Vào những năm 1960-1970, các NGO quốc tế bắt đầu quan tâm đến Việt Nam, khi đó đang có chiến tranh với Mỹ và cần cứu trợ nhân đạo. Các NGO này, chủ yếu là các tổ chức của Mỹ, hoạt động ở địa bàn Miền Nam để cứu trợ những người di cư từ miền Bắc vào miền Nam và các nạn nhân chiến tranh. Ngân khoản viện trợ trong giai đoạn này chủ yếu cũng từ Mỹ, trong đó có nguồn tài trợ từ chính phủ Mỹ cung cấp ngân quỹ cho các NGO gây ảnh hưởng để duy trì sự hiện diện và vai trò của Mỹở miền Nam Việt Nam.
Sau khi Việt Nam giành thắng lợi năm 1975, đa số NGO Mỹ rút ra khỏi nước ta do bị cắt giảm nguồn tài trợ. Bù lại là một làn sóng mới các NGO châu Âu bắt
đầu vào hoạt động tại miền Bắc và miền Trung, tạo ra một sự nhảy vọt về số lượng và giá trị viện trợ. Ngoài lĩnh vực nhân đạo, từ thiện, giải quyết hậu quả chiến tranh, các NGO quan tâm giúp khu vực kinh tế mới khôi phục sản xuất nông nghiệp và bắt
đầu triển khai một số dự án phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói nghèo [9].
Trong những năm 1980, trong bối cảnh Chiến tranh lạnh và bao vây cấm vận của Mỹđối với Việt Nam, cộng đồng phi chính phủ quốc tế không thừa nhận việc Việt Nam giúp giải phóng dân tộc Căm-pu-chia khỏi nạn diệt chủng, mà coi đó là sự xâm phạm chủ quyền của đất nước này, dẫn đến cắt giảm đáng kể cả về giá trị
viện trợ và số lượng các NGO quốc tế vào Việt Nam,.
Tuy nhiên với các nỗ lực hòa giải, bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ và thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, hội nhập với thế giới của Việt Nam từ giữa những năm 1990 đến nay, thêm vào đó là việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động phi chính phủ quốc tế, cũng như chính sách vận động tích cực của Việt Nam, cộng
đồng các NGO quốc tế bắt đầu lại quan tâm đến Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Hoạt động của các NGO quốc tế và kèm theo đó là dòng viện trợ vào Việt Nam bắt
đầu mang tính thường xuyên, ổn định, dần đi vào chiều sâu và có những bước đột phá quan trọng. Từ năm 1990 đến 2010, số lượng và giá trị viện trợ phi chính phủ
quốc tế đã tăng tương ứng là 7 lần và 30 lần. Tính ra nguồn viện trợ phi chính phủ
quốc tế hiện chiếm khoảng 1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Việt Nam đã thu hút
được các NGO lớn như Tổ chức Từ thiện Đại Tây Dương (Mỹ) với 30 triệu USD/năm, các tổ chức Ke, Plan Quốc tế, Tầm nhìn Thế giới, Ốc-pham, Tình nguyện Nước ngoài của Nhật, Quỹ Pho... với trung bình viện trợ mỗi tổ chức từ 10- 15 triệu USD/năm [2]. So với Trung Quốc, Nê-pan và In-đô-nê-xia, cộng động NGO quốc tế quan tâm đến Việt Nam chậm hơn, tuy nhiên mức độ quan tâm tỏ ra lớn hơn, biểu hiện ở cả số lượng NGO quốc tế và giá trị viện trợ của các tổ chức
này, cũng như tốc độ phát triển đều lớn hơn trong thời gian gần đây (xem Hình 3.1 và 3.2 và tham khảo các số liệu ở Phụ lục 5).
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết của Ban điều phối viện trợ nhân dân (1990-2010)
Hình 3.1: Diễn biến số lượng các NGO quốc tế ở Việt Nam trong thời gian qua
Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết của Ban điều phối viện trợ nhân dân (1990-2010)
Hình 3.2: Diễn biến giá trị viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam
Có thể thấy sự phát triển số lượng NGO quốc tế, giá trị và tỷ lệ giải ngân viện trợ phi chính phủ quốc tế vào Việt Nam trùng hợp với tiến trình Đổi mới ở
Việt Nam. Diễn biến huy động viện trợ phi chính phủ quốc tế chịu tác động tích cực của chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam, nhất là với Mỹ. Bên cạnh đó viện trợ phi chính phủ quốc tế cũng bị ảnh hưởng do khủng hoảng tài chính tiền tệ
và suy thoái kinh tế trên thế giới và trong khu vực. Quan sát này ở Việt Nam cũng trùng với các quan sát tương tự ở cả 3 nước được khảo cứu về sự phụ thuộc giữa viện trợ phi chính phủ quốc tế và mức độ “mở” của chính sách và thay đổi thể chế, cũng như tình hình quan hệ với các nước lớn, đặc biệt là Mỹ.
