Đánh giá chung về công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế ở3 trường hợp điển

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 124 - 127)

ở 3 trường hợp điển hình

Từ kết quả nghiên cứu ở Chương 2, có thể thấy về cơ bản, công tác huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế tại 3 nước này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, cũng như các kế hoạch phát triển vùng (đặc biệt ở Nê-pan). Mục đích, mục tiêu viện trợ đáp ứng nhu cầu của cơ sở và đối tượng thụ hưởng. Nê-pan còn thu hút sự tham gia của NGO quốc tế vào hoạch định chính sách phát triển và coi đó là đối tác phát triển. Tuy nhiên, ở cả 3 nước khảo cứu vẫn còn tồn những NGO quốc

tế hoat động sai với mục đích đăng ký, trên các lĩnh vực không phải ưu tiên của nước sở tại, làm giảm hiệu quả viện trợ phi chính phủ quốc tế. Nhìn chung, việc huy

động được các dự án viện trợ phù hợp vấn chiếm đa số. Đây là yếu tố thuận lợi để

thu hút thêm viện trợ của các NGO quốc tế phù hợp, cũng như thu hút viện trợ từ

các NGO mới. Tuy nhiên, nếu không kiện toàn lại công tác thanh lọc, quản lý và xây dựng quy tắc ứng xử thích hợp với các NGO quốc tế thì sẽ khó hạn chế được tác động tiêu cực của NGO quốc tế không phù hợp nói trên.

Nhìn chung, cả 3 nước được khảo cứu đều huy động được viện trợ phi chính phủ quốc tế cho kết quả tích cực, giúp các nước này thực hiện MDG cũng như các mục tiêu phát triển riêng của mỗi nước. Các chỉ số đánh giá hiệu quả dự án của nhiều dự án viện trợ cho kết quả khả quan, đáp ứng yêu cầu của một dự án đầu tư

dài hạn, đã giúp cho NGO quốc tế duy trì nguồn tài chính của các nhà tài trợ khác

để triển khai dự án dài hạn ở cả 3 nước được khảo cứu. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số dự án nhưđã chỉ ra ở Chương 2 chưa thực sự nhằm vào nhóm đối tượng cần nhất trong xã hội, như kỳ vọng của các nước sở tại. Vẫn còn các đối tác nhận viện trợ thiếu năng lực dẫn đến không triển khai được dự án theo kế hoạch, mục đích đề

ra, từ đó dẫn đến kết quả dự án thấp, thậm chí có dự án bị thất bại. Tuy nhiên, các trường hợp tiêu cực chỉ là cá biệt. Kết quả tích cực này là điều kiện thuận lợi để tiếp tục thu hút viện trợ trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu không quan tâm đúng mức

đến bồi dưỡng, tăng cường năng lực đối tác trong nước thì sẽ làm nản lòng các NGO quốc tế tài trợ, cũng như khó duy trì được nguồn tài trợ lâu dài.

Ở cả 3 trường hợp điển hình, tỷ lệ giải ngân viện trợ phi chính phủ quốc tế đều đạt mức cao (trên 50%), trong đó tỷ lệ giải ngân cao nhất là ở In-đô-nê-xia và thấp nhất là ở Nê-pan. Mức giải ngân viện trợ phi chính phủ quốc tế như vậy vượt xa mức giải ngân trung bình của ODA [12]. Tỷ lệ giải ngân phản ánh đúng năng lực của đối tác tiếp nhận viện trợ. In-đô-nê-xia có sự quan tâm của NGO quốc tế trong việc nâng cao năng lực đối tác trong nước và sự quan tâm, tạo điều kiện của nhà nước cho xã hội dân sự phát triển, nâng cao năng lực, do đó tỷ lệ giải ngân cao nhất trong các trường hợp điển hình. Trung Quốc có thể chế chặt chẽ và quan tâm đến

giám sát viện trợ, chính vì vậy đã góp phần nâng cao tỷ lệ giải ngân viện trợ phi chính phủ quốc tế, mặc dù so với 2 nước còn lại, các dự án viện trợ ở Trung Quốc có giá trị lớn, nội dung rộng và dài hạn hơn (tức là có xu hướng giải ngân khó hơn). Bên cạnh đó, tính bền vững của các dự án viện trợ ở 3 trường hợp điển hình đã

