, hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế của mình, qua đó thực hiện những mục tiêu phát triển cao hơn.
Theo ước tính, trong giai đoạn 2010-2015, Việt Nam cần phải thực hiện
được 1,5 tỷ USD viện trợ phi chính phủ quốc tế, tương ứng với giá trị cần huy động khoảng 2,5 tỷ USD cam kết. Đây là những chỉ tiêu hết sức lớn, đòi hỏi các cơ quan tham gia công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế, các cơ quan và địa phương thực hiện và bản thân các NGO quốc tế cần hết sức nỗ lực, tạo ra những bước đột phá, những chuyển biến về chất và lượng.