Các NGO quốc tế tăng cường quan tâm đến Việt Nam bắt đầu từ giữa những năm 1990 trùng hợp với bối cảnh chính sách đổi mới về đối ngoại, kinh tế-xã hội, hội nhập quốc tế, mở cửa của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể
quốc tế hoạt động hợp tác và hỗ trợ tại Việt Nam, trong đó có các NGO quốc tế. Bên cạnh đó, Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý liên quan đến công tác vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ quốc tế, đặc biệt là “Quy chế về hoạt
động của các NGO quốc tế tại Việt Nam” ban hành năm 1996, tạo điều kiện hình thành cơ chế viện trợ áp dụng phù hợp với cách thức mà các NGO quốc tế mong muốn được triển khai dự án trực tiếp đến cấp cơ sở địa phương Việt Nam. Các chính sách và khuôn khổ pháp lý này cũng tạo tâm lýổn định cho các NGO quốc tế
khi tiến hành các dự án tại Việt Nam. Cũng vào thời gian này, năm 1995, Mỹ bỏ
cấm vận và bình thường hoá quan hệ với Việt Nam, góp phần tăng số lượng các NGO Mỹ vào hoạt động tại Việt Nam. Có thể thấy tác động của các yếu tố tích cực trong giai đoạn 1994-1996 tạo bước nhảy vọt về số lượng NGO quốc tế với mức tăng trưởng trung bình khoảng 50%/năm. So sánh cả về số lượng và giá trị viện trợ, Việt Nam xếp sau Trung Quốc, tương đương In-đô-nê-xia và trước Nê-pan, trong khi Việt Nam mở cửa cho NGO quốc tế muộn hơn nhiều các nước nói trên. Điều này cho thấy sự quan tâm đáng kể của khu vực NGO quốc tế đến Việt Nam cũng như sự quan tâm của Việt Nam đến khu vực này.
Cuối những năm 1990 cho đến 2003, có biểu hiện chững lại cả về số lượng NGO quốc tế và giá trị viện trợ phi chính phủ quốc tế chung và viện trợ của từng tổ
chức, đặc biệt là các tổ chức lớn. Nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế, tài chính tiền tệ ở nhiều nước phát triển, cũng là các nước tài trợ, và ở ngay khu vực Đông Nam Á làm cho nguồn tài trợ cho các NGO này bị giảm. Mặt khác, tình hình kinh tế-xã hội của Việt Nam tiếp tục phát triển theo hướng tích cực làm cho Việt Nam không còn là nơi ưu tiên cao trong chương trình viện trợ của nhiều NGO quốc tế. Rõ ràng, khủng hoảng tài chính, tiền tệ, suy thoái kinh tế có tác động chung đến viện trợ phi chính phủ quốc tế cho các nước đang phát triển. Trung Quốc, Nê-pan, In-đô-nê-xia và cả Việt Nam cũng chịu tác động của xu thế này.