được NGO quốc tế quan tâm thực hiện theo đúng triết lý viện trợ cũng như yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của nước sở tại. Bên cạnh đó, với tác động nâng cao năng lực cho các đối tác trong nước và đối tượng thụ hưởng dự án viện trợ nói chung, kết quả của dự án viện trợ sẽ tiếp tục được các đối tác trong nước phát huy bằng các nguồn mà các tổ chức này tự khai thác với năng lực được nâng cao của mình, đảm bảo tính bền vững của dự án. Đây là yếu tố thuận lợi để tiếp tục thu hút thêm viện trợ phi chính phủ quốc tế, cũng nhưđảm bảo tính bền vững của nguồn lực này.

Ở cả 3 trường hợp điển hình, các NGO quốc tế đều được tạo điều kiện hoạt

động viện trợ trên nhiều lĩnh vực quan tâm của các tổ chức này, trong đó kể cả

những lĩnh vực “nhạy cảm” như dân chủ, nhân quyền, xã hội dân sự, giới... Với nhận thức “mở” của các nước trong tiến trình quốc tế hóa và hội nhập quốc tế, quan

điểm nói trên của các nước được khảo cứu là một điểm cộng để thu hút sự quan tâm của cộng đồng phi chính phủ, giúp huy động được những nguồn tài trợ mới, vào các lĩnh vực mới, mang tính đột phá giúp cho quá trình phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, cũng cần “mở cửa” một cách thận trọng, nhất là đối với các quốc gia có chế độ chính trị XHCN như Trung Quốc hay Việt Nam, để có thể kiểm soát các tác

động của viện trợ phi chính phủ quốc tế lên các lĩnh vực “nhạy cảm” nói trên một cách phù hợp, có lộ trình phù hợp với đặc thù văn hóa, chính trị-xã hội, không để

xảy ra biến động và hỗn loạn.

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước ở cả 3 trường hợp điển hình đều có những bất cập. Vẫn còn thiếu cam kết về chính sách của chính phủ đối với NGO quốc tế, chưa nhận thức đầy đủ và quan tâm đúng mức đến vai trò viện trợ của các tổ chức này, từ đó coi nhẹ công tác huy động, trong đó có nội dung quản lý nhà nước. Khuôn khổ pháp lý đối với khu vực phi chính phủ ở cả 3 trường hợp điển hình đều đang trong giai đoạn hoàn thiện, chưa đầy đủ, nhất là đối với NGO quốc

tế. Điều này làm cho các NGO quốc tế lúng túng, gặp khó khăn trong việc triển khai viện trợ, thậm chí có những trường hợp phải “lách luật” trong khi thực hiện. Bên cạnh đó, thiếu khuôn khổ pháp lý và thể chế cho NGO trong nước, cũng như thiếu mối quan hệ quản lý, hướng dẫn của chính phủ làm cho các tổ chức này có hiện tượng hoạt động lệch lạc, gắn với chủ nghĩa gia đình, thương mại hoá, vì lợi nhuận nhưđã điễn ra ít nhiều ở cả 3 nước được khảo cứu. Thêm vào đó, các NGO trong nước chưa đủ năng lực cần thiết trong quan hệ với NGO quốc tế. Hệ quả là có một số NGO quốc tế gây áp đặt trong chính sách tài trợ, làm cho các NGO trong nước phụ thuộc tài trợ. Còn xảy ra hiện tượng NGO quốc tế cạnh tranh với NGO trong nước trong việc huy động cùng nguồn lực quốc tế nhưđang diễn ra ở Trung Quốc, Nê-pan, In-đô-nê-xia. Có thể nói đây là yếu tố yếu nhất, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả thu hút và quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế, dễ dẫn đến các hoạt

động viện trợ lệch lạc, khó kiểm soát, không hiệu quả.

Một phần của tài liệu Huy động nguồn lực phi chính phủ quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội ở một số nước châu á đang phát triển (Trang 124 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)