Giai đoạn từ năm 2003 cho đến nay, trong bối cảnh nhiều nước phát triển đã
ổn định kinh tế, khu vực Đông Nam Á cũng dần hồi phục với sự trở lại của dòng vốn đầu tư, viện trợ phi chính phủ quốc tế cũng có biểu hiện tăng trở lại. Bên cạnh
đó, Việt Nam có chủ trương và triển khai trên thực tế các chính sách tạo điều kiện cho các NGO quốc tế hoạt động và nâng cao hiệu quả thực hiện dự án. Viện trợ phi chính phủ quốc tế tập trung vào chiều sâu với giá trị tăng cao ở một số NGO lớn, với các dự án lớn, dài hạn. Đối với cộng đồng quốc tế, Việt Nam ngày càng được
đánh giá là nước thực hiện hiệu quả các chương trình viện trợ NGO quốc tế. Thêm vào đó, các nhà tài trợ cũng đánh giá Việt Nam có những tiến bộ và thành công trong việc thực hiện MDG, nhất là xóa đói nghèo và phát triển kinh kế-xã hội. Chính phủ các nước phát triển tiếp tục cam kết tài trợ cho Việt Nam, tăng cường viện trợ ODA, mà một phần trong đó được chuyển cho các NGO của các nước này triển khai dự án tại Việt Nam. Đặc biệt tháng 11/2003 đã diễn ra Hội nghị quốc tế
về hợp tác giữa Việt Nam và các NGO quốc tế. Hội nghị này đã thu hút sự quan tâm phi chính phủ quốc tế và tạo ra các cơ hội viện trợ mới. Lần đầu tiên các NGO quốc tế đã đồng ý cam kết viện trợ. Nhờ đó, giá trị viện trợ tăng đột biến trong giai đoạn 2003-2005 với mức tăng trưởng trung bình 50%/năm, và tiếp tục tăng trưởng đều ở
mức 20%/năm cho đến nay. Số lượng các NGO quốc tếđăng ký hoạt động tại Việt Nam tăng trung bình 8%/năm. Đây là một diễn biến đặc thù của Việt Nam. Rõ ràng
diễn biến hồi phục và tăng cường mạnh mẽ viện trợ phi chính phủ quốc tế không xảy ra rõ nét ở Trung Quốc, Nê-pan hay In-đô-nê-xia như đã xảy ra tại Việt Nam.
Điều này có thểđược lý giải bởi nỗ lực và cam kết cao hơn của Việt Nam đến thu hút sự quan tâm của cộng đồng NGO quốc tế qua các hành động cụ thể.
Cùng với sự tăng trưởng về giá trị viện trợ phi chính phủ quốc tế, tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ này cũng hết sức khả quan trong thời gian qua với mức giải ngân trung bình 57% và đang có xu hướng tăng lên [2]. Cụ thể, viện trợ phi chính phủ
quốc tế đã đạt mức giải ngân cao hơn so với mức giải ngân trung bình của FDI và ODA chỉ ở mức 30-40% [3]. Nguyên nhân của kết quảđó một phần là do các NGO quốc tế quy mô nhỏ, luôn bám sát cơ sở, quản lý viện trợ chặt chẽ, thực hiện công tác chuẩn bị cho dự án chu đáo, một phần là do năng lực thực hiện dự án của cơ sở
cũng tăng lên rất nhiều.
Theo xuất xứ, các tổ chức Bắc Mỹ và châu Âu vẫn chiếm đa số với tương
ứng 41% và 42% tổng số NGO quốc tế; bên cạnh đó đã xuất hiện một số NGO khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chính phủ các nước phát triển, đặc biệt là Nhật Bản, Pháp, Úc, Mỹ, Hà Lan, Đan Mạch, Ca-na-đa tiếp tục tài trợ cho các NGO của các nước này, cũng như các NGO quốc tế hoạt động viện trợ tại Việt Nam. Các tổ
chức quốc tế đa phương như ADB, UNDP, WB, UNICEF, Quỹ Dân số của UN cũng mời các NGO tham gia dự thầu và triển khai dự án viện trợ phát triển tại Việt Nam. Cơ cấu NGO quốc tế này cũng phù hợp với các quan sát chung tại 3 nước
được khảo sát nói trên cũng như nhiều nước đang phát triển ở châu Á.
Chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ quốc tế tiếp tục phát triển theo chiều sâu với một số điều chỉnh về lĩnh vực. Nội dung và hình thức viện trợ thay
đổi theo hướng tập trung vào viện trợ phát triển thay cho viện trợ khẩn cấp và cấp tín dụng trực tiếp thay vì viện trợ hàng hóa. Nếu trước năm 1988, viện trợ khẩn cấp chiếm đa số thì từ năm 1993 trở đi, các dự án phát triển dài hạn như thủy lợi, trổng rừng, chăn nuôi, canh tác, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, chăm sóc sức khỏe ban
ngày càng nhiều trong khuôn khổ các chương trình phát triển nông thôn tổng hợp, y tế cộng đồng, đào tạo nghề và tạo việc làm. Các loại hình dự án này hiện đã chiếm hơn 60% tổng giá trị viện trợ phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam [1]. Việc thay đổi phương thức, nội dung viện trợ gắn với bối cảnh khu vực phi chính phủ trên thế giới chuyển hướng hoạt động với triết lý “cho cần câu thay vì cho cá”. Đây cũng là xu hướng chung của NGO quốc tế, đã diễn ra ở cả 3 nước được khảo sát và các nước
đang phát triển khác ở châu Á.
Về lĩnh vực hoạt động, các dự án trong lĩnh vực phát triển, giáo dục, y tế
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Các NGO quốc tế quan tâm đến giúp người dân, nhất là nhóm người nghèo, phụ nữ, dân tộc thiểu số và các nhóm chịu thiệt thòi khác trong xã hội các dự án tăng thu nhập, phát triển nông thôn, phát triển kinh tế hộ gia đình
để có thể thoát nghèo và tiến tới phát triển bền vững. Lĩnh vực này chiếm 25-30% viện trợ phi chính phủ quốc tế và có xu hướng tiếp tục tăng lên [1]. Đặc biệt trong khi rất khó hướng ODA và FDI vào khu vực nông nghiệp và nông thôn thì viện trợ
phi chính phủ quốc tếđã giúp lấp đi khoảng trống này của các nguồn vốn bên ngoài, góp phần tích cực cho công cuộc hiện đại hóa nông thôn của Việt Nam.
Cùng với lĩnh vực phát triển kinh tế, các lĩnh y tế, xã hội và giáo dục cũng
được các NGO quốc tế quan tâm. Giá trị viện trợ cho các dự án thuộc lĩnh vực này thường chiếm 20-25% tổng giá trị viện trợ. Đây là khu vực hoạt động viện trợ phi chính phủ quốc tế nhằm khắc phục khoảng trống mà khu vực nhà nước và tư nhân không đảm nhận nổi. Riêng lĩnh vực viện trợ khẩn cấp đã bị thu hẹp và có xu hướng ngày càng giảm dần. Các lĩnh vực ưu tiên viện trợ phi chính phủ quốc tế tập trung chủ yếu vào thực hiện MDG. Đây là điểm chung so với các lĩnh vực hoạt động viện trợ ở 3 nước được khảo cứu nói trên. Riêng ở Việt Nam, do đang trong giai đoạn
đầu chuyển đổi cơ chế, đổi mới thể chếđể phát triển kinh tế nên các lĩnh vực cơ bản
được ưu tiên hơn, cũng giống nhưở Nê-pan, so với các lĩnh vực đặc thù nhưđã thấy
Chú giải: (1) Phát triển kinh tế, (2) Y tế, (3) Xã hội, (4) Giáo dục, (5) Môi trường, (6) Cứu trợ khẩn cấp
Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ban điều phối viện trợ nhân dân (2010)
Hình 3.3: Phân bố lĩnh vực viện trợ phi chính phủ quốc tế ở Việt Nam
Các lĩnh vực khác bắt đầu được một số NGO quốc tế chú ý như bảo vệ môi trường, rà phá bom mìn, nguồn nước sông Mê Kông, thuỷ điện, truyền thông...; tuy nhiên vẫn còn được đầu tư hết sức hạn chế. Gần đây, có sự phân chia các ưu tiên của viện trợ phi chính phủ quốc tế. Các NGO châu Âu tỏ ra quan tâm nhiều hơn đến phát triển kinh tế và xã hội; các NGO Mỹ quan tâm nhiều đến y tế, giáo dục; các NGO châu Á-Thái Bình Dương tỏ ra quan tâm nhiều đến các dự án môi trường.
Nhiều NGO quốc tế nhận tài trợ của chính phủ, hoặc nguồn ODA chuyển quan kênh phi chính phủ. Do đó các tổ chức này bị ảnh hưởng bởi chính sách của chính phủ nước đó, tập trung viện trợ hướng vào các lĩnh vực chính phủ nước đó ưu tiên. Các NGO Mỹ như Quỹ Pho, Quếch-cơ, Dịch vụ Cứu trợ Nhà thờ, Dịch vụ
Tình nguyện Nước ngoài thiên về viện trợ nhân đạo giúp trẻ em tàn tật, đào tạo cán bộ trẻ; các NGO châu Âu như tổ chức Hành động Viện trợ (Anh), Bác sĩ không biên giới (Pháp), Bánh mì Thế giới (Đức) và của Úc như Liên minh Viện trợ Nước ngoài, Quỹ Nhân dân châu Á-Thái Bình Dương, Quỹ Phờ-rét Hô-lâu thiên về các dự án có tính phát triển bền vững, môi trường, xây dựng hạ tầng và thủy lợi nhỏ.
Viện trợ phi chính phủ quốc tế tập trung ở những thành phố lớn với giá trị